Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)

Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011

2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

2.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Với cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản nêu trên, Luận văn đã phân tích, đánh giá, so sánh các tiêu chí, chỉ số này với các quy định của Chính phủ, NHNN và tiêu chí, chỉ số tương đương của các ngân hàng trên thế giới. Qua đó, phản ánh dưới góc độ nhất định về tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các

NHTMVN. Những phân tích, đánh giá trên đây cho thấy sự yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản ở các NHTMVN xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như sau:

1. Nguyên nhân từ phía các ngân hàng

Một là, chưa có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản rõ ràng, định hướng mang tính dài hạn.

Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng q nóng trong khi lại bng lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an tồn theo tiêu chuẩn của NHNNVN. Trong bối cảnh đó, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thơng thì một số NHTM khơng thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư.

Một vấn đề khác cần xem xét, đó là liệu có phải công tác dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh ở các ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phân tích kỹ hơn, tín hiệu về việc thực thi CSTT thắt chặt được NHNN phát đi khá sớm với

động thái tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi bằng Quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày

28/05/2007 về việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với TCTD. Thế nhưng, các NHTM

dường như không quan tâm, vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng mà khơng có những biện pháp phịng ngừa thích ứng. Việc tăng trưởng tín dụng quá mức năm 2007 - được xem

là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát - một mặt thể hiện sự chủ quan nhất

định trong quản trị, điều hành của các ngân hàng; mặt khác, cho thấy, hoạt động của

các NHTM Việt Nam chưa theo kịp xu hướng của ngân hàng hiện đại, trong đó dịch vụ là kênh mang lại thu nhập chính cho ngân hàng chứ khơng phải là kênh tín dụng. Như vậy, cho dù có nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng thanh khoản

nhưng các nguyên nhân nội tại từ chính các NHTM Việt Nam đã gây ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong thời gian qua là không thể phủ nhận.

Hai là, một số chính sách mới ban hành nhưng chưa thật sự phù hợp, chưa

đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế về vấn đề an tồn hoạt động ngân hàng.

Các NHTM đã khơng thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong tồn hệ thống ngân hàng.

Ba là, khả năng kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản trị cho vay, quản trị tín dụng chưa cao làm gia tăng rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng dẫn đến đến rủi ro thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản khơng ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay

tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng khơng có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh tốn khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh

khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.

Chính sách lãi suất của nhiều NHTMCP ở TP. Hồ Chí Minh thiếu linh hoạt và

bất cập. Sự bất cập trong quản trị lãi suất dẫn đến rủi rolãi suất, giảm hiệu quả sinh lời của vốn tín dụng. Rủi ro khe hở lãi suất ngày càng thể hiện, đặc biệt trong năm

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực không cao, sử dụng chưa thật sự hợp lý. Hơn nữa, trình độ cơng nghệ ngân hàng cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa hoạt động ngân hàng

2. Một số nguyên nhân khác:

CSTT thiếu nhất qn và khơng có mục tiêu trọng điểm trong từng thời kỳ, nên trong một số tình huống NHNN trở nên khó khăn hơn khi lựa chọn cơng cụ tác động, nhất là trong điều kiện Việt Nam, khi mà thị trường tài chính chưa hồn thiện cả về cơng cụ và chính sách. Kết quả là, thị trường tài chính: chứng khốn, bất động sản, các

định chế tài chính trung gian chịu ảnh hưởng khơng đáng có từ CSTT “ tham vọng” đó.

Dịng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tác động của lạm phát và lòng tin.

Sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của ngân hàng trong thời gian qua, có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp xảy ra với ngân hàng. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm mạnh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cũng

Kết luận chương 2: Phân tích thực tế tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của

các ngân hàng được khảo sát cho thấy: Khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng còn thấp, các ngân hàng đã vay qua đêm để đảm bảo DTBB và khả năng thanh tốn; cịn nguồn vốn huy động được đêm cho vay, mà lại cho vay đầu tư vào chứng khoán, bất

động sản là chủ yếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đây là những lĩnh vực có độ rủi ro rất

cao. Khi lượng cung tiền bị siết chặt cũng là lúc lãi suất tăng cao, trong khi các khoản cho vay chưa thể thu hồi (hay khó thu hồi), khả năng thanh khoản sụt giảm là điều tất yếu. Thêm vào đó, các tài sản khác như chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt lại được dự trữ với tỷ lệ khá thấp, cũng làm cho tình trạng căng thẳng thanh khoản trầm trọng thêm. Rõ ràng khi NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ một cách mạnh mẽ, sẽ tác động làm cho khả năng thanh khoản của các NHTM gặp khó khăn nhất định. Dĩ nhiên, đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các ngân hàng

nhìn lại mình và có các giải pháp hợp lý nhằm đạt đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai trước khi quá muộn. Bên cạnh đó NHNN cần đề ra các tiêu chí nâng cao

tính thanh khoản mà NHTM buộc phải thực hiện theo một lộ trình nhất định và có định hướng rõ ràng, NHTM thiếu thanh khoản khá gay gắt thời gian qua 2008 đến

hiện nay phần nào có trách nhiệm của khâu giám sát thanh tra đã không cảnh báo kịp thời. Hệ thống NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đang cần những giải pháp kịp thời và căn bản, thà muộn cịn hơn khơng vì nếu chậm trễ trong giải bài toán thanh khoản mà hệ thống NHTM đang mắc phải hiện nay thì việc trả giá của nền kinh tế là rất đắt.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG

CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)