Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

1.6 KINH NGHIỆM SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI CỦA MỘT SỐ

1.6.2 Bài học kinh nghiệm

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng rất phổ biến trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng chính vì vậy mà Việt Nam cĩ lợi thế là người đi sau, cĩ thể tích lũy được những thành cơng cũng như tránh được những thất bại khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại từ việc tích lũy kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Thực trạng tình hình thâu tĩm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, số lượng thương vụ thâu tĩm và sáp nhập ngân hàng diễn ra nhiều hơn. Mỗi thương vụ thâu tĩm và sáp nhập ngân hàng đều cĩ mục đích riêng, do đĩ, các ngân hàng thương mại Việt Nam muốn thực hiện thương vụ thâu tĩm sáp nhập ngân hàng phải xác định rõ mục tiêu của mình trong chiến lược phát triển dài hạn, chuẩn bị kế hoạch thâu tĩm và sáp nhập một cách cẩn trọng.

Bài học thứ nhất: Tận dụng các lợi thế kinh tế, các cơ hội, thương hiệu

Kết quả từ vụ sáp nhập giữa hai ngânhàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO) cũng như nhiều vụ sáp nhập khác đã đem lại cho bên sáp nhập lợi thế kinh tế nhờ quy mơ, cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay mua lại) họ khơng những giảm bớt cho mình một đối thủ, mà cịn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ cịn lại.

Bài học thứ hai: Chính sách đãi ngộ nhân tài sẵn cĩ

Nhìn lại từ thương vụ sáp nhập giữa NationsBank và Montgomery Securities vào 10/1997, các ngân hàng thương mại Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm trong việc giữ chân những nhân viên lành nghề sau khi sáp nhập, hợp nhất. Việc sáp nhập đã dẫn đến sự nghỉ việc của hầu hết những chuyên viên đầu tư của Montgomery Securities, những người đã rời khỏi cơng ty do những bất đồng về quản lý và văn hố với NationsBank. Nhiều người trong số họ chuyển sang làm cho Thomas Weisel, đối thủ của Montgomery Securities, được điều hành bởi người chủ cũ của Montgomery Securities. Montgomery Securities khơng thể lấy lại vị thế cũ của nĩ.

Bài học thứ ba: Tính tốn kỹ lưỡng khi M&A cùng ngân hàng quá yếu kém

Trường hợp Bank of America với Merrill Lynch cũng là một kinh nghiệm lớn trong việc mua lại ngân hàng quá yếu. Do đĩ các nhà lãnh đạo phải hoạch định chiến lược rõ ràng trước khi ra quyết định.

Bài học thứ tư: Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền

Tại Mỹ, từ năm 2008 đến nay đã xử lý rất nhiều ngân hàng theo hình thức mua bán, sáp nhập. Tuy nhiên, quyền lợi của người gửi tiền khơng bị ảnh hưởng. Toàn bộ quyền lợi của người gửi tiền được chuyển sang ngân hàng mới. Bảo hiểm tiền gửi Mỹ cĩ vai trị trong việc mua bán sáp nhập và gĩp phần giữ niềm tin, ổn định thị trường. Thậm chí, cĩ những ngân hàng xảy ra khủng hoảng do cho vay quốc tế thiếu thận trọng và quản lý yếu kém (Ngân hàng Hamilton), dẫn đến đổ vỡ vào năm 2003 nhưng họ chỉ mất cĩ 90 ngày để xử lý và tỷ lệ tài sản thu hồi là 98%, tất cả người gửi tiền đều được bảo hiểm.

Bài học thứ năm: Xếp loại ngân hàng

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ mua bán sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước cần phải minh bạch thơng tin của các ngân hàng.Ngân hàng Nhà nước cần phân loại, sắp xếp ngân hàng ở từng nhĩm khác nhau, từ đĩ đưa ra giải pháp khắc phục với từng nhĩm ngân hàng.Sau đĩ, tùy từng trường hợp mà cĩ cách xử lý khác nhau.

Tĩm lại, khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua lại, các ngân hàng phải chú

hoạch cụ thể nhằm thống nhất hai tổ chức về vấn đề văn hĩa, con người; sự hiểu rõ của nhân viên về mục đích, kết quả của cuộc sáp nhập và mua lại; các kênh thơng tin đảm bảo vấn đề thơng đạt giữa ban quản trị cấp cao và các nhân viên, giữa ngân hàng và các cổ đơng.

Kết luận chương 1

Trong chương này trình bày tổng quát về hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng thơng qua các khái niệm, những loại hình cơ bản... Cĩ thể nĩi sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một hoạt động kết hợp hài hịa giữa khoa học và nghệ thuật, khoa học ở phương pháp, quy trình, tính pháp lý, tính chặt chẽ logic trong suốt q trình thực hiện; nghệ thuật ở việc lựa chọn, thêm bớt, kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt và dựa vào kinh nghiệm của người thực hiện, tầm nhìn chiếc lược của nhà lãnh đạo sao cho quá trình được thực hiện nhanh chĩng, suơn sẻ và hiệu quả nhất.

Bản chất của những thương vụ thâu tĩm và sáp nhập ngân hàng là chiến lược phát triển để tăng năng lực cạnh tranh, định vị trên thị trường. Mặt khác, phía sau những lợi ích của ngân hàng, các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại cịn mang lại lợi ích cho khách hàng và thể hiện tính cạnh tranh của kinh tế thị trường cùng với khơng ít những thách thức mà hoạt động này mang lại.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)