Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn quốc tế nói riêng. Đây là tiền đề về vốn để ngân hàng có thể đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, công nghệ ngân hàng, đồng thời cung cấp những hỗ trợ về nhu cầu vốn cho khách hàng.

1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động TTQT

Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống theo một quy trình hợp lý sẽ hạn chế các rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo được uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế.

1.4.2.3. Uy tín của ngân hàng

Uy tín của một ngân hàng đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin khách hàng dành cho ngân hàng và nó được xây dựng và hình thành trong cả một quá trình lâu dài. Các ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm phải dựa trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng sinh lời, các chỉ số về thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng và an toàn vốn ở mức hợp lý...

Một ngân hàng có uy tín lớn sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Đặc biệt là trên thị trường quốc tế, ngân hàng có uy tín lớn sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh tốn cho khách hàng trong nước, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch. Trong hoạt động thanh toán XNK, nếu NHTM có uy tín sẽ được các NHTM trên thế giới chọn làm ngân hàng đại lý và dễ

dàng đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng ở nước ngoài cũng như sử dụng những sản phẩm dịch vụ của những ngân hàng này.

1.4.2.4. Công nghệ ngân hàng

Trong thời đại ngày nay, công nghệ ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của một ngân hàng. Vì vậy, mỗi NHTM đều đầu tư xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại, phù hợp và đặc biệt quan tâm tới đổi mới cơng nghệ để đáp ứng tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Trong hoạt động thanh tốn XNK, cơng nghệ ngân hàng hiện đại, tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp ngân hàng có thể thực hiện được một cách chính xác các giao dịch, đẩy nhanh tốc độ của từng khâu trong q trình thanh tốn, phục vụ khách hàng một cách có hiệu quả nhất, cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng giúp ngân hàng có điều kiện phát triển hoạt động thanh toán XNK, mở rộng thị phần của ngân hàng mình.

1.4.2.5. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng

Trình độ chun mơn, năng lực và phẩm chất của nhân viên là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự thành công trong hoạt động của mọi ngân hàng. Bởi vì, nhân viên chính là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Với kiến thức và kinh nghiệm chuyên mơn, nhân viên có thể làm tăng thêm giá trị cho dịch vụ, cũng như làm giảm đi, thậm chí làm mất đi giá trị của dịch vụ. Bằng việc gây thiện cảm với khách hàng trong quá trình giao dịch, nhân viên giao dịch đã trực tiếp tham gia vào quá trình xúc tiến bán dịch vụ. Đa số các ý tưởng cải tiến dịch vụ hoặc cung ứng dịch vụ được đề xuất bởi những nhân viên nghiệp vụ này. Nhân viên có trình độ chun mơn cao làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TQTT và thực hiện tốt vai trò tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện thanh toán quốc tế qua ngân hàng. Và một ngân hàng muốn phát triển, muốn mở rộng hoạt động thì phải có đội ngũ cán bộ có trình độ cao để quản lý và vận hành. Việc đầu tư cơng nghệ mới sẽ trở nên lãng phí và khơng hiệu quả nếu khơng có đội ngũ nhân lực có trình độ cao để quản lý và

khai thác. Điều này lại càng đặc biệt đúng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành.

1.4.2.6. Mạng lưới ngân hàng đại lý

Một ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới sẽ giúp cho việc giao dịch và thanh tốn ra nước ngồi được thực hiện nhanh chóng, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời thuận tiện trong việc liên lạc, tra soát các giao dịch TTQT.

Các khách hàng có hoạt động thanh tốn XNK ngày càng có xu hướng mở rộng đối tác kinh doanh ra ngoài các thị trường quen thuộc vì vậy sẽ có nhiều thương vụ với các đối tác mới ở các nước khác nhau trên thế giới. Việc sớm thiết lập thêm các ngân hàng đại lý trên thế giới giúp ngân hàng đáp ứng tốt được nhu cầu dịch vụ của khách hàng XNK, tạo thêm uy tín và thu hút thêm nhiều khách hàng mới để phát triển hoạt động TTQT.

1.4.3.7. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Mạng lưới các chi nhánh có thể được xem như hệ thống kênh phân phối các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng. Một ngân hàng với hệ thống chi nhánh rộng lớn sẽ giúp cho ngân hàng đó có nhiều cơ hội để thu hút các khách hàng xuất nhập khẩu tiềm năng, mở rộng hoạt động từ đó gia tăng được thị phần TTQT.

1.4.2.8. Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT

Để phát triển được hoạt động TTQT, một điều kiện khơng thể thiếu được đó là việc gia tăng số lượng khách hàng, trong đó các doanh nghiệp XNK ln là đối tượng khách hàng chủ lực. Thực tế cho thấy, năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp XNK vẫn còn nhiều hạn chế, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này đều cần ngân hàng hỗ trợ một khoản tín dụng. Nguồn tài trợ này sẽ giúp doanh nghiệp có vốn để xoay vịng, bù đắp lại khoản vốn tạm thời bị ứ đọng do người mua hàng chưa thanh tốn hoặc có tiền để thu mua ngun vật liệu chuẩn bị

cho khâu sản xuất hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất từ nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh...Đẩy mạnh phát triển những sản phẩm tài trợ XNK của ngân hàng là kênh thu hút khách hàng TTQT rất hiệu quả, thông qua việc tài trợ, ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển, từ đó, nhu cầu thanh tốn của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài gia tăng, đây chính là cơ hội để ngân hàng phát triển dịch vụ TTQT.

Ngoài ra, để thực hiện việc thanh tốn, các doanh nghiệp nhập khẩu ln cần đến ngoại tệ và thông thường doanh nghiệp sẽ đề nghị mua của ngân hàng, tỷ giá bán ngoại tệ mà ngân hàng đưa ra có hợp lý và cạnh tranh so với các ngân hàng khác hay không là một trong những lý do để giữ chân được khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Vì tỷ giá thường xuyên biến động, các doanh nghiệp XNK cũng rất cần một cơng cụ để giúp họ phịng ngừa rủi ro về tỷ giá, đây là cơ hội cho ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Như vậy, có thể nói hoạt động tài trợ XNK và kinh doanh ngoại tệ và TTQT có mối quan hệ chặc chẽ với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Để phát triển tốt dịch vụ TTQT thì đòi hỏi mỗi ngân hàng phải phát triển song hành hai dịch vụ tài trợ XNK và kinh doanh ngoại tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động TTQT, về các nhân tố ảnh hưởng đến TTQT... và về vai trò của hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh chung của NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế nói chung và về tài chính ngân hàng nói riêng. Đây là những cơ sở nền tảng quan trọng để tiếp tục triển khai phân tích về thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp và hiệu quả trong các chương tiếp theo của đề tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN (SCB)

2.1. Khái qt tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động TTQT của NH TMCP Sài Gòn (SCB)

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NH TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 18/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc NHNN và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM. Đến ngày 08/04/2003, sau hơn 11 năm hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả như các cổ đông sáng lập kỳ vọng, NH TMCP Quế Đô đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo Quyết định số 336/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Với sự quan tâm hỗ trợ của NHNN, cùng với quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên đưa Ngân hàng đi lên, SCB đã từng bước ổn định hoạt động kinh doanh. Và đến Quý II/2003, SCB đã bắt đầu hoạt động có lãi. Kết thúc năm 2007, SCB được NHNN đánh giá xếp hạng thứ 5 trong số các ngân hàng có hội sở đóng tại TP.HCM.

Với phương châm hoạt động “Hồn thiện vì khách hàng”, trong quá trình hoạt động kinh doanh từ sau khi đổi tên, SCB đã vinh dự đón nhận một số giải thưởng tiêu biểu như sau:

+ Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2006 do mạng Thương hiệu Việt cấp.

+ Hai Cúp vàng năm 2006: sản phẩm uy tín chất lượng dành cho sản phẩm “ Tín dụng dành cho khách hàng vừa và nhỏ” , sản phẩm Việt uy tín chất lượng dành cho sản phẩm “Tín dụng tiêu dùng” do mạng Thương hiệu Việt cấp.

+ Nhận cờ thi đua của NHNN vì đã có thành tích hoạt động xuất sắc trong năm 2007.

+ Ngân hàng TMCP lần đầu tiên ở Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2007.

+ Giấy chứng nhận “Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Ngân hàng Wachovia chứng nhận năm 2008, 2009.

+ Chứng chỉ ISO cho hoạt động TTQT do tổ chức chứng nhận Bureau Veritas – BVC cấp năm 2009.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh

Với chiến lược phát triển ngân hàng theo hướng ngân hàng bán lẻ, SCB đang ngày càng mở rộng và phát triển với đầy đủ các hoạt động ngân hàng truyền thống và hiện đại nhằm đáp ứng các loại nhu cầu ngày càng phong phú và phức tạp của khách hàng cũng như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận mà ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra. Các hoạt động kinh doanh chính của SCB gồm:

- Hoạt động huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong nước.

- Hoạt động tín dụng: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho mọi đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

- Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ nội địa, dịch vụ ngân hàng điện tử như SMS banking, internet banking, kinh doanh ngoại tệ...

- Hoạt động đầu tư: đầu tư vào trái phiếu chính phủ, góp vốn liên doanh...

Đến năm 2011, SCB đã trải qua 9 năm hoạt động dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo và HĐQT mới. Mặc dù tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng trên tồn thế giới trong giai đoạn 2007 -2011 có nhiều biến động, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Châu Á...Việt Nam dù mới là một nền kinh tế đang phát triển nhưng cũng gặp khơng ít ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu 2008. Trong bối cảnh đó, tập thể ngân hàng

SCB đã kề vai sát cánh cùng vượt qua khó khăn và đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Về vốn điều lệ:

Đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của SCB từ năm 2007 đến 2011

Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 [3]

Năng lực tài chính của một ngân hàng thể hiện đầu tiên ở chỉ tiêu vốn điều lệ. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định ngân hàng TMCP phải đạt mức vốn đều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng chậm nhất đến 31/12/2010. Từ năm 2007, SCB đã thực hiện nhiều lần tăng vốn điều lệ. Năm 2007 vốn điều lệ SCB mới chỉ khoảng 1.970 tỷ đồng thì đến đầu năm 2010 đã tăng lên 4.185 tỷ đồng, đáp ứng trước hạn yêu cầu tăng vốn của Chính phủ.

Về tổng tài sản:

Đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn huy động của SCB từ 2007 đến 2011

Nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn huy động của SCB đều tăng qua các năm. Tổng tài sản năm 2007 mới đạt 25.942 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng hơn 3 lần, đạt hơn 80 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng đạt trên 30% qua các năm, chỉ có năm 2010, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước chưa phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008-2009 nên tốc độ tăng tổng tài sản có phần chậm lại. Về nguốn vốn huy động của SCB, tốc độ tăng trung bình trên 30% trong giai đoạn từ 2007 đến 2010. Năm 2011, tình hình huy động có vẻ chững lại, chỉ đạt 88% kế hoạch năm 2011, chủ yếu là do tâm lý lo ngại của người gửi tiền trước các thông tin về hợp nhất ngân hàng theo chủ trương của NHNN và Chính phủ vào dịp cuối năm.

Về dư nợ tín dụng:

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của SCB giai đoạn 2007-2011

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ tín dụng 19.478 23.278 31.310 33.178 42.225

Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011[3]

Thực hiện chính sách tín dụng của HĐQT, SCB chú trọng ưu tiên cung cấp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiểm soát chặc chẽ việc cho vay kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản và hạn chế cho vay tiêu dùng theo đúng chủ trương của NHNN. Tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ tín dụng đạt 42.225 tỷ đồng, tăng 22.747 tỷ đồng so với năm 2007, hoàn thành 103% kế hoạch năm 2011 đề ra.

2.1.3. Mơ hình tổ chức, quản l ý hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB

SCB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung ứng dịch vụ TTQT từ tháng 04/2006. Đến giữa năm 2009, SCB chính thức triển khai mơ hình Trung tâm xử lý chứng từ, bắt đầu đưa hoạt động TTQT đi theo hướng tập trung hóa, chun mơn hóa. Đồng thời, SCB cũng đã xây dựng và chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy chế hoạt động thanh toán quốc tế theo Hệ thống chỉ tiêu đo lường chất

lượng ISO 9001:2008 nhằm đảm bảo quá trình tác nghiệp được thống nhất trong tồn hệ thống, nâng cao tính chun nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT.

Sơ đồ 2.1: MƠ HÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ TẬP TRUNG

Theo mơ hình này, hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB được tổ chức thành 2 cấp:

Cấp 1 – Tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc: Mỗi chi nhánh

được bố trí một nhân viên chuyên trách Thanh toán quốc tế - trực tiếp làm việc, tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ từ khách hàng, kiểm tra hồ sơ sau đó chuyển tiếp hồ sơ đến TTXLCT bằng fax/scan gửi qua email nội bộ của SCB, sau khi được sự đồng ý của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (SCB) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)