Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)

Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011

2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

2.2.1.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5

khách hàng (LDR)

Để hiểu rõ hơn về chỉ số H4, chúng ta xem xét chúng cùng với chỉ số H5, là chỉ số

dư nợ/tiền gửi khách hàng, đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư.

Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng lên và địi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do

đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Mặc dù, một tỉ lệ LDR cao chưa bao giờ được

lượng hóa, nhưng nó là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho

vay. Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh

khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng (tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng

thấp).

Theo số liệu tính tốn, năm 2009 có 17/26 ngân hàng cho vay vượt mức tiền gửi

huy động được, hầu hết các ngân hàng đều vượt mức 90%, đặc biệt Ngân hàng phát

triển MêKong vượt trên 200%. Chỉ số H5 trung bình hai năm 2009 - 2010 là 101%, có nghĩa, tính bình qn các ngân hàng cứ huy động được 1 đồng thì cho vay trên 1,01

đồng. Như vậy, hầu hết các NHTM đều vượt giới hạn quy định của Thông tư 13 “giới

hạn tỷ lệ cho vay trên vốn huy động không quá 80%” Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là

các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của các NHTM, danh mục cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, tồn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động khá cao. Trong trường hợp này, các ngân hàng buộc phải vay TCTD khác để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Bảng 2.8 Chỉ số H5 dư nợ/tiền gửi khách hàng (thời điểm 31/12/2011)

STT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI H5

2005 2009 2010 2011

1 An Bình 96.76% 84.93% 76.55% 96.30%

2 Việt Nam Thịnh vượng 91.26% 95.11% 104.69% 98.15% 3 Công thương 97.51% 108.93% 112.39% 112.88% 4 Dầu Khí Tồn Cầu 106.75% 72.59% 89.00% 109.18%

5 Hàng Hải 78.83% 79.43% 65.46% 60.02%

6 Kiên Long 99.00% 101.06% 105.30% 101.61%

7 Kỹ thương 65.16% 66.56% 64.95% 70.57%

8 Bưu Điện Liên Việt 84.63% 123.00% 111.30% 49.26%

9 Phương Tây 158.11% 53.94% 70.49% 69.76%

10 Phát triển Mê Kông 102.44% 348.67% 134.70% 251.07%

11 Nam Việt 90.55% 102.43% 99.23% 94.00% 12 Nhà Hà Nội 92.72% 96.26% 113.06% 120.39% 13 Phát triển TP.HCM 141.47% 80.39% 83.25% 72.54% 14 Phương Nam 104.80% 133.07% 108.40% 101.30% 15 Quân đội 57.04% 72.89% 73.10% 65.94% 16 Quốc Tế 81.94% 83.74% 91.70% 96.97%

17 Sài gịn cơng thương 109.49% 112.68% 132.00% 122.58%

18 Sài Gịn Thương Tín 75.89% 98.58% 112.00% 134.00% 19 Sài gòn – Hà nội 65.49% 86.57% 93.71% 82.81% 20 Ngoại thương 94.00% 79.93% 82.71% 89.97% 21 Sài Gòn 100.57% 102.84% 92.19% 100.19% 22 Xuất Nhập Khẩu 67.54% 98.03% 103.75% 138.01% 23 Á Châu 53.89% 71.16% 80.87% 72.29% 24 Đông Á 109.97% 122.97% 139.00% 120.18% 25 NH Đại Dương 92.44% 43.37% 41.17% 49.72%

26 Đầu tư và PT Việt Nam 99.00% 107.33% 101.72% 120.05%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.

Bảng 2.9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008 -2011

Tỷ lệ cho vay/ huy động giai đoạn 2008 -2011

Năm 2008 2009 2010 2011

LDR 0.93 1.01 0.96 1.00

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên và tham khảo nguồn UBGSTCQG

Bảng 2.10 Tỉ lệ LDR của một số nước châu Á (%) Nước Indone-

sia Quốc Hàn Trung Quốc Philip-pines Bah- rain

Tanza

-nia Nam Việt

LDR (%) 75- 102 100 75 75 75 80 80 (85) Nguồn: Học viên tham khảo “Đôi điều cần bàn thêm về tỉ lệ cấp tín dụng so với

nguồn vốn huy động” Lê Đắc Cù, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, số 16/2010.

Qua số liệu ta có thể thấy chuẩn về chỉ số LDR của Việt Nam khác cao so với các nước trong khu vực Châu Á, thế nhưng hầu hết các NHTM không đáp ứng được yêu

cầu đưa ra, cho thấy tình hình thanh khoản của các NHTM có vấn đề cần phải xem lại. Chỉ số H4 trung bình giai đoạn 2008 -2011 vượt 50%, chỉ số H5 trung bình giai đoạn này đều vượt trên 90%. Ở đây, cần chú ý một số ngân hàng có tỷ lệ các khoản tín

dụng/tổng tài sản “Có” thấp (dưới 40%), nhưng thực tế ngân hàng đó đã sử dụng hết tiền gửi của khách hàng và phải vay từ TCTD khác để cho vay, như: Bưu Điện Liên

Việt, ngân hàng phát triển MeKong thể hiện qua chỉ số H5 đều vượt trên 100%.

Mặc dù có những hạn chế, tỉ lệ LDR vẫn có một số giá trị nhất định, đó là, khi tỉ lệ tăng lên là tín hiệu cảnh báo, thúc đẩy các nhà quản trị, giám sát ngân hàng đánh giá toàn bộ chương trình bành trướng của nó. Đây khơng phải là một thước đo hồn hảo về tính thanh khoản, nhưng là một công cụ đo lường gần đúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 62)