6. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SCB
3.2.10. Giải pháp về phí dịch vụ và tỷ giá
Phí là một yếu tố rất nhạy cảm, có sức ảnh hưởng lớn và nhanh chóng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Theo như phân tích ở chương 2, hiện nay mức phí dịch vụ của SCB khá kém cạnh tranh so với các ngân hàng khác, vì vậy để phát triển hoạt động TTQT thì đây cũng là một giải pháp cần thiết.
Trước hết, SCB nên xây dựng một chương trình định giá cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng. Theo đó, ngân hàng cần tính toán được giá vốn của từng sản phẩm TTQT, đồng thời tham khảo thêm biểu phí của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra một biểu phí phù hợp, đảm bảo cạnh tranh và không lỗ vốn. Trên cơ sở giá vốn đưa ra, có thể linh hoạt giao cho Giám đốc các chi nhánh được quyền quyết định mức phí trong một số trường hợp đặc biệt, đối với những khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng để tăng khả năng cạnh tranh, chủ động hơn trong việc tiếp thị, thu hút khách hàng, điều này cần kết hợp với những quy định kỷ luật nghiêm khắc để tránh trường hợp tranh giành khách hàng lẫn nhau giữa nội bộ SCB.
SCB triển khai dịch vụ TTQT khá muộn, vì vậy nên có chiến lược giá thấp để dễ dàng thâm nhập, phát triển thị trường và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Phí dịch vụ của SCB nên xác định ở mức rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là VCB, ACB, Sacombank, Eximbank, Đông Á, kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, trình độ chun mơn của nhân viên TTQT, có như vậy mới tạo ra động lực thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
Về tỷ giá, nhạy cảm nhất là tỷ giá USD/VNĐ, bởi đồng USD là đồng tiền thanh tốn chính hiện nay, chiếm khoảng 80%-90% trong tổng doanh số TTQT tại SCB. Như đã phân tích ở Chương 2, ta thấy tỷ giá USD/VNĐ tại SCB khảo sát trong tháng 11/2011 cũng kém cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Khách hàng rất thường có tâm lý so sánh tỷ giá khi lựa chọn ngân hàng giao dịch, vì vậy việc đảm bảo một tỷ giá hợp lý, cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng để thu hút sự quan tâm của khách hàng đến các các sản phẩm TTQT của SCB. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng mà bộ phận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cần phối hợp để thực hiện. Ngoài ra, SCB cần tìm ra những biện pháp để giảm bớt sự mất cân đối giữa doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu bằng cách đẩy mạnh các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, đồng thời thực hiện các biện pháp để thu hút lượng kiều hối chuyển về ngân hàng nhằm tăng cường nguồn cung ngoại tệ, giảm bớt sự căng thẳng ngoại tệ dẫn đến đẩy tỷ giá bán ngoại tệ cao làm giảm khả năng cạnh tranh.
3.2.11. Tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, thu hút các luồng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải từng bước thâm nhập, mở rộng sang một số thị trường mới ở các nước khu vực và thế giới. Do vậy, SCB cần theo sát và hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp hoạt động XNK trong quá trình thâm nhập thị trường thế giới. Bên cạnh việc đồng hành, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, SCB cần có chương trình nghiên cứu sâu về các thị trường tiềm năng, nhu cầu thị trường hàng
hóa XNK của các nước sở tại, các luật lệ có liên quan đến hoạt động TTQT của các nước, các rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành hoạt động mua bán và thanh toán ra nước ngồi, cung cấp thơng tin về đối tác thương mại của doanh nghiệp XNK, bằng nhiều hình thức như: thơng qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngồi, thơng qua Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam hay thông qua mạng lưới các ngân hàng đại lý của mình để tư vấn, cung cấp cho khách hàng tham khảo. SCB cần thiết phải thành lập bộ phận tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ TTQT. Bố trí các nhân viên có trình độ hiểu biết sâu rộng để tư vấn cho các khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu TTQT, sẽ được ngân hàng cung cấp các thông tin về tỷ giá, lãi suất, các phân tích chuyên sâu về xu hướng biến động của thị trường, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, cũng như việc chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong hoạt động TTQT, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thị trường, loại tiền thanh toán, Ngân hàng thanh tốn… Thậm chí SCB có thể cử nhân sự tham dự cùng với khách hàng khi khách hàng có nhu cầu để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm giúp khách hàng đạt được những mục tiêu tối ưu nhất.
3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Để phát triển hoạt động TTQT, ngoài sự nỗ lực từ bản thân SCB, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN, để tạo điều kiện, mơi trường kinh tế ngày càng thuận lợi không những cho hoạt động TTQT tại SCB mà còn giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước ngày càng khởi sắc.