Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã nhận được sự tôn vinh của người tiêu dùng và các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005, 2007 - Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng Quốc gia năm 2006 - Cúp vàng ISO năm 2007
- Cúp vàng Thương hiệu và nhãn hiệu năm 2008 - Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia năm 2008
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước trao tặng các Huân chương cao quý:
- Huân chương lao động hạng Ba năm 2005 - Huân chương lao động hạng Nhì năm 2007 - Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2000 - Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2005 - Hn chương Hồ Chí Minh năm 2010
“Nguồn: http://vinataba.com.vn/vinataba/upload/file/GIAI%20THUONG.htm” [28]
2.1.7. Vai trị của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam
Từ khi thành lập cho đến nay, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2012, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc tự hoàn thiện, đổi mới, xây dựng và phát triển thành một Tổng cơng ty ln giữ vị trí hàng đầu và đóng vai trị chủ đạo trong ngành thuốc lá Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những điểm sau:
- Bảo tồn và phát triển có hiệu quả vốn Nhà nước giao: Trong hơn 5 năm
chuyển đổi mơ hình hoạt động Cơng ty mẹ - cơng ty con (2006 – 2010) và hơn hai năm chuyển sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên (2010 – 2012), Tổng công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao, cụ thể: Vốn chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty đã tăng thêm 3.712,9 tỷ đồng (từ 1.849,7 tỷ đồng - năm 2006, tăng lên 5.562,6 tỷ đồng – năm 2012), tương ứng tăng 300,7%.
(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam )
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao: các chỉ tiêu tài chính như: doanh thu,
lợi nhuận, nộp ngân sách của toàn Tổ hợp Tổng công ty đạt kết quả khá cao và đều tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn 2006 - 2012: doanh thu tăng trưởng bình quân
14,66%/năm; lợi nhuận tăng trưởng bình quân 8,06%; nộp ngân sách tăng trưởng bình quân 19%/năm.
(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam )
- Làm tốt trong vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ngành thuốc lá Việt Nam:
+ Là Tổng công ty duy nhất trong ngành thuốc lá đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị sản xuất thuốc lá từ khâu trồng, chế biến nguyên liệu, sản xuất phụ liệu, đến khâu sản xuất và phân phối thuốc lá điếu; kinh doanh xuất - nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thuốc lá.
+ Thực hiện tốt vai trị nịng cốt trong q trình tổ chức và sắp xếp lại ngành thuốc lá: Tổng công ty là đầu mối chủ yếu tiếp nhận và đưa 9 đơn vị sản xuất thuốc lá địa phương đi vào hoạt động ổn định và phát triển.
+ Là đơn vị nòng cốt trong Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam tham gia xây dựng các cơ chế chính sách ngành thuốc lá, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành Nhà nước trong mục tiêu chống thuốc lá nhập lậu với kinh phí đóng góp hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng và các nguồn lực hỗ trợ khác.
+ Là đầu mối hợp tác Quốc tế của ngành thuốc lá Việt Nam thông qua các công ty liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế một cách có hiệu quả.
- Với năng lực cốt lõi và ưu thế ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thuốc lá, Tổng công ty luôn đi đầu trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thơn, các chương trình, mục tiêu quốc gia như:
+ Tổng cơng ty đã kết hợp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với cơng tác xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương: thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Tổng cơng ty đã triển khai chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh, phát triển bền vững” đối với 2 huyện: Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng và Bắc Ái - tỉnh Ninh Thuận.
+ Đào tạo nghề cho nông dân: thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động Thương binh Xã hội lựa chọn là đơn vị thực hiện thí điểm mơ hình đào tạo nghề cho nông dân trồng cây thuốc lá giai đoạn từ 2008 – 2010 và tiếp tục thực hiện cho giai đoạn từ 2011 – 2015.
Qua hơn 4 năm tổ chức mơ hình thí điểm, Tổng cơng ty đã tổ chức được 96 lớp với số lượng học viên được đào tạo nghề là 2.880 lao động, trong đó: các đối tượng là đồng bào dân tộc chiếm gần 60%, 10% là các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách và 30% là lao động nơng thơn có nhu cầu học nghề.
+ Phát triển kinh tế gắn với An ninh quốc phòng: vùng trồng cây thuốc lá đã được hình thành ở vùng sâu, vùng xa gần biên giới. Sự phát triển bền vững có hiệu quả vùng nguyên liệu thuốc lá góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới… Bên cạnh đó, từ năm 2010 các đơn vị thành viên trong lĩnh vực nguyên liệu của Tổng công ty đã bước đầu phối hợp với Cục Kinh tế quốc phòng, Cục Kế hoạch đầu tư - Bộ Quốc phịng, Binh đồn 15, 16 để hợp tác nghiên cứu trồng cây thuốc lá ở các khu vự biên giới nhằm thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THUỐC LÁ CỦA TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2012 TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2012 2.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuốc lá
Trong lĩnh vực thuốc lá – lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá bao gồm:
- Đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá. - Sản xuất thuốc lá điếu.
- Sản xuất phụ liệu thuốc lá.
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ phân phối thuốc lá.
Đây là những ngành nghề kinh doanh Tổng cơng ty có uy tín và vị trí nịng cốt trong ngành thuốc lá Việt Nam, có ưu thế về năng lực sản xuất, thị phần, kinh nghiệm quản lý và - sẽ được phân tích cụ thể trong phần đánh giá về Sản phẩm – Thị phần – Năng lực sản xuất.
2.2.2. Phân tích mơi trường nội bộ của Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam giai đoạn
2.2.2.1. Hệ thống quản trị
Tổng công ty đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy định về quản trị có định hướng theo quy định của Nhà nước, phù hợp với mơ hình tổ chức của Tổng
cơng ty hiện tại:
- Đã xây dựng được điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty phù hợp với mơ hình tổ chức của Tổng cơng ty trong từng thời kỳ và xây dựng được điều lệ mẫu phù hợp với từng nhóm mơ hình tổ chức của Tổng cơng ty (Nhóm cơng ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước; Nhóm cơng ty hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ Tổng công ty).
- Ban hành các quy chế quy định nội bộ trong Tổng công ty và trong công ty mẹ tương đối đầy đủ và thành hệ thống theo quy định của Nhà nước và phù hợp đặc điểm của Tổng công ty và đơn vị.
Mặc dù Tổng cơng ty đã có những cố gắng trong việc xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả, tuy nhiên hệ thống quản trị của Tổng cơng ty cũng cịn có một số vấn đề cần phải điều chỉnh trong thời gian tới. So với hệ thống quản trị theo thông lệ quốc tế mà Tổng công ty đang hướng tới, hệ thống quản trị của Tổng cơng ty cịn bộc lộ nhiều bất cập:
- Các quy tắc về quản trị chưa được xây dựng thành tun ngơn mang tính nguyên tắc thể hiện mục tiêu cụ thể của Tổng công ty.
- Tổng công ty và các đơn vị chưa xây dựng được những quy tắc đạo đức kinh doanh cốt lõi mà các doanh nghiệp thường có như: Quy tắc về trách nhiệm đối với xã hội, nghĩa vụ và trách nhiệm về mặt đạo đức đối với Tổng công ty đầu tư vốn Nhà nước; việc xây dựng quy định về mối quan hệ lao động trong một số các văn bản của Tổng công ty và các đơn vị chủ yếu theo quy định của Nhà nước.
- Việc vận hành hệ thống quản trị hiện tại của Tổng cơng ty cũng cịn những bất cập, cần phải cải thiện trong thời gian tới.
- Việc cập nhật, sửa đổi bổ sung các quy chế, quy định của hệ thống quản trị Tổng cơng ty đơi khi cịn chậm trễ, chưa theo kịp với các thay đổi chính sách của Nhà nước cũng như của Tổng cơng ty.
- Chưa có các quy định rõ ràng trong việc quản trị doanh nghiệp theo đúng mơ hình Cơng ty mẹ- Cơng ty con, nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn tổ hợp: Quy chế, quy định của Tổng cơng ty vẫn cịn bó hẹp trong phạm vi của cơng ty mẹ. Việc các công ty con tự xây dựng hệ thống quản trị của đơn vị, Tổng cơng ty khơng kiểm sốt hệ thống quản trị của các công ty con dẫn đến hệ thống quản trị nội bộ của Tổng công ty chưa thực sự chưa xuyên suốt giữa các công ty trong tổ hợp.
- Hệ thống quản trị của Tổng cơng ty chưa phát huy vai trị định hướng chiến lược của Tổng cơng ty, trong đó thể hiện sự phân cơng hợp tác và tạo lập cơ chế
hợp tác có hiệu quả giữa các cơng ty con trong tổ hợp, gắn kết giữa khâu sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, sản xuất thuốc lá điếu và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp để giải quyết những vấn đề then chốt, cơ bản nhất, khắc phục khó khăn của những công ty thành viên.
2.2.2.2. Nguồn nhân lực
a. Đặc điểm nguồn nhân lực của Tổng công ty:
Tổng số lao động tồn Tổng cơng ty bình qn năm 2012 là 14.121 người. Trong đó lao động nữ là 6.423 người chiếm (45,5%), lao động nam là 7.698 người, chiếm 54,5% trên tổng số lao động, chi tiết như sau:
+ Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thuốc lá của Tổng công ty là 9.712 người, trong đó lao động nữ là 4.098 người chiếm 42,2% trên tổng số lao động trong ngành thuốc lá.
+ Cán bộ quản lý (từ cấp phó phịng trở lên) là 541 người, chiếm 3,86%, lao động chuyên môn nghiệp vụ là 1.623 chiếm 11,57%, công nhân kỹ thuật là 11.911 người, chiếm 84,91% trên tổng số lao động.
+ Tuổi đời bình quân của lực lượng lao động Tổng cơng ty là 34 tuổi, trong đó tuổi đời bình qn của cán bộ quản lý là 43 tuổi, của lao động chuyên môn nghiệp vụ là 34 tuổi và của công nhân kỹ thuật là 31 tuổi.
Tuổi đời bình quân lao động làm việc trong ngành thuốc lá của Tổng công ty là 36 tuổi.
Bảng 2.1. Lao động bình quân từ năm 2006 đến năm 2012
Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu/năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng công ty 12.483 11.990 10.982 11.339 11.384 14.027 14.121 Lĩnh vực thuốc lá điếu 11.028 10.570 9.760 9.711 9.834 9.708 9.712 Tỷ trọng (%) 88,34 88,16 88,87 85,64 86,38 69,21 68,78 Trong đó - Văn phịng 106 114 116 115 135 140 141 - Thuốc lá điếu 7.874 7.659 6.994 6.931 6.978 6.900 6.927 - Nguyên liệu 1.780 1.429 1.140 1.240 1.469 1.405 1.395 - Phụ liệu 298 294 324 330 330 330 322 - Thương mại dịch vụ 970 1.074 1.186 1.095 922 933 927
(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2011 [18]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
b. Về trình độ nguồn nhân lực:
Trong tồn Tổng cơng ty Thuốc lá năm 2012:
+ Trình độ cán bộ quản lý: Trên đại học 90 người chiếm 16,64%, đại học 437 người chiếm 80,78%, Cao đẳng 14 người chiếm 2,59% trên tổng số cán bộ quản lý.
+ Trình độ lao động chuyên môn nghiệp vụ: Trên đại học 23 người chiếm 1,39%, Đại học 976 người chiếm 60,12%, Cao đẳng 456 người chiếm 28,09%, Trung cấp 169 người chiếm 10,39% trên tổng số lao động chuyên môn nghiệp vụ;
+ Trình độ cơng nhân kỹ thuật: Đại học 215 người chiếm 1,53%, Cao đẳng 1.613 người chiếm 11,50%, Trung cấp 4.424 người chiếm 31,54%, công nhân kỹ thuật 1.016 chiếm 7,24%, sơ cấp nghề 4.366 người chiếm 31,13%, chưa qua đào tạo 229 người chiếm 1,63% trên tổng số lao động ở vị trí cơng việc là cơng nhân kỹ thuật.
Bảng 2.2. So sánh trình độ nguồn nhân lực Tổng công ty 2006 và 2012
T
T Phân theo trình độ Năm 2006 Năm 2012
Tỷ lệ năm 2012 so với năm 2006 (%) Thuốc lá TCT Thuốc lá TCT Thuốc lá TCT
1 Trên đại học 81 81 111 121 137 149
2 Đại học 728 904 1.057 1.423 145 157
3 Cao đẳng 594 594 494 834 83 140
4 Trung cấp chuyên nghiệp 549 647 510 700 93 108
5 Cao đẳng nghề 1.095 1.095 1.535 1.535 140 140
6 Trung cấp nghề 3.583 4.070 3.425 4.068 96 100
7 Công nhân kỹ thuật 273 669 1.070 1.072 392 160
8 Sơ cấp nghề 3.863 4.161 1.269 4.123 33 99
9 Chưa qua đào tạo 262 262 241 245 92 94
Cộng: 11.028 12.483 9712 14.121
(Số liệu tổng hợp từ: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2006 – 2010 [17]; Báo cáo tổng kết năm 2012[19] của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
Trong lĩnh vực thuốc lá năm 2012: Trên đại học 110 người chiếm 1,13%,
Đại học 1.057 người chiếm 10,89%, Cao đẳng 493 người chiếm 5,08%, Trung cấp chuyên nghiệp 510 người chiếm 5,25 %, Cao đẳng nghề 1.535 người chiếm 15,81%, Trung cấp nghề 3.423 người chiếm 35,26%, Công nhân kỹ thuật 1.070 người chiếm 11,02%, Sơ cấp nghề 1.269 người chiếm 13,07%, Chưa qua đào tạo 241 người chiếm 2,48%.
Với lực lượng lao động như trên trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu SXKD của Tổng công ty. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 45,5% trên tổng số lao động cao hơn so với tỷ lệ lao động nữ ngành công thương (32%) và phù hợp với mục tiêu về cơ cấu lao động nữ trong ngành công thương từ nay đến 2015 là 45% trên tổng số lao động ngành công thương.
Tỷ lệ tương quan giữa số lao động có trình độ đại học, cao đẳng so với số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và số lao động trình độ cơng nhân kỹ thuật (học nghề) theo thứ tự là: (1 - 0,3 - 4,76) đối chiếu với tỷ lệ tiêu chuẩn trên thế giới là (1 - 4 - 10) và tỷ lệ của Việt Nam hiện nay là (1 - 0,98 - 3,03). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam nói riêng so với thế giới đang ở tình trạng thừa nhân lực trình độ đại học, cao đẳng thiếu nhân lực ở trình độ trung cấp chun nghiệp và cơng nhân kỹ thuật. Phản ánh tình trạng tuyển lao động không đúng với yêu cầu vị trí cơng việc (thường tuyển lao động trí thức có trình độ đại học, cao đẳng làm việc ở vị trí cơng nhân kỹ thuật).
Bảng 2.3. Năng suất lao động bình quân từ năm 2006 đến năm 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu/năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng công ty 1,07 1,37 1,77 2,38 2,35 2,01 2,12 Lĩnh vực thuốc lá điếu 1,18 1,52 1,95 2,37 2,39 2,62 2,58 Trong đó: - Thuốc lá điếu 0,84 1,01 1,3 1,59 1,78 2,1 2,00 - Nguyên liệu 0,41 0,47 0,65 0,79 0,94 0,99 0,10 - Phụ liệu 2,36 2,77 2,85 3,49 3,68 4,65 4,54 - Thương mại dịch vụ 4,71 5,9 6,46 8,42 8,43 7,94 7,63