.3 Chuỗi cung ứng mở rộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 26 - 28)

(Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng – Michael Hugos.)

Khách hàng:

Là những người tiêu dùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để sử dụng. –Một khách hàng có thể mua một sản phẩm của nhà sản xuất này rồi kết hợp với một sản phẩm của một nhà sản xuất khác tạo thành một bộ sản phẩm rồi bán cho một khách hàng khác. Hoặc người tiêu dùng có thể là người sử dụng cuối cùng của một sản phẩm – mua hàng với mục đích sử dụng

Hiện nay, một chuỗi cung ứng ngồi các yếu tố nói trên thì thường bao gồm nhiều bên tham gia như nhà phân phối của các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đơn vị vận tải nguyên vật liệu, nhà phân phối các sản phẩm của đơn vị sản xuất (nhà bán buôn, nhà bán lẻ), các đơn vị vận tải, quản lý kho vận các sản phẩm của đơn vị sản xuất tạo thành một chuỗi cung ứng mở rộng. Nhiều chuỗi cung ứng liên kết với nhau khi mà một sản phẩm của đơn vị sản xuất này lại là nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất khác và chuỗi cung ứng chỉ kết thúc khi người tiêu dùng cuối cùng mua sản phẩm của đơn vị sản xuất để tiêu dùng.

Nhà phân phối:

Là những công ty nhận một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho từ nhà sản xuất rồi thực hiện việc giao một nhóm những dịng sản phẩm liên quan đến khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ. Nhà phân phối mua hàng của nhà sản xuất với một khối lượng lớn và bán cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu dùng cá nhân thường mua hoặc bán một số lượng lớn cho nhà bán lẻ.

Nhà phân phối giúp cho nhà sản xuất tránh được tác động của biến động thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa song song với việc tiến hành nhiều cơng tác bán hàng, tìm kiếm khách hàng và phục vụ khách hàng.

Cách thức hoạt động đặc trưng của nhà phân phối là mua một khối lượng hàng hóa lớn từ nhà sản xuất, lưu kho và đem bán lại cho các nhà bán lẻ, hoặc người tiêu dùng là các doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn. Đồng thời, nhà phân phối còn thực hiện một số hoạt động như quản lý hệ thống hàng hóa lưu kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hoặc hỗ trợ khách hành và cung cấp dịch vụ hậu mãi.

Nhà cung cấp dịch vụ:

Là những cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc thậm chí là cả khách hàng. Thường thì nhà cung cấp dịch vụ chỉ tập trung vào một dịch vụ đặc thù mà chuỗi cung ứng đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt phục vụ cho cơng việc đó để thực hiện các cơng việc đặc thù có hiệu quả hơn.

Nhà cung cấp dịch vụ thường hoạt động trong các lĩnh vực như Logistics, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, PR (Public Relation), quảng cáo, công nghệ thông tin…

Đại diện tiêu biểu là những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu kho hàng hóa. Đây là những công ty cung cấp dịch vụ xe tải, kho hàng, quản lý kho hàng phục vụ cộng đồng với địa vị là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải.

Ngồi ra, cịn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác hoạt động ở mảng công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu. Tất cả họ đều ít nhiều đang bị lơi kéo tham gia vào vịng quay của các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng.

1.2.2 Các thức hoạt động của chuỗi cung ứng

Theo Chopra và Meindl thì các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định nhằm tác động vào năm lĩnh vực để từ đó xác định rõ năng lực chuỗi cung ứng của mình là: Sản xuất, Hàng hóa, Lưu kho, Địa điểm, Vận tải và Thơng tin. Năm lĩnh vực đó được gọi là những “động năng chính” có thể quản lý được, đồng thời tạo ra hiệu suất cần cho một chuỗi cung ứng. Mỗi động năng có khả năng tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng và tạo ra những hiệu quả cụ thể. Chính vì vậy, cần phải có những hiểu biết cặn kẽ cùng cách thức vận hành của mỗi động năng nhằm để quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

Sản xuất (làm gì, làm như thế nào, làm khi nào):

Một trong những vấn đề lớn trong quyết định sản xuất mà các nhà quản lý cần phải trả lời thỏa đáng là làm thế nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt trước những sự thay đổi và hiệu quả sản xuất. Thường thì các nhà máy lớn, sản xuất với công suất cao sẽ phản ứng vô cùng chậm chạp trước các thay đổi của nhu cầu thị trường. Mặt khác, việc sản xuất liên tục với cơng suất cao thì tốn nhiều chi phí, nhưng nếu sản xuất khơng hết cơng suất của nhà máy thì sản xuất lại khơng hiệu quả, khấu hao máy móc chậm và khơng tạo ra thu nhập. Chính vì vậy, để quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thì đầu tiên cần phải trả lời được câu hỏi là làm thế nào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của công ty TNHH quốc yế unilever việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)