Với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Anh (Trang 93 - 99)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ HOẰNG ANH

3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Tăng cường hiệu quả các hoạt động thanh tra giám sát với

các tổ chức tín dụng.

Trong mọi thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phải quản lý, giám sát hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, lành mạnh hố mơi trường hoạt động tín dụng và có những hỗ trợ cần thiết. Thời gian qua thanh tra Ngân hàng chỉ xuất hiện khi sự đã rồi thì chỉ có tác dụng kiểm tra tại chỗ nhằm giảm bớt các tổn thất chứ không giám sát từ xa nhằm ngăn ngừa các tổn thất.

Thứ hai, Tổ chức hệ thống thơng tin Ngân hàng có hiệu quả

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, việc xem xét đánh giá phương án kinh doanh, năng lực và tính hình tài chính của khách hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong q trình ra quyết định phán quyết tín dụng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong phát triển tín dụng tại Việt Nam là hệ thống thơng tin cịn chua tương xứng với yêu cầu mới khi mà các

tổ chức tín dụng cần phải chuyển sang hoạt động theo nguyên tắc thương mại thực sự. Thời gian tới, để Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) có thể trở thành nguồn thơng tin hữu ích cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Trước hết phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đánh giá đúng mức sức khoẻ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể và các Công ty TNHH. Bởi khu vực này ln tỏ ra là có nguy cơ tạo ra tổn thất nhiều nhất cho các tổ chức tín dụng. Xuất phát từ thực trạng tổ chức tín dụng ln thiếu thốn thơng tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đạo đức kinh doanh của họ bao gồm các yếu tố: Lịch sử ra đời, các vụ việc trong quá khứ liên quan đến hoạt động tín dụng, phạm vi quan hệ tín dụng hiện hữu, các hệ số tài chính cơ bản, các khó khăn hiện tại về tài chính , kinh doanh, quản trị...

+ CIC cần phối hợp với các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhằm tư vấn và thông báo các nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng của các cơ quan này và doanh nghiệp, công ty trực thuộc. Đồng thời đề xuất hướng đáp ứng các nhu cầu này với các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn và các NHTM trong cả nước tích cực tham gia vào CIC.

+ CIC nên cung cấp thông tin theo đơn đặt hàng và thu một mức phí nhất định đối với các tổ chức tín dụng thực sự cần thơng tin của CIC, nhằm phát huy hết hiệu quả của nguồn thông tin mà CIC thu nhận được. Muốn vậy, yêu cầu CIC phải tăng cường đối tượng cũng như thu thập thơng tin.

+ Cần hồn thiện các điều kiện để CIC có thể hoạt động có hiệu quả như: Điều kiện về đội ngũ nhân sự (kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức về Ngân hàng hiện đại...), điều kiện về vật chất, thiết bị, về mạng lưới hoạt động, phân phối và lưu trữ thơng tin.

thống tổ chức tín dụng.

Việc hồn thiện khn khổ pháp lý cho các hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam là vấn đề quan trọng, cần được thực hiện trước tiên và sớm nhất nhằm tạo lập hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Ðiều này sẽ thiết thực phục vụ cho lộ trình hội nhập quốc tế và tạo lập một hệ thống các quy định thận trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên hợp tác cùng Bộ Tài chính và các bộ liên quan khác để thiết lập được hệ thống pháp lý đủ mạnh và phù hợp. Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà sốt tổng thể và đối chiếu tồn bộ các quy định và văn bản luật hiện hành và tính tương thích của các quy định và văn bản luật này với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ này nên được tiến hành càng sớm càng tốt để xác định các lỗ hổng về mặt pháp lý, các trở ngại, các khác biệt và mâu thuẫn giữa hệ thống các quy định pháp lý. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần có ngay các sửa đổi và cập nhật đối với hệ thống pháp lý hiện hành nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động trong một môi trường nhất quán và ổn định. Những sửa đổi đó phải tính dến sự tương tác và phù hợp với các luật khác cũng như các thơng lệ quốc tế ví dụ như quy định về tỷ lệ an tồn vốn, phịng ngừa và giải quyết rủi ro, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, v.v.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại doanh số cao nhất. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng là tất yếu. Hiệu quả tín dụng là thuật ngữ chỉ hiệu quả tín dụng của tổ chức tín dụng, được cấu thành bởi 2 yếu tố: “Mức độ an tồn và khả năng sinh lời của tổ chức tín dụng do hoạt động tín dụng mang lại”. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại là: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ tiềm ẩn trên tổng dư nợ, tỷ lệ thu nợ bằng xử lý tài sản đảm bảo, tỷ lệ mất vốn tốc độ tăng trưởng dư nợ, vịng quay vốn tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập, mức sinh lời vốn tín dụng. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó những nhân tố thuộc về bản thân Quỹ tín dụng có những ảnh hưởng quyết định.

Nâng cao hiệu quả tín dụng là vấn đề mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó, là mục tiêu sống cịn của mọi ngân hàng thương mại. Thực trạng tín dụng tại Qũy tín dụng Nhân Dân Cơ sở Hoằng Anh vừa qua cho thấy việc nâng cao hiệu quả tín dụng tại đây đã đạt những kết quả nhất định, nhưng còn một số hạn chế. Chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế này, trên cơ sở phân tích từng nguyên nhân của chúng, hy vọng nội dung của đề tài sẽ góp phần vào việc Phát triển - An tồn - Hiệu quả của Qũy tín dụng.

Bên cạnh việc phân tích những mặt đạt được trong hoạt động tín dụng tại Qũy tín dụng Nhân Dân Cơ sở Hoằng Anh. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, những tồn tại trong hoạt động cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng, luận văn đã tập trung đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Qũy tín dụng Nhân Dân Cơ sở Hoằng Anh. Các giải pháp đó là đào tạo, tuyển chọn cán bộ có năng lực giải quyết cơng việc, kiểm tra tính chính xác của luận văn, khơng ngừng nâng

cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay trước trong và sau khi giải ngân, thường xuyên kiểm tra tài sản bảo đảm và nâng cao nhận thức của người vay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Thống Kê, Hà Nội.

2. Trần Đình Định (2010), Những quy định của pháp luật về hoạt động

tín dụng, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

3. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.

4. Ngô Quang Huân (2008), Quản trị rủi ro, Đại học Kinh Tế Tp. HCM. 5. Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Phan Thị Linh (2016), “Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới”, Tạp chí Pháp lý.

7. Phạm Thị Nguyệt (2014), “Nguyên nhân và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng.

8. Peter S.Rose (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài

chính, Hà Nội.

9. Eddu W.Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D (2012), Ngân hàng

thương mại, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

10. Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đối với nông hộ ở Quảng Nam, Luận

văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Trần Thị Nhung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006.

11. Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Thăng Bình - Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của Nguyễn

12. Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển

nông thôn Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị của

Võ Thị Liên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006.

13. Bài đăng “ Kinh nghiệm của ngân hàng các nước trên thế giới về

quản lý rủi ro thơng qua mơ hình quản lý tín dụng và bài học cho Việt Nam ” trên tạp chí “ Nghiên cứu khoa học kiểm tốn ” của đồng tác giả Tạ Thanh Huyền – Đỗ Thu Hằng , Học viện ngân hàng, đăng ngày 25/7/2014.

14. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự, NXB Lao động, Hà Nội.

15. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

16. Lê Văn Tề (1999), Từ điển kinh tế - tài chính - ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

17. Đặng Minh Trang, (2004), Quản trị dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

19. Tạp chí kinh tế và phát triển 20. Website: www.Cafef.vn

21.Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm tốn 22. Website: www.hiephoiqtdnd.org.vn

Một phần của tài liệu LV Nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Hoằng Anh (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w