XK hàng năm của Unilever Việt Nam chiếm khoảng trên dưới 10% trong tổng doanh thu, khoảng 90% cịn lại là bán hàng trong nước. Trong đó thì kênh bán hàng chính của Unilever Việt Nam vẫn là kênh bán hàng
truyền thống (General Trade - GT) như chợ, nhà phân phối trung gian và nhà bán lẻ, mang lại khoảng 70% doanh thu hàng năm cho Unilever. Kênh bán hàng còn lại là kênh bán hàng hiện đại (Modern Trade – MT) mang về khoảng 20% doanh thu hàng năm. Điều này phản ánh đúng bản chất của thị trường Việt Nam nơi mà hơn 70% dân số sinh sống ở nông thôn với việc mua bán chủ yếu diễn ra ở các chợ và nhà bán lẻ.
2.2.4 Xuất khẩu ra nước ngoài
Hoạt động kinh doanh XK ra nước ngoài của Unilever Việt Nam chủ yếu là kinh doanh XK nội bộ giữa các thành viên thuộc tập đoàn Unilever.
Doanh thu XK của Unilever Việt Nam trong 2 năm gần đây tương đối ổn định ở mức khoảng 55 triệu USD mỗi năm (chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu của Unilever Việt Nam).
Về sản lượng, hiện Unilever Việt Nam đang XK các sản phẩm của mình đến gần 30 quốc gia, nhưng trong đó 9 cơng ty thành viên thuộc tập đồn Unilever NK từ Việt Nam nhiều nhất là Unilever Đài Loan, Unilever Hồng Kông, Unilever Thái Lan, Unilever Campuchia, Unilever Malaysia, Unilever Ghana, Unilever Philippines, Unilever Indonesia và Unilever Market Development Africa (Nam
Phi). Sản lượng XK tới 9 công ty thành viên chiếm hơn 80% tổng sản lượng XK của Unilever Việt Nam.
Bảng 2.3: Sản lượng, doanh thu XK của Unilever Việt Nam 2009-2010
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng Regional Sourcing, tháng 01/2011)
Về doanh thu, tương tự như sản lượng thì doanh thu XK đến 9 cơng ty nói trên cũng chiếm hơn 80% doanh thu XK của Unilever Việt Nam, đứng đầu là Unilever Taiwan. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 trở đi, theo kế hoạch của UAPL, Unilever Taiwan khơng cịn NK hàng từ Việt Nam nữa, tồn bộ cơng suất sản xuất từ việc ngừng sản xuất hàng cho Taiwan sẽ được dành để sản xuất hàng cho Philippines, và do đó từ năm 2011 trở đi, Unilever Philippines sẽ là công ty NK lớn nhất từ Unilever Việt Nam (bảng 2.4 sản lượng và doanh thu XK ngành hàng nước xả vải 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy điều đó).
Bảng 2.4: Sản lượng và doanh thu XK ngành hàng nước xả vải năm 2009-2010
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng Regional Sourcing, tháng 01/2011)
Sản lượng XK nước xả vải của Unilever Việt Nam trong hai năm gần đây chủ yếu là XK đi Đài Loan và Hồng Kông với hơn 20,000 tấn mỗi năm, chiếm hơn 2/3 sản lượng nước xả vải XK của Unilever Việt Nam. Tuy nhiên, theo kế hoạch của UAPL, thì đến cuối năm 2011, Unilever Đài Loan sẽ khơng cịn NK nước xả vải từ Việt Nam nữa mà sẽ sử dụng bên gia công thứ 3 tại Đài Loan để sản xuất nước xả vải. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2011 trở đi, Philippines, Hồng Kông và Nam Phi sẽ là 3 nước NK sản phẩm nước xả vải lớn nhất từ Unilever Việt Nam.
Bảng 2.5: Sản lượng và doanh thu XK nước xả vải 6 tháng đầu năm 2011.
Sau 6 tháng đầu năm 2011 thì 4 nước NK sản phẩm nước xả lớn nhất từ Unilever Việt Nam là Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, và Nam Phi. Riêng đối với Unilever Nam Phi mới bắt đầu NK sản phẩm nước xả vải từ Việt Nam từ tháng 5 năm 2011 nhưng sản lượng NK đã chiếm 10.18% tổng sản lượng XK nước xả vải của Unilever Việt Nam.
Theo kế hoạch từ đầu năm thì trong năm 2011, Unilever Việt Nam sẽ XK sản lượng nước xả vải đạt 35,000 tấn tương ứng với mức doanh thu vào khoảng 29.5 triệu USD, chiếm 3.3% doanh thu của tồn Unilever Việt Nam.
2.2.5 Tình hình tài chính
Tổng số vốn đầu tư của Unilever vào thị trường Việt Nam vào khoảng 120 triệu USD nằm trong 2 công ty được phân bổ như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư của Unilever tại Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ website www.unilever.com.vn của Unilver Việt Nam, tháng 07/2011) Sau nhiều lần giải thể, sát nhập, mua lại cổ phần, đến đầu năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư đã cấp phép cho tập đồn Unilever thành lập cơng ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam 100% vốn nước ngoài. Kể từ thời điểm này trở đi, Unilever chỉ có một cơng ty duy nhất ở Việt Nam là công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam chuyên về sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân và thực phẩm.
2.2.6 Định hướng phát triển tương lai
Giữ vững tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 2 con số, phấn đấu đến năm 2015 đạt mốc doanh thu 1 tỷ Euros/năm (khoảng 30 nghìn tỷ đồng, tính theo tỷ giá EUR/VND năm 2011), đưa Unilever Việt Nam trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất trong tập đoàn Unilever.
Vào ngày 13/09/2011, kế hoạch phát triển bền vững của Unilever Việt Nam đã được chính thức phát động tại Việt Nam. Mục tiêu của kế hoạch phát triển bền vững của Unilever Việt Nam là:
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 20 triệu người dân Việt Nam thông qua việc giáo dục và cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe.
Giảm ½ ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh và sản phẩm lên mơi trường. Góp phần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu người dân Việt Nam thông qua các hoạt động kinh doanh.
2.2.7 Giới thiệu chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam Hình 2.4: Chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam Hình 2.4: Chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại Unilever Việt Nam, tháng 08/2011)
UAPL (Unilever Asia Private Ltd): điều hành tồn bộ chuỗi cung ứng thơng
qua trung tâm quản trị chuỗi cung ứng (SC Center – Supply Chain Center) đặt tại Singapore kết hợp với trung tâm Marketing (MKT Center – Marketing Center) cũng đặt tại Singapore và trung tâm nghiên cứu phát triển đặt tại Bangkok, Thái Lan.
Supplier1, Supplier2… Supplier5: là những nhà cung cấp nguyên vật liệu của
các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp cho Unilever Việt Nam như nhà cung cấp hạt nhựa để làm chai, lo nhựa, hay nhà cung cấp bột giấy để làm thùng giấy, hoặc là những nhà cung cấp các chất hóa học để làm ra các hóa chất….
Suppliers: là các nhà cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho Unilever Việt
Nam bao gồm những nhà cung cấp hóa chất và nhà cung cấp bao bì đóng gói. (Danh sách tóm tắt những nhà cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho Unilever Việt Nam như phụ lục 2 đính kèm)
Services Provider: là các nhà cung cấp dịch vụ như 3PL (Third party Logistics
(Công ty TNHH Linfox Việt Nam, Công ty TNHH Linh Tiến, Công ty TNHH Indotrans…), Các ngân hàng, các công ty quảng cáo, các công ty tổ chức sự kiện (Cơng ty TCM Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và các báo, đài địa phương), các công ty nghiên cứu thị trường như AC Nielsen, Gfk Asia…
Unilever Việt Nam: Nhà sản xuất chính trong chuỗi cung ứng, bao gồm cụm
các nhà máy tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và các nhà máy bên thứ ba (3P – Third Party) gia công sản phẩm cho Unilever Việt Nam (Danh sách các nhà máy tại KCN Tây Bắc Củ Chi và các nhà máy gia công như phụ lục 3 đính kèm)
Importer: là những nhà nhập khẩu, tất cả đều là thành viên của tập đoàn
Unilever ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và khu vực Châu Phi NK các sản phẩm của Unilever Việt Nam (Danh sách các nhà NK của Unilever Việt Nam đến cuối năm 2010 như phụ lục 4 đính kèm)
DCs: là các trung tâm phân phối của Unilever Việt Nam bao gồm trung tâm
phân phối cho khu vực miền nam tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương, trung tâm phân phối cho khu vực miền bắc tại Tỉnh Bắc Ninh và trung tâm phân phối cho khu vực miền trung tại Thành phố Đà Nẵng.
GT (General Trade), MT (Morden Trade) và MTO (Metro): là các nhà bán sỉ
và các nhà bán lẻ của Unilever Việt Nam (Danh sách tóm tắt các nhà bán sỉ, của Unilever Việt Nam như phụ lục 5 đính kèm)
Consumers: là các khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm của Unilever
Việt Nam.
2.2.8 Giới thiệu chuỗi cung ứng xuất khẩu của Unilever Việt Nam Hình 2.5: Chuỗi cung ứng XK của Unilever Việt Nam Hình 2.5: Chuỗi cung ứng XK của Unilever Việt Nam
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại Unilever Việt Nam, tháng 08/2011)
Chuỗi cung ứng XK là một phần trong tổng thể chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam. Chuỗi cung ứng này cũng bao gồm đầy đủ các thành phần tham gia như nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu, nhà cung cấp dịch vụ, nhà sản xuất (Unilever Việt Nam), nhà nhập khẩu, các trung tâm phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế thì trong chuỗi cung ứng này, các thành phần bao gồm các trung tâm phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng tiêu dùng cuối cùng (phần nằm trong hình vng) thuộc về một chuỗi cung ứng khác, ở đó, nhà NK sẽ điều hành tồn bộ chuỗi cung ứng phân phối và bán hàng tại nước NK sau khi nhập các sản phẩm từ Unilever Việt Nam. Chuỗi cung ứng XK
chi tiết hoạt động của chuỗi cung ứng này sẽ được trình bày chi tiết trong phần thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng nước xả vải sau đây.
2.3 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng XK ngành hàng nước xả vải 2.3.1 Giới thiệu tổng quan về ngành hàng nước xả vải
Theo khảo sát thực tế tại Unilever Việt Nam, ngành hàng nước xả vải cùng với ngành hàng bột giặt, nước giặt, nước rửa chén, nước lau sàn, nước lau bếp với các thương hiệu nổi tiếng ở thị trường Việt Nam là Comfort, OMO, Viso, Surf, Sunlight tạo thành một ngành hàng lớn của Unilever Việt Nam là ngành hàng chất tẩy rửa chăm sóc gia đình (Hygiene) có sản lượng và doanh thu hàng năm lớn nhất Unilever Việt Nam chiếm hơn 60% tổng doanh thu tồn cơng ty (Bảng 2.2). Riêng đối với ngành hàng nước xả vải, tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm của cả thị trường trong nước và XK là vào khoảng 60,000 tấn với doanh thu vào khoảng 70 triệu USD (chiếm khoảng 11% doanh thu của tồn Cơng ty năm 2010), trong đó XK chiếm một nửa sản lượng (30,000 tấn) với doanh thu khoảng 15 triệu USD (năm 2010). Ngành hàng nước xả vải cùng với ngành hàng bột giặt, nước giặt là hai tiểu ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cơng ty, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành hàng nước xả vải XK năm 2010 so với năm 2009 là 28%. Sản lượng sản phẩm nước xả vải dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng hiện tại từ năm 2013 trở đi khi mà nhà máy chất lỏng Củ Chi hoàn thành việc lắp đặt và vận hành toàn bộ hệ thống máy móc. Theo đó, từ năm 2013 trở đi, mỗi năm Unilever Việt Nam sẽ sản xuất khoảng khoảng 90,000[11] tấn sản phẩm nước xả vải với doanh thu vào khoảng 105 triệu USD (tính theo thời giá năm 2010), trong đó XK chiếm 2/3 sản lượng và doanh thu đạt 30 triệu USD (tính theo giá XK năm 2010).
2.3.1.1 Sơ lược về sản phẩm nước xả vải
(Xem phụ lục 6 đính kèm)
2.3.1.2 Năng lực sản xuất hiện tại và tương lai đến năm 2015
Hiện tại Unilever Việt Nam đang sản xuất sản phẩm nước xả vải tại nhà máy chất lỏng thuộc Unilever Việt Nam tại KCN Tây Bắc Củ Chi với năng lực sản xuất tối đa hàng tuần đạt 1,900[13] tấn. Đây là nhà máy mới được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2009 và cũng là nhà máy thứ 4 nằm trong khu liên hợp các nhà máy của Unilever Việt Nam tại KCN Tây Bắc Củ Chi cùng với nhà máy sản xuất kem đánh răng, nhà máy sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da… và nhà máy sản xuất thực phẩm (hạt nêm Knorr).
Là nhà máy sản xuất các sản phẩm chất lỏng chăm sóc gia đình như nước giặt, nước xả vải hiện đại nhất khu vực Đơng Nam Á của tập đồn Unilever. Nhà máy này sử dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm chất lỏng chăm sóc gia đình hiện đại nhất Thế Giới hiện nay với hơn 80% các cơng đoạn là tự động hóa được điều khiển bằng hệ thống máy tính trung tâm kết nối với hệ thống quản lý trực tuyến SAP của tập đoàn Unilever. Hiện tại nhà máy này đang sản xuất vào khoảng 1,400[14] tấn sản phẩm mỗi tuần nhưng nhà máy này chỉ sử dụng khoảng 200 công nhân (kể cả lao động kỹ thuật cao và lao động phổ thông). Hiện tại nhà máy này vẫn chưa hoàn thành việc lắp đặt 100% máy móc theo cơng suất thiết kế.
Hiện tại, nhà máy này có 4 giàn máy trộn/khuấy chất lỏng tự động gồm 3 giàn máy trộn/khuấy 5 tấn chất lỏng mỗi mẻ và một giàn máy trộn/khuấy 10 tấn chất lỏng mỗi mẻ cùng với 18 dây chuyền đóng gói tự động có thể đóng gói cho các loại bao bì với nhiều kích cỡ, chủng loại khác nhau từ 15ml đến 5 lít.[15]
Theo kế hoạch của Unilever Việt Nam thì đến cuối quý 4 năm 2011, nhà máy sẽ hoàn thành việc lắp đặt thêm 3 dây chuyền đóng gói tự động nâng cơng suất sản xuất của nhà máy lên 1,500 tấn mỗi tuần.
trộn/khuấy sản phẩm cuối cùng có cơng suất trộn/khuấy 15 tấn sản phẩm mỗi mẻ (đây sẽ là giàn máy trộn/khuấy chất lỏng lớn nhất, hiện đại nhất được lắp đặt tại nhà máy chất lỏng) cũng như hoàn thành việc lắp đặt dây chuyền đóng gói nâng cơng suất sản xuất hàng tuần lên 1,900[16] tấn (khoảng 98,800 tấn/năm), đủ phục vụ nhu cầu trong nước và XK đi 15 quốc gia thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi . Trong đó, một phần ba cơng suất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nước xả vải phục vụ nhu cầu trong nước và hai phần ba công suất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nước xả vải dành cho xuất khẩu.
2.3.1.3 Sản lượng sản xuất hiện tại và tương lai đến năm 2015
Hiện tại, tổng sản lượng sản xuất nước xả vải đạt khoảng 1,400 tấn/tuần, với sản lượng sản xuất này thì vẫn chưa sản xuất đủ sản lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Theo kế hoạch thì đến cuối năm 2011, sản lượng sản xuất sẽ phải duy trì ở mức 1,500 tấn/tuần[17]. Từ cuối năm 2012 trở đi, khi nhà máy chất lỏng Củ Chi đã hồn thành lắp đặt tồn bộ hệ thống máy móc, sản lượng sản xuất của nhà máy này sẽ đạt khoảng 1,800 tấn/tuần [18] (đạt 95% công suất). Sản lượng này sẽ là sản lượng sản xuất theo kế hoạch hàng năm từ quý 4 năm 2012 đến hết năm 2015.
2.3.2 Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải.
Đối với Unilever Việt Nam, hoạt động của chuỗi cung ứng XK kết thúc ở việc giao sản phẩm cho nhà nhập khẩu, toàn bộ các hoạt động phân phối, bán hàng được thực hiện bởi nhà NK tại nước nhập khẩu. Trong hình 2.5, tồn bộ phần trong khung hình vng bao gồm các trung tâm phân phối, các nhà bán sỉ và các nhà bán lẻ thuộc về chuỗi cung ứng của nhà NK tại nước NK và nhà NK điều hành chuỗi cung ứng này.
2.3.2.1 Kế hoạch xuất khẩu.
Kế hoạch XK hàng tuần được bộ phận Regional Sourcing (RS) và bộ phận kế hoạch cung ứng (Supply Planning - SP), cụ thể là bộ phận kế hoạch hàng thành phẩm (Finish Goods Planners - FGP) lập ra dựa trên nhu cầu NK từ các nước NK thông qua hệ thống SAP trực tuyến kết nối với các nhà NK thuộc tập đoàn Unilever. Bộ phận SP triển khai kế hoạch XK đến các bộ phận liên quan như kế hoạch sản xuất (Production Planners – PP), kế hoạch thu mua nguyên nhiên vật liệu đầu vào (Raw & Packaging Planners – RPMs), kế hoạch Shipping…thực hiện để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và XK theo đúng như nhu cầu của nhà nhập khẩu.
Hình 2.6: Kế hoạch XK ngành hàng nước xả vải của Công ty Unilever Việt Nam
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại Unilever Việt Nam, tháng 08/2011) 1. Nhà NK nhập nhu cầu NK vào hệ thống SAP
2. Bộ phận RS nhận nhu cầu NK của các nhà NK từ hệ thống SAP
3. Nhà NK làm việc trực tiếp với bộ phận RS để điều chỉnh kế hoạch nhu cầu (nếu có)
4. Bộ phận FGP nhận nhu cầu NK của các nhà NK từ hệ thống SAP
5. Bộ phận RS và bộ phận FGP làm việc với nhau để thống nhất kế hoạch XK