Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011
2.2 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM
2.2.1.8 Chỉ số cấu trúc tiền gửi H8
khách hàng.
Chỉ số H8 được tính tương tự như chỉ số H3, đối với trường hợp các NHTM có thuyết minh báo cáo tài chính khơng đầy đủ, thì phần tử số để tính chỉ số H8 bao gồm: tiền mặt cộng (+) tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD. Đối với trường hợp các ngân hàng còn lại, phần tử số nêu trên tính cả tiền mặt cộng (+) tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn tại các TCTD. Nếu tính cả tiền gửi có kỳ hạn vào mà chỉ số H8 đã thấp, thì khi loại khoản tiền gửi này ra khỏi tính tốn, chỉ số H8 còn thấp hơn. Do vậy, cả hai trường hợp đều phản ánh được khả năng thanh toán của các ngân hàng. Chỉ số H8
càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Với kết quả tính tốn, năm 2011 hầu hết các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM có chỉ số H8 nhỏ hơn 1, nghĩa là các ngân hàng này đã dự trữ chưa đủ trên tiền gửi khách hàng để đảm bảo nhu cầu
Bảng 2.13 Hệ số H8 (thời điểm 31/12/2011)
H8 STT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2008 2009 2010 2011
1 An Bình 0.39 0.58 0.61 0.41
2 Việt Nam Thịnh vượng 0.14 0.47 0.50 0.82
3 Công thương 0.17 0.18 0.26 0.27
4 Dầu Khí Tồn Cầu 0.95 0.84 0.35 0.15
5 Hàng Hải 1.12 0.85 0.65 0.48
6 Kiên Long 0.22 0.34 0.28 0.52
7 Kỹ thương 0.43 0.44 0.63 0.54
8 Bưu Điện Liên Việt 1.01 0.54 0.46 0.78
9 Phương Tây 1.02 1.86 0.18 0.29
10 Phát triển Mê Kông 0.42 0.10 1.31 3.40
11 Nam Việt 0.72 0.57 0.13 0.23 12 Nhà Hà Nội 0.80 0.64 0.50 0.27 13 Phát triển TP.HCM 0.48 0.30 0.67 0.55 14 Phương Nam 0.43 0.51 0.52 0.35 15 Quân đội 0.60 0.62 0.53 0.48 16 Quốc Tế 0.33 0.56 0.59 0.68
17 Sài gịn cơng thương 0.21 0.06 0.23 0.14
18 Sài Gịn Thương Tín 0.22 0.39 0.37 0.28 19 Sài gòn – Hà nội 0.32 0.44 0.46 0.55 20 Ngoại thương 0.22 0.31 0.41 0.49 21 Sài Gòn 0.21 0.71 0.22 0.15 22 Xuất Nhập Khẩu 0.45 0.36 0.45 1.34 23 Á Châu 0.52 0.50 0.43 0.63 24 Đông Á 0.21 0.13 0.16 0.34 25 NH Đại Dương 0.45 0.53 0.45 0.64
26 Đầu tư và PT Việt Nam 0.03 0.23 0.25 0.25
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng và kết quả tính tốn của học viên.
Một số ngân hàng có chỉ số H8 cao hơn 1: Hàng Hải, Ngân hàng Bưu Điện,
Phát triển Mê Kông, Xuất Nhập Khẩu,.. tuy nhiên khi xét chúng kết hợp với chỉ số H5
và H7 cho thấy tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5) của hầu hết các ngân hàng này khá cao, từ 85 % trở lên, do vậy việc duy trì một tỷ lệ cao của chỉ số H8 chủ yếu là tiền vay từ TCTD khác và duy trì số vốn vay này ở tài khoản tiền mặt, hoặc tiền gửi tại các TCTD.
Với cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản nêu trên, Luận văn đã phân tích, đánh giá, so sánh các tiêu chí, chỉ số này với các quy định của Chính phủ, NHNN và tiêu chí, chỉ số tương đương của các ngân hàng trên thế giới. Qua đó, phản ánh dưới góc độ nhất định về tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của các
NHTMVN. Những phân tích, đánh giá trên đây cho thấy trong giai đoạn năm 2008 - 2011 hầu hết các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đều trong tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng.