6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP Sài Gòn
2.2.1.4. So sánh doanh số và thị phần TTQT so với các NH khác
Tính đến cuối năm 2011, dựa trên tiêu chí về tổng tài sản và vốn điều lệ thì SCB đang nằm trong nhóm những ngân hàng TMCP tư nhân có quy mơ hoạt động trung bình và lớn (là những ngân hàng có tổng tài sản trên 50,000 tỷ đồng và vốn điều lệ từ 4,000 tỷ đồng trở lên), đang xếp vị trí sau các ngân hàng như Sacombank, Eximbank, ACB và trên Đông Á về quy mô vốn và tài sản.
Bảng 2.5 : Quy mô hoạt động của SCB và một số ngân hàng năm 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân Hàng Vốn điều lệ Tổng tài sản SCB 4.185 80.721
Đông Á 4.500 65.548
ACB 9.377 281.019
Sacombank 10.740 140.137 Eximbank 12.355 183.567
Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng năm 2011 [13]
Có thể nói, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của SCB hiện nay được xác định là các ngân hàng TMCP Quốc doanh và các ngân hàng TMCP tư nhân nằm trong nhóm các ngân hàng liệt kê bên trên. Tuy nhiên, xét về mức độ cạnh tranh trực tiếp thì hoạt động SCB nói chung và hoạt động dịch vụ TTQT của SCB nói riêng chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ ACB, Sacombank, Eximbank, Đơng Á. Vì vậy, luận văn chủ yếu tập trung phân tích, so sánh hoạt động TTQT của SCB với các ngân hàng nói trên.
Bảng 2.6: Doanh số và thị phần TTQT của SCB và một số ngân hàng 2007-2011
Đvt: tỷ USD
Năm
SCB Đông Á ACB Eximbank Sacombank Kim
ngạch XNK của VN Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần Doanh số Thị phần 2007 0.195 0.18 2.04 1.83 2.81 2.52 2.9 2.61 3.05 2.74 111.3 2008 0.223 0.16 2.38 1.66 3.45 2.41 3.9 2.72 3.73 2.60 143.3 2009 0.381 0.30 2.53 2.02 3.07 2.45 4.1 3.27 4.176 3.33 125.4 2010 0.229 0.15 2.6 1.67 3.034 1.95 5.1 3.28 5.726 3.68 155.6 2011 0.142 0.07 2.04 1.01 3.54 1.75 6.6 3.27 5.91 2.84 202.1 Nguồn:[4], [13], [14]
Có thể thấy rằng hoạt động TTQT của SCB vẫn chưa thực sự phát triển so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua doanh số TTQT của SCB đạt được cịn q thấp và có sự cách biệt khá xa so với các ngân hàng trong nhóm. Cụ thể so sánh về tổng doanh số TTQT, đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của SCB là 4.185 tỷ đồng và tổng doanh số TTQT đạt 0.142 tỷ USD, trong khi đó, vốn điều lệ của Sacombank là 10.740 tỷ đồng, Eximbank là 12.355 tỷ đồng chỉ gấp khoảng 2.5 -2.9 lần vốn điều lệ của SCB nhưng doanh số TTQT của Sacombank là 5.91 tỷ USD gấp đến hơn 41 lần doanh số thanh toán của SCB, doanh số thanh toán của Eximbank là 6.6 tỷ USD gấp 46 lần so với SCB. Đặc biệt là ngân hàng Đông Á, với vốn điều lệ là 4,500 tỷ đồng chỉ gấp 1.08 lần so với SCB nhưng lại đạt được kết quả rất ấn tượng trong hoạt động TTQT, doanh số TTQT của Đông Á năm 2011 đạt được 2.2 tỷ USD, cao gấp 14 lần so với SCB.
So sánh về thị phần TTQT ta thấy, thị phần TTQT của SCB vẫn còn quá khiêm tốn, chưa có sự chuyển biến nổi trội nào, đến năm 2011, thị phần của SCB bị sụt giảm còn 0.07%. Qua đó, ta càng thấy rõ hoạt động TTQT của SCB còn rất non kém và nhỏ bé so với các ngân hàng đối thủ, những năm gần đây thị phần đang bị thu hẹp dần, tốc độ tăng trưởng doanh số giảm sút. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả đã tính tốn tốc độ tăng trưởng doanh số và tốc độ tăng trưởng thị phần TTQT bình quân trong giai đoạn 2007-2011 của SCB và các ngân hàng cạnh tranh như sau:
Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số và thị phần TTQT bình quân giai đoạn 2007-2011
Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 Doanh số Thị phần Kim ngạch XNK SCB -8% -20% 16% Sacombank 18% 2% Eximbank 23% 6% ACB 6% -9% Đông Á 0% -14%