Nhóm nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Sài Gòn

2.2.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới

Kinh tế thế giới trong thời gian qua liên tiếp chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính ngân hàng bắt nguồn từ Mỹ và lây lan ra toàn thế giới. Tiếp sau đó là khủng hoảng nợ ở khu vực châu Âu. Khủng hoảng làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sụt giảm, thất nghiệp gia tăng…đồng thời gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch để bảo vệ sản xuất trong nước. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam nhất là trong năm 2009. Ngoài ra, khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng đã làm giảm uy tín, xếp hạng tín nhiệm của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các ngân hàng Việt Nam trên hai phương diện: thứ nhất, số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giảm xuống; thứ hai, nhiều ngân hàng trong nước đã rút

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số ( triệu USD) 1.517 6.524 13.458 7.347 0.545

tiền về hoặc cắt giảm nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngồi do lãi suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút. Hệ quả tất yếu là việc thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn, với chi phí cao hơn và rủi ro lớn hơn trước.

Chính sách điều tiết vĩ mơ nền kinh tế *Về tỷ giá hối đối

Như đã phân tích ở chương 1, tỷ giá hối đối là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp XNK và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển dịch vụ TTQT của các NHTM. Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam là chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà nước. Đây là

một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Với cơ chế tỷ giá này, NHNN sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia... Tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốc gia khác.

Tỷ giá niêm yết chính thức của các NHTM tối đa bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo công bố của NHNN cộng trừ với biên độ theo quy định. Cơ chế tỷ giá này có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng điều hành của NHNN. Tuy nhiên, thời gian vừa qua với sự điều tiết đơi lúc cịn thiếu linh hoạt, cơ chể kiểm tra kiểm sốt cịn lỏng lẻo và tình trạng không nhất quán trong cách điều hành tỷ giá, thêm vào đó là lạm phát leo thang đã làm cho các NHTM, doanh nghiệp, người dân mất lòng tin vào những cam kết của NHNN. Những lý do trên đã khiến cho cơ chế hai tỷ giá vẫn cịn tồn tại và có chênh lệch nhau một mức khá lớn giữa tỷ giá niêm yết của ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do. Tình trạng hai tỷ giá này kéo dài gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp XNK khi muốn mua USD để thanh toán cũng như gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc tìm được nguồn cung cấp. Nhất là vào những tháng cuối năm, khi nhu cầu ngoại tệ tăng cao, các doanh nghiệp chấp nhận mua USD bằng mọi giá để nhập

khẩu hàng hóa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp XNK và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của những ngân hàng bị thiếu hụt nguồn cung ngoại tệ trong đó có SCB.

* Chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ:

Lạm phát là một căn bệnh khó trị của nền kinh tế, để có thể tăng trưởng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển đòi hỏi lạm phát phải được giữ ở mức sao cho hợp lý nhất. Ngay sau q 1/2010, tình hình kinh tế vĩ mơ đã có nhiều dấu hiệu bất ổn mà biểu hiện quan trọng nhất là lạm phát bắt đầu dâng cao buộc Chính phủ phải thực hiện hàng loạt các chính sách để kiềm chế lạm phát trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ. Động thái đầu tiên là Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/04/2010, về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, trong đó quy định các TCTD khơng được tăng trưởng tín dụng vượt q 25% so với năm 2009. Tiếp đến là việc ra đời của Thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010, thông tư 19/TT-NHNN ngày 27/09/2010 với những yêu cầu cao hơn về các hệ số đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD, điển hình như tỷ lệ cho vay/ huy động không được vượt quá 80%. Rồi đến việc đồng loạt nâng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%, tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn trong những tháng cuối năm 2010. Năm 2011, Chính phủ tiếp tục chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt. Những quy định này đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng, lãi suất cho vay được đẩy lên rất cao làm cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XNK nói riêng khó tiếp cận được vốn vay để sản xuất kinh doanh. Hoạt động TTQT gắn liền với hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế làm cho hoạt động TTQT cũng bị sụt giảm đáng kể và nhiều ngân hàng đã bị mất một số lượng khách hàng TTQT lớn trong đó có SCB.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)