THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ HOẰNG ANH GIAI ĐOẠN 2016-2018

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Anh (Trang 46 - 67)

Hoằng Anh giai đoạn 2016-2018

Trong các năm từ 2016-2018 dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn qua các năm khơng có sự biến động lớn. Tuy nhiên, ta vẫn nhận thấy xu hướng thay đổi cơ cấu trong nhiều năm gần đây là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn/tổng dư nợ ln có xu hướng giảm liên tục và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2016 là 2.291 triệu đồng chiếm 59.02% tổng dư nợ giảm 8.48% so với 2015, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt mức 1,591 triệu đồng chiếm khoảng 40.98% tổng dư nợ. Trong hai năm sau, 2017 và 2018 về mặt quy mơ tín dụng đều tăng mạnh nhưng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn đã chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn mặc dù chưa rõ nét. Năm 2017, tín dụng trung và dài hạn tỷ trọng chỉ còn 46.51% giảm 12.51% so với năm trước, tới năm 2018, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn lại giảm thêm 4.73%, chỉ còn ở mức 41.78%. Như vậy, cơ cấu tín dụng theo thời hạn của chi nhánh hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của ngành trong mấy năm gần đây. Điều này có thể đánh giá là tương đối hợp lý vì mặc dù cho vay trung, dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn vốn phải nằm quá lâu trong tay của khách hàng vay vốn. Do vậy, chuyển biến trong cơ cấu tín dụng cho thấy phù hợp nhằm đạt hiệu quả tín dụng trên cơ sở an tồn và bền vững.

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại Qũy tín dụng Nhân Dân giai đoạn từ năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số tiền /2015 Số tiền /2016 Số tiền /2017 1. Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn

1.1 Số tiền 1,591 583 3,179 1,588 6,781 3,602

1.2 Tỷ trọng 40.98% 8.48% 53.49% 12.51% 58.22% 4.73%

2. Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn

2.1 Số tiền 2,291 198 2,764 473 4,866 2,102

2.2 Tỷ trọng 59.02% -

8.48% 46.51% -12.51% 41.78%

- 4.73%

3. Tổng dư nợ cho vay 3,882 781 5,943 2061 11,647 5,704

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại Qũy tín dụng Nhân Dân giai đoạn từ năm 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh

Bảng 2.3 phản ánh một thực tế tại QTDND Hoằng Anh là: các đơn vị thuộc thành phần kinh tế thương mại và dịch vụ là khách hàng chủ đạo của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh qua các năm. Mặc dù, về mặt tỷ trọng cơ cấu có sự biến động khơng q lớn, nhưng trong cả 3 năm 2016- 2018 thì tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các đối tượng thuộc thành phần kinh tế thương mại và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn, dao động khoảng từ 67% tới 75%.

Hoằng Anh thì dư nợ tổ chức kinh tế các năm đều chiếm tỷ trọng lớn khoảng gần 90% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào khu vực đối tượng cho vay các tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân hộ gia đình vẫn chưa được Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh thực sự chú trọng phát triển.

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số tiền /2015 Số tiền /2016 Số tiền /2017 1. Thành phần kinh tế thương mại và dịch vụ

1.1 Số tiền 2,910 900 3,969 1,059 8,824 4,855

1.2 Tỷ trọng 74.96% 0.94% 66.78% -

8.18% 75.76% 8.98%

2. Thành phần kinh tế ngư nghiệp và sản xuất

2.1 Số tiền 972 267 1,974 1,002 2,823 849

2.2 Tỷ trọng 25.04% -

0.94% 33.22% 8.18% 24.24%

- 8.98%

3. Tổng dư nợ cho vay 3,882 1,167 5,943 2,061 11,647 5,704

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm) Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo

Về mặt bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện cần khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng. Tài sản bảo đảm được coi là một biện pháp dự phịng và giảm thiểu thiệt hại nếu khoản tín dụng gặp rủi ro. Vì vậy, để giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra, việc tăng tỷ trọng các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản là một yêu cầu trong cơng tác phát triển tín dụng. Dư nợ có tài sản bảo đảm đang có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2016, dư nợ có tài sản bảo đảm là 1.630 triệu đồng chiếm 42% tổng dư nợ. Năm 2017, dư nợ loại này đã tăng lên 2,461 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43.1% và năm 2018, dư nợ có tài sản đảm bảo đã tăng thêm 2,586.54 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao hơn năm trước là 44.2%. Tình hình nợ có tài sản bảo đảm đã chứng minh chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh đang được nâng cao, thể hiện sự phát triển tín dụng.

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng phân loại theo tài sản bảo đảm tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 − 2018

Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền +/- % 2015 Số tiền +/- % 2016 Tổng dư nợ cho vay 3,882 5,943 2,061 11,647 5,704

Tỷ trọng 100% 100% 0 100% 0 - Dư nợ có TSBĐ 1,630 2,561 931 5,147.9 7 2,586.54 Tỷ trọng 42.00% 43.10% 1.10% 44.20% 1.10% - Dư nợ ko có TSBĐ 2,252 3,382 1,130 6,499.0 3 3,117.46 Tỷ trọng 58.00% 56.90% -1.10% 55.80% -1.1%

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng phân loại theo tài sản bảo đảm tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

2.2.2. Chất lượng và hiệu quả tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016-2018

2.2.2.1. Vịng quay vốn tín dụng

Vịng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu quan trọng biểu thị chất lượng sử dụng vốn tín dụng, được xác định trên cơ sở doanh số thu nợ và dư nợ tín dụng bình qn. Vịng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ vốn tín dụng được quay vịng và sử dụng càng hiệu quả, đảm bảo vốn tín dụng nhanh chóng thu hồi và tham gia vào nhiều phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng tạo ra hiệu quả của sử dụng vốn và cũng đảm bảo cho khả năng trả nợ của nguồn vốn tín dụng.

Phân tích vịng quay vốn tín dụng tại Chi nhánh cho thấy, tốc độ quay vịng vốn tín dụng của Chi nhánh là khá cao so với mức trung bình. Năm

2016 vịng quay vốn tín dụng chung là 2.57 vịng. Năm 2017, vịng quay vốn tín dụng chung là 2.44 vòng (giảm so với năm 2016 là 0.14 vòng). Năm 2018, vịng quay vốn tín dụng chung là 2.19 vịng. Như vậy, ta thấy xu hướng chung trong một vài năm gần đây là vịng quay vốn tín dụng đều giảm.

Bảng 2.5: Vịng quay vốn tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 − 2018

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền + / - 2016 Số tiền + / - 2017 Dư nợ bình quân 3,750 4,914 1,164 10,895 5,981

Doanh số cho vay 10,435 14,032 3,597 27,350 13,31

8

Doanh số thu nợ 9,654 11,970 2,316 21,650 9,680

Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 2.57 2.44 -0.14 2.19 -0.24

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Tuy nhiên, trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, mặt khác trên thực tế khi xem xét chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng, ta thường xem xét tới chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn vì với tín dụng trung và dài hạn thì thời hạn dài nên vịng quay vốn tín dụng giảm.

Biểu 2.5: Vịng quay vốn tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 – 2018

Bảng 2.6: Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 − 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số tiền Số tiền 2016+ / - tiềnSố 2017+ / -

Dư nợ NH 1,591 3,179 1,588 9,878 6,699

Dư nợ NH bình quân 1,300 2,385 1,085 6,530 4,145

Doanh số thu nợ NH 8,882 10,370 1,488 19,876 9,506

Vòng quay vốn tín dụng NH

(vịng) 6.83 4.35 -2.48 3.04 -1.30

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Phân tích vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh cho thấy, tốc độ quay vịng vốn tín dụng ngắn hạn cũng khá cao so với mức trung bình. Năm 2016 vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 6.83 vịng. Năm 2017, vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 4.35 vịng giảm so với năm trước 2.48 vịng. Năm 2018, vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 3.04 vịng (giảm 1.3 vịng so với năm trước). Nhìn chung, vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn cũng có xu hướng giảm qua các năm gần đây.

Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng sản xuất kịp thời. Năm 2017, doanh số cho vay đạt mức tăng trưởng khá so với năm trước. Bước sang năm 2018, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển, chính bởi vậy doanh số cho vay trong năm này tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 27,350 triệu đồng.

Với phương châm “Chất lượng – An tồn – Hiệu quả” thì việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Doanh số thu nợ là một trong những chi tiêu phản ánh hiệu quả của

việc cấp tín dụng, đánh giá tình hình thu hồi vốn cũng như chất lượng của hoạt động tín dụng.

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy, qua các năm doanh số thu nợ của Chi nhánh ngày một tăng. Cụ thể, năm 2017 tăng so với năm 2016 thêm 2,316 triệu đồng, và đặc biệt năm 2018, doanh số thu nợ tăng so với năm trước khá mạnh 9,680 triệu đồng.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong 2 năm gần đây tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh ln đạt mức cao. Vốn cho vay lại được sử dụng đúng mục đích.

Biểu đồ 2.7: Doanh số thu nợ tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 – 2018

2.2.2.2. Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay khơng, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng khơng thu hồi được nợ thì khơng hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở

mức cho phép, vì bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi ro như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Vấn đề mà ngân hàng thương mại phải giải quyết khơng phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức độ thấp nhất có thể.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh giai đoạn từ năm 2016 − 2018

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Số tiền /2016 Số tiền /2017 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Tổng dư nợ 3,882 5,943 2,061 53.09% 11,647 5,704 96.0% Tổng dư nợ quá hạn 6 8 2 33.33% 11 3 37.5% Tỷ lệ quá hạn 0.15% 0.13% -0.02% -12.91% 0.09% -0.04% -29.8%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Với truyền thống hoạt động của mình, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh ln lấy an tồn trong hoạt động tín dụng lên hàng đầu. Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh ln ở mức an tồn và dưới tỷ lệ nợ quá hạn an toàn của Hệ thống tín dụng (Tỷ lệ nợ quá hạn an tồn trong hoạt động tín dụng là 3% trên tổng dư nợ)

Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2016-2018 vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn đã được khống chế khá tốt. Tuy dư nợ tăng trưởng với tốc độ khá lớn (năm 2017 là hơn 53% và năm 2018 là 96%) nhưng dư nợ quá hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh tăng theo tốc độ chậm hơn. Như vậy, với nỗ lực hạn chế mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, những năm qua tỷ lệ dư nợ

quá hạn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh đã giảm. Năm 2016, dư nợ quá hạn là 6 triệu đồng chiếm 0.15% tổng dư nợ tín dụng, năm 2017 đã giải quyết được một phần nợ quá hạn cũ đồng thời hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới nên dư nợ quá hạn chỉ tăng 2 triệu đồng so với năm 2016 đạt giá trị 8 triệu đồng, do vậy chỉ chiếm 0.12% tổng dư nợ; đến năm 2018 nợ quá hạn mặc dù tăng thêm 3 triệu đồng so với năm trước, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại chỉ chiếm có 0.09% tổng dư nợ (giảm 0.04%). So sánh với tỷ lệ nợ quá hạn an toàn trong hệ thống tín dụng là 3% thì các chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh là khá thấp. Đây là một kết quả đáng mừng trong công tác quản lý các khoản tín dụng của Chi nhánh.

Xem xét theo nguyên nhân, nợ xấu tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh chủ yếu các khoản nợ quá hạn là do khách hàng chậm trả lãi.

Bảng 2.8: Nợ quá hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh – phân theo thành phần kinh tế giai đoạn từ năm 2016 − 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn 6 100 8 100 11 100

- Kinh tế thương mại và

dịch vụ 4.64 76.71 6.03 77.41 8.44 75.36

- Kinh tế ngư nghiệp và

sản xuất 1.36 23.29 1.97 22.59 2.56 24.64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tại QTDND Hoằng Anh qua các năm)

Qua bảng 2.8 ở trên, chúng ta đã thấy cơ cấu tín dụng cung cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ đạo, mặc dù có biến động nhưng sự biến động này không quá lớn qua các năm. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trong khu vực kinh tế thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn (cụ thể là 76.71% trong năm 2016 tăng lên 77.41% năm 2017, và 75.36% năm 2018). Điều này cho thấy rằng, cho vay khu vực kinh tế thương mại và dịch vụ an toàn hơn so với cho vay khu vực kinh tế ngư nghiệp và sản xuất. Tuy nhiên, điều đó cịn phụ thuộc vào chất lượng cơng tác thẩm định cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoằng Anh với mỗi đơn vị thuộc từng loại hình kinh tế,

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Anh (Trang 46 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w