6. Bố cục của luận văn
1.2 Cấu trúc, cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng
1.2.1 Cấu trúc, thành phần của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố là: nhà cung cấp, đơn vị sản xuất và khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
Nhà cung cấp:
Là các công ty bán các sản phẩm, dịch vụ là nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất cho nhà máy (theo hình vẽ trên). Thơng thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm hay các chi tiết cấu thành sản phẩm cuối cùng.
Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm. Các sản phẩm có thể là các ngun liệu thơ, bán thành phẩm hoặc là thành phẩm hoàn chỉnh. Nhà máy của nhà sản xuất sẽ là nơi sử dụng các nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về sản xuất sẽ được sử dụng tối đa tại nhà máy của đơn vị sản xuất nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản
Hình 1.3: Chuỗi cung ứng mở rộng
(Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos.)
Khách hàng:
Là những người tiêu dùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để sử dụng. –Một khách hàng có thể mua một sản phẩm của nhà sản xuất này rồi kết hợp với một sản phẩm của một nhà sản xuất khác tạo thành một bộ sản phẩm rồi bán cho một khách hàng khác. Hoặc người tiêu dùng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm – mua hàng với mục đích sử dụng
Hiện nay, một chuỗi cung ứng ngồi các yếu tố nói trên thì thường bao gồm nhiều bên tham gia như nhà phân phối của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đơn vị vận tải nguyên vật liệu, nhà phân phối các sản phẩm của đơn vị sản xuất (nhà bán buôn, nhà bán lẻ), các đơn vị vận tải, quản lý kho vận các sản phẩm của đơn vị sản xuất tạo thành một chuỗi cung ứng mở rộng. Nhiều chuỗi cung ứng liên kết với nhau khi mà một sản phẩm của đơn vị sản xuất này lại là nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất khác và chuỗi cung ứng chỉ kết thúc khi người tiêu dùng cuối cùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để tiêu dùng.
Nhà phân phối:
Là những công ty nhận một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất rồi thực hiện việc giao một nhóm những dịng sản phẩm liên quan đến khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ. Nhà phân phối mua hàng của nhà sản xuất với một khối lượng lớn và bán cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng cá nhân thường mua hoặc bán một số lượng lớn cho nhà bán lẻ.
Nhà phân phối giúp cho nhà sản xuất tránh được tác động của biến động thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa song song với việc tiến hành nhiều cơng tác bán hàng, tìm kiếm khách hàng và phục vụ khách hàng.
Cách thức hoạt động đặc trưng của nhà phân phối là mua một khối lượng hàng hóa lớn từ nhà sản xuất, lưu kho và đem bán lại cho các nhà bán lẻ, hoặc người tiêu dùng là các doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn. Đồng thời, nhà phân phối còn thực hiện một số hoạt động như quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hoặc hỗ trợ khách hành và cung cấp dịch vụ hậu mãi.
Nhà cung cấp dịch vụ:
Là những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc thậm chí là cả khách hàng. Thường thì nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một dịch vụ đặc thù mà chuỗi cung ứng đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt phục vụ cho cơng việc đó để thực hiện các cơng việc đặc thù có hiệu quả hơn.
Nhà cung cấp dịch vụ thường hoạt động trong các lĩnh vực như Logistics, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, PR (Public Relation), quảng cáo, công nghệ thông tin…
Đại diện tiêu biểu là những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu kho hàng hóa. Đây là những cơng ty cung cấp dịch vụ xe tải, kho hàng, quản lý kho hàng phục vụ cộng đồng với địa vị là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải.
Ngồi ra, cịn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác hoạt động ở mảng công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu. Tất cả họ đều ít nhiều đang bị lơi kéo tham gia vào vòng quay của các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng.
1.2.2 Các thức hoạt động của chuỗi cung ứng
Theo Chopra và Meindl thì các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định nhằm tác động vào năm lĩnh vực để từ đó xác định rõ năng lực chuỗi cung ứng của mình là: Sản xuất, Hàng hóa, Lưu kho, Địa điểm, Vận tải và Thơng tin. Năm lĩnh vực đó được gọi là những “động năng chính” có thể quản lý được, đồng thời tạo ra hiệu suất cần cho một chuỗi cung ứng. Mỗi động năng có khả năng tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng và tạo ra những hiệu quả cụ thể. Chính vì vậy, cần phải có những hiểu biết cặn kẽ cùng cách thức vận hành của mỗi động năng nhằm để quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.
Sản xuất (làm gì, làm như thế nào, làm khi nào):
Một trong những vấn đề lớn trong quyết định sản xuất mà các nhà quản lý cần phải trả lời thỏa đáng là làm thế nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt trước những sự thay đổi và hiệu quả sản xuất. Thường thì các nhà máy lớn, sản xuất với công suất cao sẽ phản ứng vô cùng chậm chạp trước các thay đổi của nhu cầu thị trường. Mặt khác, việc sản xuất liên tục với cơng suất cao thì tốn nhiều chi phí, nhưng nếu sản xuất khơng hết cơng suất của nhà máy thì sản xuất lại khơng hiệu quả, khấu hao máy móc chậm và khơng tạo ra thu nhập. Chính vì vậy, để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì đầu tiên cần phải trả lời được câu hỏi là làm thế nào
Hình 1.4: Ví dụ về một chuỗi cung ứng mở rộng:
để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt trước những sự thay đổi và hiệu quả sản xuất.
Hàng hóa lưu kho (chi phí sản xuất và lưu trữ):
Hàng hóa lưu kho xuất hiện tồn bộ trong chu trình vận động của chuỗi cung ứng, bao gồm mọi thứ được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng nắm giữ từ nguyên vật liệu thô đầu vào cho đến thành phẩm. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp cho doanh nghiệp hay tồn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường. Thế nhưng, việc sản xuất và nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho lại tốn nhiều chi phí và khơng hiệu quả. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong quản lý chuỗi cung ứng, chi phí lưu kho phải ở mức thấp nhất.
Địa điểm (nơi nào tốt nhất, để làm gì):
Để sản xuất ra được sản phẩm thì cần mua nguyên vật liệu ở đâu, cần vận chuyển nguyên vật liệu bao xa để đến được nhà máy sản xuất, các sản phẩm sản xuất sẽ được tiêu thụ ở đâu, việc phân phối các sản phẩm sản xuất từ nhà máy đến địa điểm của khách hàng với khoảng cách bao xa, các nhà máy sẽ được đặt ở địa điểm nào, gần nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay gần nơi khách hàng tiêu thụ sản phẩm, liệu có nên tập trung các nhà máy sản xuất tại một số ít các địa điểm để đạt được các hiệu quả kinh tế hay cắt giảm các hoạt động ở các địa điểm quen thuộc với khách hàng và nhà cung cấp nhằm vận hành linh hoạt hơn… đó là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng.
Để lựa chọn được một địa điểm thích hợp thì cần cân nhắc một loạt các yếu tố liên quan như chi phí th đất, nhân cơng, cơ sở hạ tầng, hệ thống ngân hàng, thuế, các chính sách của chính phủ, địa phương. Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí và hiệu suất của chuỗi cung ứng và mang tính chiến lược vì chúng cam kết mang lại con số doanh thu khổng lồ cho các kế hoạch dài hạn.
Đảm nhận việc di chuyển mọi thứ từ các nguyên vật liệu đầu vào đến các sản phẩm đầu ra giữa các nơi trong chuỗi cung ứng. Trong vận tải, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được thể hiện thông qua các phương tiện vận tải được lựa chọn và phương thức vận tải. Thơng thường có 6 loại phương tiện vận tải mà một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể lựa chọn là tàu biển, đường sắt, đường ống, xe tải, máy bay và vận tải dạng điện tử. Mỗi một phương thức vận tải có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Phương thức vận tải hàng khơng thì rất nhanh và linh hoạt nhưng chi phí lại quá cao. Phương thức vận tải như tàu biển, xe lửa có chi phí thấp nhưng lại chậm và kém linh hoạt. Phương thức vận tải dạng điện tử thì chỉ dùng để chuyển tải thông tin, dữ liệu, năng lượng điện… Chi phí vận tải có thể chiếm đến một phần ba chi phí hoạt động của tồn bộ chuỗi cung ứng nên những quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương thức vận tải rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Dựa vào những phương tiện vận tải khác nhau cùng với địa điểm của các nhà xưởng, trung tâm phân phối, các nhà quản lý cần thiết kế tuyến đường vận tải cũng như mạng lưới phù hợp sao cho tính cân bằng giữa sự linh hoạt và hiệu quả kinh tế là cao nhất.
Thông tin (cơ sở để ra quyết định):
Có thể nói, thơng tin là nguồn dinh dưỡng cho hệ thống SCM, là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động cơ chi phối chuỗi cung ứng. Nếu thông tin là chuẩn xác thì hệ thống SCM sẽ mang lại những kết quả chính xác. Ngược lại, nếu thơng tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng.
Trong phạm vi một cơng ty thì việc có được nguồn thơng tin phong phú, chính xác có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định điều hành sản xuất hiệu quả, đồng thời, dự báo chính xác nhu cầu của tương lai để xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn.
Trong phạm vi một chuỗi cung ứng thì các cơng ty chia sẻ với nhau càng nhiều thông tin về nguồn cung sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, các dự đoán về thị trường cũng như kế hoạch sản xuất thì hoạt động kinh doanh của họ càng linh hoạt hơn. Tuy nhiên các công ty cũng cần phải cân nhắc những rủi ro trong việc chia sẻ thông tin cho các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào thì thơng tin cũng được sử dụng nhằm hai mục đích là:
Phối hợp các hoạt động hàng ngày liên quan đến việc vận hành bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải thông qua các thơng tin về cung cầu hàng hóa, các cơng ty trong chuỗi cung ứng sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu, mức độ tồn kho an toàn thế nào, vận chuyển ra sao cũng như các địa điểm lưu kho, dự trữ ở đâu là tốt nhất.
Dự đoán và lên kế hoạch để thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường trong tương lai từ việc thiết lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý đến những quyết định chiến lược như đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, thâm nhập thị trường mới hay rút lui khỏi thị trường hiện tại.
1.3 Vai trò, xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng.
1.3.1 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng có vai trị rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu như quản trị chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào việc tối ưu hóa q trình ln chuyển của nguyên vật liệu đầu vào và phân phối hiệu quả sản phẩm đầu ra.
Nếu như một doanh nghiệp hoạch định kế hoạch tốt và có các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp thì nhiều khả năng doanh nghiệp đó sẽ gặt hái được nhiều thành công. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp khơng hoạch định tốt, khơng có các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng phù hợp như chọn sai nguyên vật liệu đầu vào, phân phối sản phẩm đầu ra khơng hiệu quả, tính tốn hàng tồn kho khơng phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng phân phối, hoặc thậm chí tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo, khơng tối ưu thì khả năng thất bại là rất lớn.
Quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing chiến lược. Chính quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trị then chốt trong việc phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí phân phối.
Bên cạnh đó, quản chị chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nhờ vào việc hoạch định kế hoạch sản xuất tốt, kết hợp các yếu tố nguyên liệu đầu vào hiệu quả, giảm thiểu việc thay đổi, dừng sản xuất giữa chừng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tối ưu hóa cơng suất sản xuất, khấu hao nhanh và nhanh thu hồi vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc ứng dụng một hệ thống quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích, thu thập được dữ liệu và lưu giữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau như tổng hợp nhu cầu trong quá khứ kết hợp với nhu cầu hiện tại để dự báo nhu cầu của tương lai nhằm hoạch định kế hoạch một cách đúng đắn hoặc cũng từ phân tích dữ liệu quá khứ kết
[1] Nguyễn Tuyết Mai (2006), website: www.bwportal.com.vn: Tìm hiểu về supply hợp với dữ liệu hiện tại để xác định số lượng tồn kho an tồn giúp giảm chi phí lưu kho và phân phối hiệu quả. [1]
1.3.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng
1.3.2.1 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trên Thế Giới
Sự phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới trong tương lai sẽ gắn chặt với sự phát triển bền vững. Điều này nhằm để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng khi mà họ không chỉ tiêu dùng sản phẩm để thõa mãn nhu cầu mà cịn tiêu dùng có trách nhiệm hơn. Người tiêu dùng ở các nước đang phát triển đang ngày càng ý thức hơn các vấn đề về môi trường và thường sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với mơi trường. Người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi như Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ hay Nam Phi cũng đang đi theo hướng tiêu dùng này và đây sẽ là những thị trường chính trong một tương lai không xa. Xu hướng đơ thị hóa, cuộc sống ngột ngạt, ồn ào, tắc nghẽn giao thơng, vệ sinh an tồn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm thường ngày đối với nhiều người, nhu cầu địi hỏi nâng cao chất lượng cuộc sống chính vì thế mà trở nên bức thiết hơn. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa một cách bền vững đang và sẽ trở thành nhu cầu chính trong tương lai. Các chuỗi cung ứng, chính vì vậy cũng phải theo xu hướng phát triển nhu cầu đó để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng với các tiêu chí an tồn, tiết kiệm, ổn định và thân thiện với môi trường. Trong tương lai các chuỗi cung ứng ngoài việc đáp ứng các mục tiêu hiện tại như hàng hóa ln có sẵn với chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì các chuỗi cung