Đánh giá nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động TTQT tại SCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 50 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Sài Gòn

2.2.3. Đánh giá nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động TTQT tại SCB

Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu định lượng và định tính liên quan đến hoạt động TTQT tại SCB ta thấy, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, còn tồn tại nhiều yếu kém hạn chế làm cho hoạt động này chưa phát triển được. Một số tồn tại chủ yếu phải kể đến là:

- Số lượng khách hàng, số món giao dịch TTQT cịn nhỏ bé, có dấu hiệu bị thu hẹp

- Doanh số TTQT còn quá khiêm tốn so với các ngân hàng khác

- Tỷ trọng phí TTQT đóng góp vào tổng thu nhập phí dịch vụ của ngân hàng chưa cao (hơn 20%)

- Thị phần chiếm lĩnh còn quá thấp (0.07%) sau 6 năm tham gia thị trường

- Sự mất cân đối giữa thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu dẫn đến nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng không dồi dào, khiến tỷ giá bán ngoại tệ không cạnh tranh

- Hệ thống kênh phân phối còn hạn chế, chưa hiệu quả

- Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa rộng rãi và chưa phát triển về chiều sâu

- Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTQT của SCB chưa cao

- Công nghệ, cơ sở hạ tầng phục vụ TTQT chưa được hiện đại hóa, gây chậm trễ trong xử lý giao dịch cho khách hàng

- Sản phẩm chưa phong phú đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng

2.2.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Về mơ hình quản lý, điều hành hoạt động TTQT

Mơ hình TTXLCT mới triển khai trong thời gian ngắn nên khi áp dụng khâu tổ chức vẫn còn chưa hợp lý. Hiện nay, TTXLCT tại Hội sở gồm có 13 nhân sự được sắp xếp theo cơ cấu: 1 trưởng phịng, 2 phó phịng, 2 tổ trưởng, 08 nhân viên. Cơng việc được phân công theo cách thức: 1 nhân viên TTQT phụ trách một số chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Sự phân công này làm cho cơng tác TTQT chưa được chun mơn hóa tại TTXLCT do mỗi nhân viên phải tự mình thực hiện tất cả các khâu nghiệp vụ bao gồm việc tiếp nhận và xử lý thơng tin, hạch tốn kế toán, kiểm tra bộ chứng từ, tư vấn, lập điện trên SWIFT...và tổng hợp các báo cáo nghiệp vụ từ các chi nhánh.

Tại cấp chi nhánh được bố trí nhân viên chuyên trách TTQT, tuy nhiên, do số lượng giao dịch phát sinh chưa nhiều, nên nhiều nơi nhân viên này phải kiêm nhiệm

công việc của các bộ phận kế tốn hoặc tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuyên môn và hiệu quả làm việc của nhân viên TTQT. Hơn nữa, việc kiểm soát các giao dịch TTQT tại chi nhánh lúc sẽ do lãnh đạo chuyên về kế tốn hoặc tín dụng kiểm sốt, vì vậy những sai sót trong tác nghiệp là khơng tránh khỏi và thơng thường những lỗi này thường được TTXLCT tại Hội sở phát hiện, đề nghị điều chỉnh, do vậy công tác TTQT thường bị chậm trễ nhất là vào những ngày có phát sinh nhiều hồ sơ.

Dịch vụ TTQT chủ yếu được thực hiện tại chi nhánh chính, phịng giao dịch chỉ thực hiện một số nghiệp vụ đơn giản cho cá nhân như chuyển tiền nước ngồi cho mục đích du học, trợ cấp thân nhân...hoặc nhận báo có từ nước ngồi về. Đây là một trong số những nguyên nhân làm cho dịch vụ TTQT không dễ dàng tiếp cận được khách hàng, giảm khả năng gia tăng số lượng khách hàng.

Một hạn chế đáng kể nữa trong công tác điều hành hoạt động TTQT tại SCB đó là chưa có sự phân quyền thực hiện giao dịch. Hiện tại, tất cả các món phát sinh đều phải thông qua phê duyệt của TTXLCT hồ sơ thủ tục trước khi thực hiện giao dịch với khách hàng, điều này gia tăng tính an tồn trong việc tn thủ các quy định quản lý ngoại hối song làm mất khá nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng dẫn đến khách hàng khơng hài lịng. Hơn nữa, vì khơng được cấp quyền quyết định nên khó phát huy tính chủ động và trách nhiệm của các chi nhánh trong khi đó tại Hội sở khối lượng cơng việc lại tăng lên.

Uy tín của SCB trong và ngồi nước chưa cao

Theo báo cáo xếp hạng ngân hàng Việt Nam năm 2011 của Công ty thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit), SCB chỉ xếp hạng B cách biệt với hạng A hai mức là BBB và BB (xem Phụ lục 4). Thêm nữa, SCB

khơng được xếp trong nhóm G12 (12 ngân hàng lớn chiếm 85% thị phần). Qua đó có thể thấy rằng SCB chưa được đánh giá cao ở thị trường trong nước, vì vậy sẽ gặp một số khó khăn nhất định trong việc thu hút khách hàng nói chung và khách hàng

thực hiện dịch vụ TTQT nói riêng, đặc biệt là những khách hàng doanh nghiệp có quy mơ hoạt động lớn, có hoạt động hiệu quả.

Không những chưa được đánh giá cao ở thị trường trong nước, trên thị trường quốc tế, độ tín nhiệm của SCB càng khơng được đánh giá cao. Cụ thể, SCB chưa từng được xếp vào diện xem xét, đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch, Moody’s... và cũng chưa từng được các tạp chí tài chính quốc tế bầu chọn là một trong những ngân hàng tốt ở Việt Nam. Chính vì thế, trong quan hệ ngân hàng đại lý SCB gặp nhiều hạn chế trong việc khai thác các dịch vụ và sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng này, dẫn đến SCB khơng có hạn mức xác nhận L/C mà chỉ thực hiện trên từng trường hợp cụ thể. Điều này là một trong những nhân tố làm cho hoạt động TTQT của SCB khó cạnh tranh được so với các ngân hàng đối thủ.

Năng lực tài chính của SCB cịn yếu

Theo số liệu quý 3/2011, nếu xét riêng các NH TMCP có trụ sở tại TP.HCM, SCB đứng thứ 4 về tổng tài sản và đứng thứ 5 về quy mô vốn điều lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản có sinh lời/tổng tài sản lại thấp (khoảng 70%) trong khi mức trung bình của các NH TMCP này là từ 80%-90% . Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản có sinh lời của SCB chỉ khoảng 10%, trong khi mức trung bình là 16%. Ngồi ra, tỷ lệ nợ xấu của SCB khá cao hơn 10% và khó thu hồi, dẫn đến SCB phải đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn. Do đó, hoạt động kinh doanh chung của SCB chưa hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro, SCB phải tốn kém nhiều chi phí để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Đây là một nguyên nhân chủ yếu làm giảm uy tín của SCB trên thị trường, hạn chế khả năng đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng....

Phí dịch vụ của SCB chưa mang tính cạnh tranh

Qua kết quả so sánh một số loại phí điển hình trong TTQT, có thể thấy rằng mức phí của SCB đưa ra chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, vẫn còn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một số loại phí được đưa ra ngang bằng so với các đối thủ, tuy nhiên vì SCB tham gia muộn vào hoạt động TTQT, uy tín và thương hiệu vẫn

cịn chưa mạnh bằng các ngân hàng khác thì việc đưa ra một mức phí ngang bằng sẽ rất khó để thu hút khách mới.

Bảng 2.13: So sánh mức phí TTQT của các ngân hàng

Loại phí SCB Vietcombank Eximbank Đơng Á ACB

Phí chuyển tiền đi 0.2% min 5USD max 300USD 0.15% min 5USD max 150USD 0.20% min 5USD 0.15% min 5USD max 300USD 0.2% min 5USD max 300USD Phí chuyển tiền đến 0.05% min 2USD max 100USD 0.05% min 2 USD max 150USD 0.05% min 2USD max 150USD 0.05% min 2USD max 100USD 0.05% min 2USD max 100USD

Xử lý nhờ thu 3 USD/bộ 10USD/bộ 3USD/bộ 5USD/bộ 5USD/bộ

Thanh toán nhờ thu gởi đến (nhập) 0.15% min 10 USD max 300USD 0.1% min 5USD max 150USD 0.15% min 20USD 0.15% min 5USD max 300USD 0.2% min 10USD max 300USD Thanh toán nhờ thu gởi đi (xuất)

0.15% min 10USD max 150USD 0.2% min 20USD max 200USD 0.135% min 10USD max 150USD 0.15% min 10USD max 150USD 0.2% min 10USD max 2000USD Mở L/C nhập 0.075% min 20USD max 500USD 0.05% min 50USD max 500USD 0.075% min 20USD 0.07% min 20USD max 500USD 0.075% min 20USD max 500USD Thông báo

L/C xuất 12USD 30 USD 15USD 15USD 10USD

Thanh toán L/C 0.2% min 20USD max 500USD 0.2% min 20USD max 500USD 0.2% min 30USD 0.15% min 10USD max 500USD 0.2% min 20USD max 500USD

Điện phí L/C 25USD 20USD 20USD 20USD 30USD

Điện phí khác 5USD 5USD 5USD 5USD 5USD

Ghi chú: In đậm là những mức phí thấp hơn SCB, cịn lại là những mức phí bằng hoặc cao hơn

SCB

Nguồn: Website các ngân hàng [13]

Hạn chế về công nghệ ngân hàng

SCB đã sử dụng phần mềm Smartbank do FPT cung cấp từ năm 2003, đến nay với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, lượng khách hàng giao dịch ngày càng gia tăng, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp... phần mềm này đang dần bị quá tải dẫn đến người dùng truy cập cơ sở dữ liệu mất thời gian, thường xuyên bị lỗi nghẽn mạng, hay rớt đường truyền... có thể sẽ gây chậm

trễ trong xử lý giao dịch cho khách hàng TTQT. Ngồi ra, SCB cũng chưa có một hệ thống truyền tải văn bản nội bộ hiện đại dành riêng cho nghiệp vụ TTQT, dẫn đến việc gửi hồ sơ chứng từ giao dịch về TTXLCT chưa được nhanh chóng. Đây là nguyên nhân góp phần làm giảm tốc độ xử lý giao dịch và phát triển các sản phẩm TTQT và các tiện ích đi kèm.

Hạn chế về nguồn nhân lực

Nhân sự TTQT tại SCB khá trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa cao, đồng thời các kiến thức liên quan phục vụ cho tác nghiệp TTQT như bảo hiểm, ngoại thương, phịng ngừa rủi ro tỷ giá... chưa được tích lũy đủ để có thể tư vấn đầy đủ cho khách hàng, đặc biệt là tại các kênh phân phối ( chi nhánh, phòng giao dịch). Đội ngũ nhân viên TTQT tại các chi nhánh vẫn cịn thiếu chun mơn sâu về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các chi nhánh tỉnh.

Trình độ quản lý của đội ngũ cấp trung của SCB vẫn còn một số điểm bất cập, vì nguồn thu chính của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, thêm vào đó kiến thức về TTQT còn khiêm tốn nên nhiều lãnh đạo ở các chi nhánh vẫn còn tư tưởng xem nhẹ hoạt động TTQT, có tâm lý thờ ơ trước sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt về lĩnh vực này nên chưa chú trọng đến chính sách điều hành để phát triển hoạt động TTQT tại đơn vị mình phụ trách.

Với đội ngũ nhân sự TTQT mỏng, cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp của những nhân viên trong lĩnh vực này cũng bị hạn chế rất nhiều, vì vậy để giữ chân được những cán bộ giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, nhiều kinh nghiệm thực tế ở lại thì họ phải được phải bù đắp bằng một hình thức khác, tại SCB hiện nay chưa có những chính sách này nên hiện tượng chảy máu chất xám trong nhân sự TTQT đã có xảy ra.

Hoạt động marketing, tiếp thị sản phẩm dịch vụ TTQT chưa được chú trọng đúng mức

Thơng qua hoạt động marketing, SCB có thể củng cố và tạo được hình ảnh tốt đẹp, nâng cao uy tín đối với khách hàng và các ngân hàng đối tác trong và ngồi nước trên cơ sở đó giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT. Tuy nhiên, hoạt động marketing của SCB thời gian qua vẫn chưa được chú trọng đầu tư, SCB vẫn cịn rất thụ động trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng thực hiện TTQT.

Công tác tiếp thị trực tiếp cho khách hàng là vấn đề cần được bàn tới. Khi chi nhánh đi tiếp thị, thường chủ yếu đề cập đến vấn đề quan hệ tín dụng hoặc tiền gửi mà ít khi quan tâm đến mảng hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng. Do vậy, nhiều khi khách hàng không biết ngân hàng có triển khai dịch vụ này, khi khách hàng đặt quan hệ thì tùy theo nhu cầu của khách hàng mà từng bộ phận nghiệp vụ sẽ trực tiếp giải quyết, SCB khơng có phịng hoặc bộ phận quan hệ khách hàng để tiếp thị, quảng bá các sản phẩm trọn gói cho khách.

Các hình thức tiếp thị khác như quảng cáo trên báo, tạp chí, truyền hình chủ yếu chỉ để giới thiệu về những sản phẩm tiền gửi, TTQT hầu như chưa được đề cập.

Chính sách chăm sóc khách hàng TTQT chưa được quan tâm đúng mức, trong các chương trình chăm sóc khách hàng, SCB hoàn toàn dành sự ưu ái cho các khách hàng tiền gửi và các khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước. Đây sẽ là một hạn chế đáng kể trong cơng tác giữ chân khách hàng cũ cũng như tìm kiếm khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của khách hàng cũ.

Các dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế

Hiện tại, SCB cũng đã triển khai các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu nhưng mức độ đa dạng và phong phú vẫn còn hạn chế với các đối thủ cạnh tranh, lãi suất cho vay xuất nhập khẩu (đặc biệt là lãi suất cho vay USD) còn cao hơn so với lãi suất của các ngân hàng khác trên thị trường, dẫn đến khó khăn trong việc đẩy mạnh phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, là một hoạt động dịch vụ chủ yếu mang lại lượng khách hàng TTQT cho ngân hàng. Điều này được thể hiện qua hai bảng số liệu sau:

Bảng 2.14: So sánh lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng

( Từ ngày 01/04/2010 đến 30/06/2010)

Đơn vị: %

Lãi suất

SCB VCB Sacombank ACB Eximbank Đông Á

Vay thường VND 14–14.5 13.2-14 13.8-15 14–16 13.5-15 13.5-15.6

USD 7.5-8 6-6.5 5.5-8 4.5-8 6.0-7.5 6.0-8.6

Chiết khấu USD 6.75 6.0 5.5 4.2 – 4.6 4.7-5.0 6.0

Ghi chú: In đậm là những mức phí thấp hơn SCB, cịn lại là những mức phí bằng hoặc cao hơn

SCB

Nguồn: Tác giả thu thập, tổng hợp từ các ngân hàng.

Bảng 2.15: Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Nguồn: Báo cáo tình hình TTQT của SCB các năm từ 2006 đến 2010[4]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)