Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011
2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM
2.2.1 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn
2.2.1 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM TP.HCM
Trước các biện pháp mạnh của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, điểm yếu thanh khoản của các NHTM dần lộ rõ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân
hàng đã tăng lãi suất thu hút tiền gửi của khách hàng. Điều này dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất vào giữa tháng 2 năm 2008 và có lẽ khơng có điểm dừng nếu Ngân hàng Nhà nước khơng “tt cịi” bằng Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 khống chế trần lãi suất huy động là 12%/năm. Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt qua con số 40%/năm, là mức tăng cao nhất chưa từng có trong lịch sử thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Mặc dù, các ngân hàng đều khẳng định khả năng thanh khoản của ngân hàng mình vẫn đảm bảo. Nhưng cuộc chạy
đua lãi suất khơng có điểm dừng khơng thể chỉ do chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh từ
NHNN.
Đó là do vấn đề quản trị rủi ro kinh doanh nói chung các NHTMVN, quản trị
rủi ro thanh khoản của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM nói riêng chưa được coi trọng, các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng quá nhanh và đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khốn, bất động sản. Khi các thị trường này sụt giảm thì khả năng thu hồi các khoản cho vay đó bị ảnh hưởng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình qn năm 2010 so với 2009 của 26 NHTMCP trên địa bàn TP.HCM là 37 % đã minh chứng cho nhận định trên đây (Xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 so với 2009 của 26 NHTMCP ở TP.HCM.
Dư nợ tín dụng Tăng trưởng % STT NHTM
2009 2010 Tuyệt đối %
1 An Bình 12,740,502 5,581,745 (7,158,757)
-56
2 Việt Nam Thịnh vượng 15,682,819 25,094,534 9,411,715
60 3 Công thương 161,619,376 231,434,907 69,815,531 43 4 Dầu Khí Tồn Cầu 5,962,890 8,843,885 2,880,995 48 5 Hàng Hải 23,871,616 31,829,535 7,957,919 33 6 Kiên Long 4,845,376 6,946,707 2,101,331 43 7 Kỹ thương 41,580,370 52,316,862 10,736,492 26
8 Bưu Điện Liên Việt 5,394,435 9,755,415 4,360,980 81
9 Phương Tây 1,785,004 3,942,622 2,157,618 121
10 Phát triển Mê Kông 2,361,341 2,670,397 309,056
13 11 Nam Việt 9,864,203 10,638,936 774,733 8 12 Nhà Hà Nội 13,138,567 18,300,130 5,161,563 39 13 Phát triển TP.HCM 136,461,172 11,643,356 (124,817,816) -91 14 Phương Nam 19,588,538 30,984,764 11,396,226 58 15 Quân đội 29,140,759 48,058,249 18,917,490 65 16 Quốc Tế 27,103,139 41,257,639 14,154,500 52
17 Sài gịn cơng thương 9,600,247 10,309,792 709,545 7 18 Sài Gòn Thương Tín 59,657,004 77,359,055 17,702,051 30 19 Sài gòn – Hà nội 12,701,664 24,028,598 11,326,934 89 20 Ngoại thương 136,002,570 169,985,696 33,983,126 25 21 Sài Gòn 38,003,086 52,656,469 14,653,383 39 22 Xuất Nhập Khẩu 61,855,984 86,478,408 24,622,424 40 23 Á Châu 34,355,544 38,436,000 4,080,456 12 24 Đông Á 10,138,650 17,448,149 7,309,499 72 25 NH Đại Dương 5,188,280 9,976,317 4,788,037 92
26 Đầu tư và PT Việt Nam 200,999,434 248,898,483 47,899,049 24
Bình quân 195,234,080 37
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên. Tỷ lệ tăng trưởng = (Dư nợ 2010-Dư nợ 2009)/Dư nợ 2009*100.
Hình 2.1 Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và dư nợ tín dụng 2008-2011
Nguồn: NHNN
Nhìn vào biểu đồ ta có thê thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng rất mạnh vào năm 2009 và sau đó giãm dần vào 2010 và 2011. Cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, trong tình hình lạm phát cao, NHNN thực hiện mạnh CSTT đối việc áp trần LS huy động làm trạng thái thanh khoản của các NHTM nói chung và các NHTM trên địa bàn TP.HCM trở nên căng thẳng. Việc hợp nhất 3 ngân hàng Việt Nam Thương Tín,
Đệ Nhất, NHTMCP Sài gòn vừa qua cho thấy sự căng thẳng thanh khoản trong hệ
thống và điều này sẽ hạn chế khơng ít khả năng điều hành CSTT nói chung, chủ
trương giảm LS nói riêng.
Theo lý thuyết đã trình bày ở Chương 1, các ngân hàng có thể lựa chọn chiến
lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân
hàng mình. Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong ba năm từ 2008 đến 2011 của 26/33 NHTMCP trên địa bàn TP.HCM, luận văn chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá tính
thanh khoản và quản trị thanh khoản của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM: Vốn điều lệ.
Hệ số CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi. Nợ xấu
Chính sách lãi suất tác động đến tính thanh khoản của NHTMCP Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động.
Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; hoặc
H3: (Tiền mặt+Tiền gửi thanh tốn tại NHNN+Tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”. Đây là chỉ số trạng thái tiền mặt.
Chỉ số năng lực cho vay H4:Dư nợ/Tổng tài sản “Có”. Chỉ số H5:Dư nợ/Tiền gửi khách hàng.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứngkhoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD.
Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng; hoặc H8: (Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng.
Tiêu chuẩn đánh giá, so sánh dựa trên các quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và báo cáo thực nghiệm của các tổ chức quốc tế về các ngân hàng trên thế giới: Tiêu chuẩn Basel trong việc quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM; Quyết định
297/1999/QÐ-NHNN5; Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN; Thơng tư 13/2010/TT-
NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010 về Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng; Thơng tư 19/2010/TT-NHNN và thơng tư 22/2010/TT-
NHNN; Báo cáo thực nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit – loan synergies vary with market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E. Strahan, April 2006, khảo sát 100 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ.