3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY
3.2.3.3. Giải pháp củng cố kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của của một doanh nghiệp là sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Do đó, khi nhu cầu tiêu dùng thuốc lá điếu bắt đầu bão hòa, nhu cầu đầu tư phát triển mở rộng sản xuất giảm dần, ngành thuốc lá Việt Nam sẽ từng bước đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, chuẩn bị phương án đầu tư vào các ngành nghề, các lĩnh vực kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
a. Bánh kẹo, thực phẩm chế biến:
Mục tiêu:
kẹo và thực phẩm (Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà và Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị, Công ty TNHH Hải Hà – Kotobuki…) nhằm giữ vị trí chủ đạo tại thị trường Phía Bắc, mở rộng thâm nhập thị trường bánh kẹo miền Trung và miền Nam, phấn đấu giữ vị trí thứ 2 trên tồn thị trường bánh kẹo nội địa (sau Công ty CP Thực phẩm Kinh Đô).
Tăng cường hiệu quả SXKD trong lĩnh vực bánh kẹo, thực phẩm đảm bảo mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn cho cổ đông.
Sản phẩm bánh kẹo nội địa tiên tiến, mang hương vị truyền thống chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu hiện đại.
Giải pháp đề xuất:
- Tập trung các đơn vị sản xuất kinh doanh bánh kẹo thành một đầu mối:
Giải pháp này nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng cạnh tranh nội bộ trong lĩnh vực bánh kẹo theo định hướng tập trung nguồn lực vào một công ty chủ lực thông qua việc hợp nhất các cơng ty, hoặc xem xét khả năng thối vốn ở công ty không thể thực hiện được việc hợp nhất.
Tăng cường năng lực tài chính đủ mạnh cho lĩnh vực sản xuất bánh kẹo từ việc hợp nhất các công ty bánh kẹo và từ nguồn đầu tư của các cổ đông.
Tăng cường năng lực thị trường thông qua sáp nhập các kênh phân phối hiện nay của các công ty con, tận dụng và phát huy thế mạnh của từng kênh để gia tăng khả năng cạnh tranh: giữ vị trí chủ đạo tại thị trường phía Bắc và gia tăng thâm nhập thị trường Miền Trung và Miền Nam. Tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng trên cơ sở sáp nhập các hệ thống cửa hàng của các công ty thành viên, hợp nhất hệ thống phân phối chung của các công ty .
Tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nữa hệ thống kênh phân phối thuốc lá Vinataba cho phân phối bánh kẹo và các sản phẩm thực phẩm khác.
- Tổ chức lại cơ cấu sản phẩm: Tập trung phát triển hai lĩnh vực sản phẩm truyền thống:
+ Lĩnh vực sản xuất bánh kẹo:
Duy trì sản phẩm chất lượng và tiện dụng phục vụ cho phân khúc bình dân (do 80% dân số Việt Nam sống ở nơng thơn có thu nhập thấp).
Phát triển sản phẩm bánh kẹo chất lượng cao, tươi, dinh dưỡng và chức năng, tiện lợi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tiếp tục khai thác năng lực sản xuất và thế mạnh sản phẩm kẹo của Hải Hà, phát triển các sản phẩm thế mạnh của Hữu Nghị như sản phẩm bánh mỳ tươi
công nghiệp, và một số dịng bánh khơ có thế mạnh.
+ Lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến
Hiện nay, Công ty CP Thực Phẩm Hữu Nghị - công ty con của Tổng công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm thực phẩm chế biến.
Các sản phẩm thực phẩm chế biến của các công ty thành viên TCT được đánh giá chất lượng cao và đã bắt đầu được người tiêu dùng chấp nhận, tuy nhiên chưa có thương hiệu trên thị trường, chưa được nhiều người biết đến.
Định hướng tiếp tục phát triển sản xuất sản phẩm thực phẩm chế biến của Công ty CP Hữu Nghị, Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà – khôi phục lại thương hiệu thực phẩm cao cấp có uy tín.
- Đầu tư, cơng nghệ sản xuất:
Trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và thực phẩm, việc đầu tư về công nghệ các công ty bánh kẹo sẽ theo xu hướng:
Cơng tác đầu tư đổi mới cơng nghệ, trình độ MMTB phải được thực hiện theo mục tiêu qui mô kinh doanh sản xuất lớn hơn, nhà xưởng khang trang hơn, công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại hơn đạt loại khá trong khu vực.
Giải quyết bài toán về năng lực MMTB chưa tận dụng hết giữa ba công ty sản xuất bánh kẹo cũng như tránh việc đầu tư trùng lắp, gây lãng phí, tiết kiệm chi phí đầu tư di dời thơng qua phương án sáp nhập hoặc tập trung đầu tư cho một công ty chủ lực.
Sự tập trung vốn vào cơng ty có nguồn lực và tiềm lực hơn nhằm đầu tư đổi mới thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng các giải pháp công nghệ tiên tiến nghiên cứu sản xuất nâng dần tỷ trọng sản phẩm bánh kẹo cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho sức khoẻ người tiêu dùng, ứng dụng đưa dần công nghệ và các chủng vi sinh vật probiotic dạng bào tử, chất xơ vào sản phẩm bánh kẹo, nâng dần sức đề kháng, khả năng tiêu hoá, tăng thị lực, giảm colesterol… đối với người tiêu dùng.
Mở rộng sang lĩnh vực chế biến qui mô vừa sản xuất thực phẩm bổ dưỡng như gạo lức nảy mầm, trà gạo lức bột dưỡng sinh… tạo ra sản phẩm có tác dụng tốt cho sức khoẻ như phòng các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, đường ruột… là những sản phẩm thực phẩm gần gũi người tiêu dùng Việt Nam.
Nghiên cứu định hướng hiện đại hóa cơng nghệ sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến của các công ty thực phẩm trong Tổng công ty.
Xem xét khả năng hợp tác, liên doanh với nước ngoài để tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường bán kẹo cao cấp và cung cấp cho thị trường xuất khẩu các nước phát triển trong khu vực.
Tìm kiếm đối tác hợp tác hoặc liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, cung cấp, chế biến, kinh doanh thực phẩm chế biến sạch từ nguyên liệu đến thành phẩm và phân phối nhằm kiểm soát được chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các thương hiệu thực phẩm.
b. Kinh doanh các sản phẩm đa ngành:
+ Mục tiêu:
Tiếp tục phát triển kinh doanh nước các sản phẩm đa ngành (nước uống tinh khiết Vinawa, Rượu Romantic, trà túi lọc Ngọc Trà…) – các sản phẩm đồ uống chất lượng cao mang thương hiệu của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam với mục tiêu đảm bảo hiệu quả và góp phần khuyếch trương thương hiệu doanh nghiệp Vinataba trong lĩnh vực thực phẩm.
Tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nữa hệ thống kênh phân phối thuốc lá Vinataba cho phân phối các sản phẩm đa ngành.
+ Giải pháp từng bước hồn thiện mơ hình sản xuất kinh doanh:
Giao việc kinh doanh các sản phẩm đa ngành cho hai công ty thương mại – là hai đơn vị có kinh nghiệm và hệ thống phân phối vững chắc, thực hiện để tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn nữa kênh phân phối thuốc lá cho các sản phẩm này.
Thực hiện liên kết với các đơn vị sản xuất đảm bảo về công nghệ và thiết bị sản xuất, có giá thành hợp lý; kết hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng gia công sản xuất để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu Tổng cơng ty.
Việc gia công sản xuất tại các khu vực thị trường lớn của sản phẩm sẽ tiết giảm chi phí vận chuyển các sản phẩm đa ngành trong lưu thông, phân phối so với cách sản xuất và vận chuyển hiện tại, khắc phục việc kinh doanh kém hiệu quả hiện nay.
Xây dựng hệ thống phân phối các sản phẩm đa ngành tại khu vực nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí… góp phần đưa thơng tin thương hiệu Vinataba đến người tiêu dùng.
3.2.3.4. Giải pháp sắp xếp, tái cơ cấu mơ hình tổ hợp Tổng cơng ty Thuốc lá Việt Nam
Tập trung quản lý, sắp xếp lại các đơn vị sản xuất thuốc lá trên cơ sở tiêu thức ngành kinh tế-kỹ thuật thuốc lá trên quan điểm nhà nước độc quyền sản xuất sản phẩm thuốc lá, gộp các đơn vị sản xuất thuốc lá hoạt động trên cùng một địa bàn, cùng tiêu thụ sản phẩm trên một hay một số thị trường, đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trung sản xuất sau khi thực hiện sắp xếp.
Xây dựng Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thành Tổng cơng ty mạnh, giữ vai trị chủ đạo trong ngành cơng nghiệp thuốc lá, làm nịng cốt trong sản xuất thuốc lá chất lượng cao và xuất khẩu thuốc lá, giữ vai trò điều tiết của Nhà nước trong độc quyền sản xuất thuốc lá, hợp tác quốc tế và thực hiện kinh doanh đa ngành.
- Thành lập Tập đoàn thuốc lá Việt Nam (giai đoạn đến 2020):
Hình thành Tập đồn kinh tế vững mạnh lấy lĩnh vực thuốc lá làm trọng tâm trên cơ sở sắp xếp, tổ chức các doanh nghiệp đầu mối, chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong nước, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn thuốc lá nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động kinh doanh đa ngành, tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực chính là: Sản xuất thuốc lá và Công nghệ thực phẩm... đồng thời khai thác tốt các cơ sở vật chất hiện có của từng đơn vị trong kinh
doanh.
- Các giải pháp đề xuất
Các giải pháp tài chính
+ Điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam phù hợp với mơ hình và quy mơ hoạt động của Tổng cơng ty. Nguồn bổ sung vốn điều lệ được lấy từ lợi nhuận sau thuế hàng năm.
+ Chuẩn hóa hệ thống kế tốn tài chính nội bộ thống nhất từ Công ty mẹ - Tổng công ty xuống các đơn vị thành viên. Triển khai hệ thống ERP tồn ngành, trong đó triển khai Module Kế tốn Tài chính là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng.
+ Hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị trong tồn Tổng công ty.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tồn Tổng cơng ty, xây dựng chính sách điều tiết nguồn vốn và phân phối lợi nhuận hợp lý.
+ Tích tụ, tập trung vốn phụ vụ sắp xếp, tái cơ cấu:
- Thực hiện giải pháp tổ chức lại, cổ phần hóa hoặc mua bán, sáp nhập, giải thể các đơn vị thành viên quy mơ nhỏ, kinh doanh khơng hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp theo lộ trình đã đề ra trong giải pháp tái cơ cấu tổ chức - sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trình bày ở phần trên theo nguyên tắc tập trung phát triển, mở rộng
các công ty thành viên kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề cốt lõi của Tổng công ty và làm ăn có lãi.
- Thực hiện lộ trình thối vốn đầu tư ngồi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính.
- Cơng ty mẹ - Tổng cơng ty tiến tới chỉ thực hiện chức năng kinh doanh, đầu tư vốn, thương hiệu, nhãn hiệu và khoa học công nghệ
Giải pháp sát nhập các công ty sản xuất thuốc điếu
Để phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hiện nay là do nhiều cấp quản lý, phân tán ở nhiều địa phương, cần xác định một số doanh nghiệp tương đối vững về khả năng cạnh tranh và đang có triển vọng phát triển thị trường có thể đứng ra làm nịng cốt (doanh nghiệp đầu mối). Tiến hành sắp xếp, sáp nhập các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá quy mô nhỏ, kinh doanh không hiệu quả hoặc thiếu khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế vào các doanh nghiệp đầu mối, hình thành các doanh nghiệp mới, đủ mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (hiện đang quản lý 12/17 doanh nghiệp sản
xuất thuốc lá) cũng phải tổ chức sắp xếp lại các đơn vị thành viên theo hướng sáp
nhập, hợp nhất một số đơn vị thành những đơn vị có quy mơ lớn ( 200 triệu bao/năm) theo từng khu vực để có thể tập trung đầu tư hiện đại hóa MMTB, thống
nhất về sản xuất và thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Giải pháp phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá trong nước
+ Đầu tư trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao thay thế nguyên liệu nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu.
+ Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ KHKT vào công tác phát triển vùng trồng thuốc lá nguyên liệu
+ Phối hợp với các Ban ngành, địa phương trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
Giải pháp về sản xuất phụ liệu
+ Một trong những mặt hạn chế của ngành thuốc lá là kim ngạch nhập khẩu khá lớn, trong đó phải kể đến là nhập khẩu phụ liệu. Trong thời gian qua, ngành thuốc lá đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ liệu trong nước thay thế nhập khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn ngành.
thay thế nhập khẩu:
- Đầu tư mở rộng năng lực của Công ty cổ phần Cát Lợi: sản xuất cây đầu lọc, giấy sáp vàng, nhãn bao, tút các loại, thùng carton,... để thay thế hoàn tồn nhập khẩu.
- Liên doanh với Cơng ty ToYo Việt Nam để khai thác hết công suất sản xuất giấy nhơm và giấy bìa tráng nhơm chất lượng cao.
- Liên doanh sản xuất giấy bóng kính BOPP.
- Đầu tư bổ sung và nâng cấp Xưởng sản xuất hương liệu.
- Nghiên cứu để sản xuất các loại phụ liệu khác phục vụ cho ngành thuốc lá và kinh doanh đa ngành,...
Giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Đối với lao động trực tiếp:
- Song song với việc đầu tư thay thế, đổi mới thiết bị sản xuất là bố trí sắp xếp lại lao động sản xuất và đào tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho công nhân theo từng dự án đầu tư.
- Phối kết hợp với các trường kỹ thuật đào tạo cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao để có đủ trình độ tiếp nhận cơng nghệ mới.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng công nhân trồng trọt, công nhân công nghệ vận hành thiết bị, công nhân cơ khí có tay nghề cao để chủ động kỹ thuật vận hành thiết bị sản xuất.
- Xây dựng và ban hành các cơ chế khen thưởng nhằm động viên và phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, có tác dụng tăng năng suất và chất lượng lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm của công nhân.
+ Đối với lao động gián tiếp:
- Tinh giảm bộ máy quản lý, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.
- Kết hợp với các trường đại học trong nước thường xuyên mở lớp đào tạo cán bộ quản lý về quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường.
- Nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ quản lý thông qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trung, cao cấp.
- Có cơ chế, chính sách phù hợp để động viên sức sáng tạo của cán bộ khoa học kỹ thuật.
nghiên cứu khoa học đi tu nghiệp ở nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong khu vực trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- Mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật với các viện thuốc lá trên thế giới.