Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 97 - 99)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân tạ

3.2.5. Nâng cao năng lực tài chính

Tăng vốn tự có

Với qui mơ vốn như hiện nay, các NHTM Việt Nam khó đứng vững trong mơi trường cạnh tranh trong thời gian sắp tới, khi chúng ta đang thực hiện lộ trình mở cửa thị

trường theo AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ của tổ chức WTO. Trong bối cảnh đó, Eximbank phải xây dựng giải pháp phát triển nhanh về vốn. Eximbank cần thực hiện tăng vốn từ những nguồn chính như sau:

Tăng vốn từ nội bộ ngân hàng: Đây là nguồn vốn bổ sung cơ bản của NH trích từ lợi

nhuận khơng chia. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trường vốn. Với ưu thế về chi phí huy động khơng cao, khơng ảnh hưởng đến quyền kiểm soát NH của các cổ đơng.

Tăng vốn từ bên ngồi: Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mặc dù có nhiều thuận lợi, các cổ

đông rất ủng hộ việc chia cổ tức một phần bằng cổ phiếu. Nhưng trong thực tế cũng gặp một số khó khăn như: tâm lý cổ đơng lo sợ sẽ ảnh hưởng đến việc phân chia cổ tức thấp, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín ngân hàng, cũng như khơng đáp ứng nhu cầu tăng vốn nhanh. Như vậy, việc tăng vốn bên ngồi cũng có vị trí quan trọng giúp NH phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập.

Để thực hiện việc tăng vốn từ bên ngồi, Eximbank có thể thực hiện bằng các biện pháp như: bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư trong nước, bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu dài hạn.

Trong các cách tăng vốn từ bên ngoài kể trên, tăng vốn từ việc bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư nước ngồi là có hiệu quả hơn đối với Eximbank. Bởi vì, Eximbank có thể chủ động chọn cổ đơng nước ngồi phù hợp với chiến lược phát triển. Các cổ đơng nước ngồi thường chấp nhận mức giá mua cao hơn thị giá trên thị trường nội địa, đồng thời Eximbank sẽ tranh thủ được sự hỗ trợ về nghiệp vụ và quản lý.

Hiện nay, SMBC đang nắm giữ 15% cổ phiếu của Eximbank. Nhưng theo quy định hiện hành của nhà nước thì các nhà đầu tư nước ngồi được nắm tối đa 30% vốn tự có của NHTM trong nước. Như vậy, giai đoạn 2012-2020, Eximbank có thể huy động vốn từ việc bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài rất hiệu quả.

Nâng cao chất lượng tài sản có

Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phịng, rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cường các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.

Tăng cường quản lý chất lượng hoạt động tín dụng: Eximbank cần rà sốt lại quy chế, quy trình thẩm định, từ xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời tăng cường hoạt động của phòng xử lý nợ quá hạn, uỷ ban quản lý tài sản nợ-có, thường xuyên theo dõi, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tín dụng, chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng, cải thiện hệ thống thông tin quản lý KH và kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)