Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng chuẩn mực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

Bảng 2 .9 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình giai đoạn 2008-2011

3.3 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng chuẩn mực

Basel trong việc quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng thương

mại.

3.3.1 Hoàn thiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN

Căn cứ theo những đánh giá trong chương II, Thơng tư 13/2010/TT- NHNN cần có những thay đổi để góp phần hướng các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo

Basel II và xa hơn là Basel III. Cụ thể như sau:

Thứ nhất là thay đổi cách tính CAR (hệ số an tồn vốn). Theo đó, Thơng tư 13

nên đảm bảo phần tính mẫu số của cơng thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị

trường và rủi ro hoạt động (rủi ro tác nghiệp).

Thứ hai, Basel II đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy

mơ, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình; Thơng tư 13/2010/TT-NHNN cũng cần xây dựng việc tính mức độ đủ vốn căn cứ theo quy mô và phạm vi hoạt động của các NHTM.

Thứ ba, Thông tư 13/2010/TT-NHNN nên khắc phục những bất cập trong quy

định về hệ số rủi ro của các tài sản Có trong cơng thức tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu.

Xác định hệ số rủi ro phù hợp cho các loại tài sản: Với các khoản cho vay đầu tư

chứng khoán và cho vay đầu tư bất động sản, cần xem xét phân loại và xác định hệ số rủi ro khác nhau cho các hình thức cho vay có mức độ rủi ro khác nhau. Xây dựng ma trận xác định hệ số rủi ro của các khoản mục Tài sản Có là các khoản cho vay, trong

đó xác định hệ số rủi ro theo mức độ tín nhiệm, theo nhóm nợ của khoản vay, theo loại

hình tài sản đảm bảo.

- Thơng tư 13/2010/TT-NHNN cần phân loại tài sản chi tiết và tính đến sự khác biệt giữa các mức độ rủi ro riêng biệt. Ðối với các khoản phải đòi, hệ số rủi ro được

xác định dựa trên loại hình tài sản bảo đảm (giấy tờ có giá, bất động sản,…) và đối

tượng (Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, cơng ty trực thuộc, các tổ

chức tín dụng khác…), nhưng đồng thời phải chi tiết cho rủi ro theo mức độ tín nhiệm của đối tác hoặc theo đặc điểm của khoản tín dụng.

Thứ tư, cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy của các NHTM.

Theo đó quy định cụ thể giới hạn Vốn tự có so với Tổng tài sản trong xác định việc đủ vốn tại NHTM. Ðiều này sẽ hướng các NHTM tiếp cận được Basel III.

Thứ năm, áp dụng triệt để 5 nguyên tắc của trụ cột 2 của Basel II để góp phần

nâng cao kỷ cương trong tuân thủ các quy định về giám sát an toàn ngân hàng. Theo

Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng một cách cụ thể việc thực hiện 4 trong 5 nguyên tắc của trụ cột 2 thuộc Basel II. Ðó là: (i) Phải đảm bảo định kỳ thường xuyên

đánh giá chính sách của ngân hàng về vốn, sự tuân thủ của ngân hàng đối với các tỷ lệ

vốn pháp định; (ii) Kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết khi phát hiện những bất cập trong q trình đánh giá; (iii) Có quyền yêu cầu ngân hàng duy vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thị rường; (iv) Có quyền can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng vốn của ngân hàng giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu. Rõ ràng, theo kinh nghiệm của các quốc gia áp dụng Basel II, việc quy định cụ thể các nguyên tắc trong trụ cột 2 của Basel II vào chức năng nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao vị thế của Cơ quan này, đồng thời đảm bảo tránh được sự chủ quan của chủ sở hữu ngân hàng khi điều kiện thị

trường đang thuận lợi.

3.3.2 Về quản trị đòn bẩy tài chính của các NHTM

NHNN cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy của các NHTM. Theo đó, quy định cụ thể giới hạn tối thiểu Vốn tự có so với Tổng tài sản trong xác định việc đủ vốn tại NHTM (quy định này hoàn toàn phù hợp với việc thay thế cho tỷ

lệ tín dụng/vốn huy động và theo đúng khuyến nghị tại Basel III). Hơn thế nữa, quy

định này sẽ phù hợp với xu thế phát triển của ngân hàng hiện đại là hoạt động không

chỉ hướng tới nghiệp vụ tín dụng mà cịn bao gồm cả các nghiệp vụ phái sinh (làm gia tăng tài sản ngoại bảng). Vấn đề đáng chú ý là giới hạn vốn tự có so với tổng tài sản cần là giới hạn “động”. Do đó, các NHTM khơng chỉ cần xây dựng đủ vốn dựa trên hệ số an tồn vốn tối thiểu mà cịn phải tính đến việc tăng vốn phù hợp tốc độ gia tăng tổng tài sản (gồm cả tài sản nội bảng và tài sản ngoại bảng) của ngân hàng trong giai

đoạn kinh tế ở chu kỳ thịnh vượng, bởi việc tăng vốn trong chu kỳ thịnh vượng sẽ góp

phần củng cố năng lực của ngân hàng trong giai đoạn suy thoái.

3.3.3 Kiến nghị dự kiến về lộ trình áp dụng Basel II &III.

Với kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng Basel II và III, một lộ trình phù hợp với hiện trạng của hệ thống ngân hàng cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế là cần thiết để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả Basel II. Ðồng thời, song song với quá trình này, cũng có thể áp dụng từng bước Basel III bởi Basel III trên thực chất là sự chỉnh sửa và bổ sung một số nội dung của Basel II.

Vấn đề đáng lưu ý trong lộ trình trên chính là việc đảm bảo các điều kiện vĩ mô. Lộ trình đảm bảo các điều kiện kinh tế vĩ mơ tối thiểu phải kéo dài trong 5 năm. Như vậy, trong 2 năm 2012-2013, NHNN cần hồn thiện Thơng tư 13/2010/TT-NHNN

theo các khuyến nghị trong Basel II. Ðồng thời, trong 2 năm này, NHNN cần tích cực hồn thành việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng với mục tiêu nâng cao sức mạnh toàn hệ thống trên cơ sở giảm bớt số lượng ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đảm bảo chương trình phục hồi kinh tế trong 2 năm 2012-2013 để tạo điều kiện tốt nhất cho việc áp dụng Basel II từ năm 2014 trở đi. Bên cạnh đó, NHNN ngay trong năm 2013 phải đảm bảo hồn thành xong Thơng tư hướng dẫn việc thực tồn diện Basel II để từ

đó có thể áp dụng được từ năm 2014. Song song với q trình này là giai đoạn 5 năm để hồn thiện mơ hình giám sát ngân hàng theo định hướng mơ hình giám sát hợp nhất

và 3 năm hồn thiện các quy định liên quan đến minh bạch thông tin đảm bảo kỷ luật thị trường theo tinh thần của Basel II. Ðối với phát triển mơ hình quản trị rủi ro hệ thống, NHNN cần làm đầu mối để triển khai “Hệ thống cảnh báo sớm” hoặc các

phương pháp tương đương để có thể phịng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro hệ thống.

Công việc này cần thực hiện gấp trong 2 năm từ 2012 đến 2013, đảm bảo Việt Nam có hệ thống phịng ngừa và hạn chế rủi ro hệ thống trước khi chính thức áp dụng Basel II & III.

3.3.4 Các quy định khác trong an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thứ nhất, phân tích tình huống và khả năng chịu đựng (stress-test & scenario

analysis) là những vấn đề còn rất mới với các TCTD của Việt Nam nói chung, NHTM nói riêng, nên NHNN cần có nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp các TCTD cũng như NHTM thực hiện công tác này một cách có hiệu quả.

Thứ hai, NHNN cần đưa ra các cơ chế để các TCTD có thể rót vốn cho các cơng ty trực thuộc là cơng ty cho th tài chính trong các trường hợp đặc biệt để đảm bảo an toàn hệ thống, hỗ trợ cho thị trường cho thuê tài chính trong giai đoạn khó khăn.

Thứ ba, có hướng dẫn cụ thể cho các TCTD trong việc xử lý đối với các tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, đầu tư đang vượt quá giới hạn Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các thơng tư liên quan cho phép, trong đó nêu rõ hướng xử lý, lộ trình thực hiện.

Ngồi ra, NHTW cần yêu cầu các NHTM xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ, hoàn thiện mơ hình tổ chức cho phù hợp điều kiện thực tế tại mỗi đơn vị,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)