4. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Thảo luận kết quả
4.4.1 Tính đa cảm gia tăng sẽ làm giảm căng thẳng trong công việc
Petrides và Furnham (2001) đã định nghĩa tính đa cảm là khả năng nhận thức cảm xúc của bản thân cũng như của người khác, sự đồng cảm, biểu hiện cảm xúc của bản thân và quản lý các mối quan hệ.
Nhân tốtính đa cảm (giá trị trung bình = 2,4526) tác động ngược chiều lên căng thẳng
trong công việc với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa bằng -0,278.Nhân viên kế tốn có
tính đa cảm thấp sẽ khơng hiểu rõ được cảm xúc của mình trong mọi tình huống, từ đó, cảm thấy bị căng thẳng vì khơng biết được cảm xúc của mình có đúng trong tình huống đó hay khơng. Đồng thời anh ta hay chị ta sẽ không hiểu được nhu cầu và mong muốn của đồng nghiệp, nhà quản lý – một khi đã không hiểu được đồng nghiệp và nhà quản lý mong muốn gì ở mình thì có thể xảy ra những xung đột gây ra căng thẳng khơng đáng có. Mặt khác, khơng bày tỏ được cảm xúc thì sẽ không thể hiện được hoặc không biết cách thể hiện điều mình mong muốn trong cơng việc hiện tại, từ đó, dẫn đến hồn thành cơng việc đó trong trạng thái lo lắng, căng thẳng.
Trong một công ty hay trong một phịng ban, có thể nhận thấy rằng mối quan hệ trong công việc không chỉ là mối quan hệ giữa nhân viên với quản lý mà mối quan hệ với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến căng thẳng trong cơng việc của nhân viên. Khi một người khơng có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ thì người đó sẽ có thể gặp rất nhiều khó khăn trong cơng việc của mình, từ đó, dẫn đến những áp lực, xung đột xảy ra và cuối cùng là căng thẳng xuất hiện.
Trang 65 Kết quả nghiên cứu phản ánh thực tế là, tính đa cảm ảnh hưởng ngược chiều lên căng thẳng trong công việc của nhân viên. Do dó, một nhân viên có tính đa cảm cao thì sẽ giảm được căng thẳng trong công việc.