Yêu cầu vềvăn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh khách

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VĂN HÓA NHÀ HÀNG TẠI NHÀ HÀNG DUYÊN ANH (Trang 54 - 57)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2. Cở sở thực tiễn

2.3. Yêu cầu vềvăn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh khách

sạn nhà hàng

Vì nhà hàng khách sạn à loại hình doanh nghiệp đắc biệt hoạt động trong lĩnh vực lịch vụ nên văn hóa kinh doanh là một yêu cầu nhất định phải có. Văn hóa kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn được thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua các tiêu chí

Khơng gian, khung cảnh

Đối với các doanh nghiệp nói chung việc bài trí khơng gian lịch sự, đẹp mắt rất quan trong trong việc giành được thiện cảm từ phía người lao động, đối tác, khách hàng,…

Một khung cảnh, khơng gian mơi trường làm việc đảm bảo được tính thẩm mỹ sẽ kích thích sự hăng say làm việc và mong muốn cống hiến của người lao động,.. đối với loại hình kinh doanh khách sạn nhà hàng thì yếu tổ này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Nhà hàng hay khách sạn là những điểm dừng chân trong hệ thống nghĩ dưỡng, vì vậy u cầu về tính thẩm mỹ rất là cao. cách bài trí thể hiện sự ấn tượng còn mang theo hơi thở của nền văn hóa riêng biệt thể hiện trên từng đường nét kiến trúc và bài trí. Một vài ví dụ về văn hóa bài trí, lựa chọn kiến trúc cho khách sạn trên thế giới ta có thể kể đến: khách sạn Hotel de Paris có vị trí đặc biệt nằm tại khu Place Du Casino, mang phong cách thượng lưu, xa hoa nhưng lại có sự khoát đạt của miền Địa Trung Hải

Thái độ cư sử của người lao động

Thường khách sạn và nhà hàng nào cũng có những quy định về thái độ ứng xử của nội bộngười lao độngđối với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của các khách sạn, nhà hàng cần phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dân tộc. Một số tiêu chí về thái độ ứng xử được coi là chuẩn mực cho nhiều nền văn hóa nói chung trên thế giới: luôn vui vẻ khi tới nơi làm việc, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, người lao động tích cực,… Tất cả các yếu tố này tạo nên một khơng khí làm việ và hợp tác gắn kết với nhau.

Hành vi giao tiếp của các thành viên trong doanh nghiệp

Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng,… là các hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong nhà hàng khách sạn. Đối với các doanh nghiệp thông thường các điều kiện này đã quan trong nhưng đói với các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn thì điều này còn mang yếu tố quyết định. Bởi lẽ với các khách sạn nhà hàng thì thái độ phục vụ của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc khách hàng có quay trở lại hay khơng. Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng vì nó luôn để lại ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và bên cạnh đó cịn thể hiện tính văn hóa của khách sạn hay nhà hàng đó. Vì vậy cần phải có quy định thống nhất về hành vi giao tiếp trong nội bộ. Trong quy chế văn hóa cơng sở của chính phủ có các hành vi cấm như: cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm suwr dụng đồ uống có cịn tại cơng sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo thương mai,… khách sạn nhà hàng cũng là doanh nghiệp, vì vậy cần có nội quy nêu rõ các hành vi bị cấm như trên.

Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật,… thể hiệ trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp, nhưng khơng vì thế mà đánh giá quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa doanh nghiệp. Có nhiều đơn vị khơng có điều kiện để tổ chức các sự kiện thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao thường xun, khơng có đội bóng lớn,.. những lại có các giá trị văn hóa rất cao ở các chỉ số khách. Có doanh nghiệp tốn nhiều tiền và thời gian và tiền của cho các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho doanh nghiệp nhưng lại không nắm chắc được các nội dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc, lại thiếu đi sự quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn lại uy tín của doanh nghiệp.

Ban lành đạo của khách sạn nhà hàng nếu không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa trong doanh nghiệp, không gương mẫu trong cả cuộc sống lẫn cơng việc, thì khó duy trì và phát triển được các giá trị nền tảng của văn hóa tại doanh nghiệp đó.

Chẳng hạn như một số khách sạn lớn, ban quản lý thường thểhiện sự quan tâm của mình đến người lao động mọi bộ phận bẳng cách tổ chức các bữa tiệc sinh nhật theo chủ đề nhân các ngày lễ, kỳ nghĩ hoặc vào các dịp sinh nhật của người lao động,… điều này thể hiện rất rõ văn hóa doanh nghiệp tại các nhà hàng khách sạn, và đây cũng chính là sợi dây kết nối ban quản lý doanh nghiệp với các người lao động. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản trị doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NHÀ HÀNG DUYÊN ANH

2.1 Tổng quan vềnhà hàng Duyên Anh2.1.1. Vị trí nhà hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VĂN HÓA NHÀ HÀNG TẠI NHÀ HÀNG DUYÊN ANH (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w