Giải pháp đầu tư chiều sâu nâng cao khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY

3.2.3.2. Giải pháp đầu tư chiều sâu nâng cao khả năng cạnh tranh

Yêu cầu đầu tư

Hiện đại hóa MMTB tại các cơng ty sản xuất thuốc lá:

- Tập trung đầu tư nâng cấp các thiết bị chủ yếu trong cơng đoạn cuốn điếu, đóng bao có cơng suất phù hợp với khả năng mở rộng sản xuất của từng đơn vị, phù hợp với điều kiện kinh phí và khả năng hồn vốn đầu tư. Đầu tư trọng điểm một số cơ sở có tiềm lực tài chính, uy tín, sản xuất phát triển để hiện đại hóa thiết bị, từng bước theo kịp với các nước trong khu vực.

- Đẩy mạnh việc sản xuất nguyên liệu thuốc lá phục vụ trong nước, thay thế nhập khẩu và xuất khẩu thuốc lá lá chất lượng cao.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm phụ trợ, thay thế dần và tiến tới thay thế phần lớn phụ liệu nhập khẩu.

Đầu tư khai thác các mặt bằng sau khi di dời của nhà máy thuốc lá Sài Gòn, Thăng Long...

Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc lá để phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của thuốc lá nhãn quốc tế sản xuất tại Việt Nam so với thuốc lá ngoại nhập lậu.

Như vậy, trong thời gian tới, cần phải nhanh chóng nâng cấp, hiện đại hóa, kết hợp với việc điều chỉnh cơ cấu chủng loại sản phẩm để thực hiện vị trí chủ đạo cạnh tranh thị trường.

Mục tiêu đầu tư đổi mới và hiện đại hóa thiết bị cơng nghệ

+ Xu hướng đổi mới công nghệ:

Xu hướng các nước trên thế giới sử dụng thuốc lá có hàm lượng Nicotine, Tar thấp nhằm giảm độc hại. Tương lai, thuốc điếu ở Việt Nam phải hòa nhập theo xu hướng và trào lưu cùng thế giới và theo mức sống tăng dần. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trên cơ sở đổi mới công nghệ là vấn đề cấp thiết đối với ngành thuốc lá.

Trang bị mới dây chuyền trương nở sợi, đổi mới công nghệ trong chế biến tách cọng, chế biến nguyên liệu, chế biến sợi, sử dụng hương liệu, phụ liệu theo hướng giảm các chất độc hại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu

dùng và xu hướng quốc tế.

+ Mục tiêu đến năm 2015:

Nâng tỷ lệ sử dụng thuốc lá qua chế biến tách cọng để sản xuất thuốc lá điếu lên 80%. Thay thế phần lớn nguyên liệu nhập ngoại ở các mác thuốc có chất lượng trung bình. Sử dụng trên 30% nguyên liệu sản xuất trong nước để thay thế cho nguyên liệu ngoại cao cấp, sản xuất dạng sợi phối chế trong nước thay thế sợi phối chế sẵn của nước ngoài, để sản xuất các mác thuốc cao cấp.

Đổi mới thiết bị máy cuốn điếu có cơng suất lên 7.000-10.000 điếu/phút, máy đóng bao lên 400 bao/phút (đảm bảo máy mới 100%, không nhập máy tân trang).

Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất tại phân xưởng. Lắp đặt các thiết bị tự động hóa trong kiểm tra chất lượng và hoạt động của thiết bị sản xuất thuốc sợi và thuốc điếu.

Tăng cường các thiết bị tự động liên hoàn ráp nối các khâu chế biến sợi, vận chuyển điếu, đóng bao...

Giảm tiêu hao ngun liệu chính xuống cịn < 17 kg/1.000 bao.

Nâng dần tỷ lệ vật tư, phụ liệu như giấy cuốn, giấy nhôm, keo dán, hương liệu sản xuất trong nước thay thế trên 30% nhập của nước ngoài.

Tỷ lệ thuốc lá đầu lọc đạt 100%.

Tiến tới áp dụng những cơng nghệ mới: giấy có độ xốp lớn, sử dụng đầu lọc xenlulo axetat có than hoạt tính, phụ gia... nhằm sản xuất thuốc lá điếu, giảm tối đa lượng Nicotine, nhựa trong khói thuốc lá.

+ Định hướng đến năm 2020:

Nâng tỷ lệ sử dụng thuốc lá qua chế biến tách cọng để sản xuất thuốc lá điếu lên 100%. Sử dụng nguyên liệu có hàm lượng Nicotine thấp để hạn chế độc hại.

Dây chuyền thiết bị chế biến thuốc lá nguyên liệu sẽ nâng cấp bổ sung theo hướng: tự động và đồng bộ hóa, cơng suất lớn, cấu hình gọn, có các thiết bị kiểm tra, phân loại tự động trên dây chuyền, tỷ lệ thu hồi thành phẩm cao...

Máy cuốn điếu và đóng bao được đầu tư theo hướng tăng công suất vận hành, chất lượng, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu: máy cuốn điếu có cơng suất từ 7.000- 10.000 và trên 10.000 điếu/phút, máy đóng bao có cơng suất từ 250-600 và trên 600 bao/phút. Các thiết bị đồng bộ đi theo bao gồm hệ thống thiết bị trữ điếu, vận chuyển điếu, các computer kiểm tra, hiển thị các sai hỏng, sự cố nhằm đảm bảo tối ưu cho quy cách sản phẩm.

Cải tạo và nâng cấp các nhà máy thuốc điếu hiện có theo hướng hiện đại hóa dây chuyền cơng nghệ, bổ sung máy móc thiết bị có cơng suất cao và tự động hóa trong vận hành, thanh lý các thiết bị cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm. Dự kiến đến năm 2015, MMTB hiện đại chiếm 40%; năm 2020, MMTB hiện đại chiếm 55% năng lực sản xuất của toàn ngành:

- Thiết bị vấn điếu đóng bao: Thay thế và bổ sung các dây chuyền vấn ghép đầu lọc có cơng suất từ 6.000-10.000 điếu/phút; Thay thế và bổ sung các dây chuyền đóng bao 250-400 bao/phút.

- Thiết bị dây chuyền sợi: Tiếp tục bổ sung nâng cấp, hiện đại hóa phân xưởng sợi các nhà máy đạt mức trung bình tiên tiến và hiện đại.

- Xây dựng nâng cấp, hiện đại hóa các nhà xưởng; tự động hóa hệ thống kho tàng, vận chuyển phù hợp với MMTB hiện đại.

Đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu, nâng cao chất lượng nguyên liệu, đầu tư thay thế 01 dây chuyền chế biến nguyên liệu 3 tấn/giờ.

Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất thuốc lá tấm 5.000 tấn/năm để tận dụng các phụ phẩm trong chế biến nguyên liệu (cọng, vụn, bụi thuốc lá) và lá kém phẩm chất.

Hiện đại hóa một số cơ sở sản xuất phụ liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng phụ liệu nhập ngoại.

Di dời một số nhà máy sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố như: Công ty Thuốc lá Sài Gịn, Cơng ty Thuốc lá Thăng Long...

Nâng cấp, hiện đại hóa nhà xưởng, kho tàng phù hợp với quá trình đầu tư MMTB hiện đại. Đầu tư nâng năng lực nghiên cứu KHKT để giảm thiểu chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần phát triển tổng công ty thuốc lá việt nam (vinataba) đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)