Nợ xấu của các nhĩm ngânhàng 2011-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 123)

“Nguồn: Vietinbank Capital tổng hợp”

2.4.3 Các ngân hàng thương mại đang trong tình trạng mất khả năng thanh tốn

Những khĩ khăn về thanh khoản đang khiến nhiều ngân hàng gặp khĩ khăn, được thể hiện qua cuộc chạy đua lãi suất trên cả thị trường liên ngân hàng. Sự thiếu thanh khoản trầm trọng đã buộc một số ngân hàng phụ thuộc cao vào thị trường liên ngân hàng, đến mức lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã bị đẩy lên cao. Một số ngân hàng cá biệt gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản đã chấp nhận trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn nhằm huy động vốn bằng mọi giá.

Trước tình hình đĩ, NHNN đã ban hành thơng tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam khơng vượt quá 14%/năm, nhằm tránh một cuộc đua lãi suất khơng lành mạnh giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ thống. Tuy nhiên, với trần lãi suất 14%/năm, cùng với việc tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã lên đến 20,82%, lãi suất huy động và cho vay thực đang ở mức âm. NHNN tiếp tục đưa lãi suất huy động xuống 11%, 9%, trong thời gian tới sẽ cĩ thể cịn giảm tiếp.

2.4.4 Cơ cấu thu nhập tiềm ẩn rủi ro - Mở rộng quy mơ quá mức

Hiện nay cơ cấu thu nhập của các ngân hàng chưa đa dạng, phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2010, tỷ trọng trung bình thu nhập lãi trong tổng thu nhập của 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam là 76,8%. Đối với một số ngân hàng cĩ quy mơ nhỏ hơn, tỷ trọng này cịn lên tới hơn 90% (Liên Việt: 92,2%, Đại Dương: 103,5%, Nam Việt: 93,1%, Phát triển Mê Kơng: 98,8%). Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa cĩ sự đa dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, kéo theo rủi ro về chất lượng tín dụng. Đồng thời, khi tăng trưởng tín dụng bị hạn chế như tình hình hiện tại, thu nhập của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Vì lo ngại sự gia tăng chất lượng hoạt động khơng theo kịp sự bành trướng bề rộng cũng như những bất lợi nêu trên sẽ xảy ra đối với hệ thống NHTM, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo và bắt đầu siết chặt việc tăng vốn điều lệ các ngân hàng. Theo đĩ các ngân hàng muốn tăng vốn phải trình phương án cụ thể, nêu rõ nhu cầu sử dụng vốn; nhu cầu mở rộng cho vay; nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác; nhu cầu mở rộng địa bàn; hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới… Đồng thời với việc tăng vốn, các ngân hàng phải chứng minh được cĩ đủ trình độ năng lực và nhân sự cần thiết để quản trị, điều hành, kiểm sốt quy mơ hoạt động tăng lên.

2.4.5 Những yếu kém chung hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

- Thứ nhất, số lượng lớn so với quy mơ của nền kinh tế, vốn điều lệ bình quân thấp. Theo nghị định số 141 của Chính phủ, vốn pháp định đến năm 2010 của mỗi NHTM phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Thế nhưng nhiều ngân hàng thương mại vẫn chưa đủ vốn pháp định.

- Thứ hai, phương thức giao dịch chậm cải tiến, các hình thức dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng chưa đa dạng, thủ tục rườm rà, nhiều ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chỉ dựa vào lãi suất cho vay là chính, chưa chú trọng đến viêc tạo tiện ích, cung cấp thơng tin hoặc tư vấn miễn phí cho khách hàng.

- Thứ ba, chất lượng tín dụng giảm, nợ quá hạn tăng, thu hồi nợ quá hạn chậm. Hiện nay nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tăng cao trong khoảng 3- 7% là một thực tế đáng lo ngại.

- Thứ tư, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa được chú ý đúng mức. Chưa bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn; chưa đào tạo cán bộ kiểm sốt cĩ trình độ tương xứng với nhiệm vụ, chức trách, chưa mạnh dạn đấu tranh với những việc làm sai của Hội đồng quản trị, Ban điều hành; Đội ngũ lãnh đạo cịn hạn chế về trình độ tổ chức, cơng tác chuyên mơn, thậm chí cịn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lũng đoạn, tư lợi cho cá nhân, gia đình, bạn bè mình.

Tình trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: - Một là, nguyên nhân từ mơi trường vĩ mơ:

• Hệ thống luật pháp trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cịn thiếu những quy định quan trọng tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý thu hồi vốn do nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng cịn nhiều bất cập, chồng chéo. Thiếu cơng cụ cưỡng chế hữu hiệu để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng...

• Tình trạng sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế cịn rất cao, hạn chế khả năng kiểm sốt hoạt động của các cơng ty khi cho vay; Đồng thời làm tăng các chi phí in ấn, vận chuyển trong lưu thơng, bảo quản và an ninh xã hội.

• Chưa cĩ những quy định chặt chẽ và các yêu cầu bắt buộc về minh bạch thơng tin, số liệu về nợ xấu, tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng chưa được kiểm tra một cách chặt chẽ.

• Sự điều hành của Nhà nước chưa kịp thời đối với các thị trường cĩ liên quan đến ngân hàng như thị trường chứng khốn, thị trường vàng, thị trường bất động sản gây ra các tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

- Hai là, nguyên nhân từ phía các Ngân hàng thương mại cổ phần:

• Sự thành lập ồ ạt các NHTM làm chia cắt thị phần chung của hệ thống ngân hàng, đi ngược lại với xu thế xây dựng những ngân hàng trong nước cĩ quy mơ lớn và sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi.

• Tâm lý ngại sáp nhập, hợp nhất, ý thức cá nhân của các chủ ngân hàng cịn quá lớn, họ muốn làm chủ một ngân hàng nhỏ nhưng của riêng mình hơn là phải sáp nhập, hợp nhất với một ngân hàng khác.

• Nhiều NHTM vẫn cĩ tâm lý ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước, thiếu năng động trong hoạt động kinh doanh, cơ cấu dịch vụ nặng về tín dụng; khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng cịn thấp.

Kết luận chương 2:

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại khơng chỉ cĩ vai trị tái cấu trúc lại ngân hàng mà cịn tái cấu trúc lại nền kinh tế, thơng qua hoạt động này các ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải, hoặc được tổ chức lại một cách hiệu quả hơn, do đĩ đối với cả nền kinh tế hoạt động này khơng những nâng cao năng lực sản suất mà cịn giúp tiết kiệm được nhiều chi phí.

Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mơ lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, màng lưới phân phối…

Tuy nhiên, việc mua bán - sáp nhập giữa các ngân hàng cĩ thể dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền sau khi sáp nhập tại Việt Nam. Cĩ những cổ đơng lớn tham gia gĩp vốn vào nhiều ngân hàng khác nhau, và như vậy là cĩ nhiều mối liên hệ chồng chéo lẫn nhau trong hệ thống. Họ mới là những ơng chủ thực sự của các ngân hàng thương mại cổ phần. Do đặc điểm xã hội và tập quán của Việt Nam nên các tác động tâm lý hay bầy đàn thể hiện rõ nét, đặc biệt là ảnh hưởng thái quá của các thơng tin ngồi luồng, các tin đồn, vốn cĩ một sức ảnh hưởng rất lớn đối với niềm tin vào hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

Ngân hàng nhà nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cơ sở hình thành những ngân hàng đủ mạnh về tiềm lực tài chính. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng những tháng cuối năm được tổ chức ở Hà Nội 07/09/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình phát biểu: “Khơng phân biệt quy mơ của ngân hàng nhưng vấn đề quan trọng nhất là ngân hàng đang tồn tại phải hoạt động an toàn, lành mạnh và cĩ hiệu quả”.

Tuy nhiên, Nhà nước cần phân loại và sắp xếp lại các ngân hàng thương mại theo từng nhĩm, mỗi nhĩm ngân hàng hoạt động, phát triển trên một phạm vi, một thị phần nhất định. Khi đã cĩ tiêu chí rõ ràng, các ngân hàng sẽ hoạt động cĩ định hướng, chuyên sâu trong lĩnh vực của mình, xác định và khai thác đối tượng khách hàng phù hợp với mình. Việc phân nhĩm nhằm đưa những ngân hàng nhĩm yếu kém vào tầm kiểm sốt, giám sát chặt chẽ, trên cơ sở đĩ Ngân hàng nhà nước sẽ cĩ những giải pháp thích hợp. Khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng cũng là một trong những giải pháp đĩ. Dưới sự sàng lọc của thị trường, các ngân hàng thương mại sẽ dần được lành mạnh hĩa, các ngân hàng quá yếu kém dần bị sa thải.

Đối với các ngân hàng yếu, Nhà nước nên tạo cơ chế để các ngân hàng nhỏ tập hợp lại với nhau thành các ngân hàng lớn hơn. Song, Nhà nước khơng nên bắt buộc họ đến với nhau mà nên để thị trường tạo động lực thúc đẩy họ chủ động tìm đến với nhau, hợp tác, sáp nhập để trở thành một số ngân hàng mạnh. Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng cĩ thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau. Tuy nhiên, sự sáp nhập giữa hai ngân hàng quá yếu kém cũng chưa phải là giải pháp hữu hiệu, cần phải cĩ sự giám sát, can thiệp chặt chẽ của ngân hàng nhà nước.

Để định hướng cho các ngân hàng thương mại đưa ra quyết định đúng đắn trong chiến lược phát triển cũng như các quyết định sáp nhập, hợp nhất, mua lại hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện:

3.1.1 Kiểm sốt tính minh bạch thơng tin

Trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất, các thơng tin về giá cổ phiếu, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, thương hiệu, thị phần, quản trị… rất quan trọng đối với cả bên mua lẫn bên bán. Nếu các thơng tin này khơng được kiểm sốt chặt chẽ về tính minh bạch thì hoạt động này sẽ trở nên khĩ khăn hơn, cĩ thể gây ra thiệt hại cho đơi bên, một vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng diễn ra khơng thành cơng hoặc cĩ yếu tố lừa dối thì sẽ gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế.

Rất hiếm ngân hàng thừa nhận khĩ khăn của mình trong báo cáo tài chính, thơng thường các ngân hàng thường đánh bĩng lại trước khi rao bán, họ làm đẹp báo cáo tài chính, giảm chi phí khấu hao, tăng lợi nhuận ảo... dẫn đến việc mua nhầm là việc hoàn tồn cĩ thể xảy ra.

Do đĩ, các cơ quan quản lý cần ban hành văn bản quy định về việc cơng bố thơng tin, quy định rõ các loại thơng tin và hình thức cơng bố mà các ngân hàng thương mại phải cĩ nghĩa vụ cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý và thị trường. Tùy theo mức độ thơng tin được xử lý mà người sử dụng thơng tin phải chi trả một khoản phí tương ứng. Như vậy, các bên giao dịch trong hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại cĩ thể thu nhập thơng tin từ hai nguồn chính là từ phía đối tác và từ các cơ quan quản lý thơng tin. Với phương thức như vậy, các loại thơng tin cần thiết cho thành viên tham gia sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời… và các cơ quan quản lý cũng cĩ thể kiểm sốt được đối tượng và mục đích thu thập thơng tin của các bên.

Như vậy, Bộ tài chính và Ủy ban chứng khốn nhà nước cần thiết phải xây dựng kênh kiểm sốt thơng tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nĩi chung và hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng nĩi riêng.

3.1.2 Hồn thiện khung pháp lý về sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng thương mại thương mại

Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại là một giao dịch thương mại tài chính, địi hỏi phải cĩ hướng dẫn cụ thể các thủ tục pháp lý để hoàn tất giao dịch, phải cĩ một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua, giá cả, cung cấp thơng tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, đất đai, người lao động, thương hiệu... Hàng loạt các vấn đề liên quan trực tiếp đến mua bán và sáp nhập ngân hàng mà pháp luật nước ta cịn chưa cĩ quy định cụ thể như kiểm tốn, định giá, tư vấn, mơi giới, bảo mật, thơng tin, cơ chế giải quyết tranh chấp...

Do đĩ, Chính phủ cần hồn thiện hơn nữa khung pháp lý dành cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển cũng như kiểm sốt, hạn chế những tác động tiêu cực từ hoạt động này. Các quy định pháp lý được ban hành cần phải bám sát với yêu cầu thực tiễn từng thời kỳ, cĩ tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được độ thơng thống, phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước phải quản lý các hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng để đảm đảm bảo lợi ích cho các cổ đơng thiểu số, người lao động và quyền lợi của khách hàng gửi tiền.

Các quy định về thị phần cũng cần được quy định rõ để hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra được thuận lợi, tránh tạo nên những thế lực độc quyền và phá vỡ thế cạnh tranh trong ngành tài chính ngân hàng.

Hơn nữa đối tượng thực hiện trong hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng cũng phải được quy định rõ ràng nhằm tránh xảy ra hiện tượng các tập đoàn, tổng cơng ty, doanh nghiệp lớn thâu tĩm ngân hàng nhằm kiểm sốt ngân hàng để phục vụ cho mục đích kinh doanh riêng của họ.

Quy định về việc gĩp vốn của các tổ chức khơng phải là tổ chức tài chính - ngân hàng hoặc các đối tác nước ngoài cũng cần phải được quy định chặt chẽ hơn, tiêu chí cao hơn và tỷ lệ gĩp vốn phải đảm bảo tránh được việc kiểm sốt ngân hàng của các tổ

chức này. Ngân hàng là tổ chức kinh tế đặc thù, rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế, nếu đổ vỡ sẽ dễ gây ra những hệ lụy xấu cho nền kinh tế.

Bên cạnh đĩ, hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại cần cĩ sự tham vấn của nhiều đối tượng như các chuyên gia tài chính, kế tốn, kiểm tốn, nhà tư vấn luật… Do tính phức tạp và quan trọng của hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng nên địi hỏi họ phải cĩ đủ trình độ chuyên mơn, kinh nghiệm và quan trọng hơn nữa là phải cĩ tinh thần trách nhiệm. Sự thiếu trách nhiệm và chuyên mơn của người tư vấn cĩ thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, những quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an tồn cho ngân hàng khi tham gia vào loại hình giao dịch này.

3.1.3 Giám sát chống nguy cơ lũng đoạn thị trường

Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở nước ta tồn tại hai hướng chính: Thứ nhất, các cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; Thứ hai, các cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng lớn nhằm củng cố hơn vị thế của mình tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Từ thực tế khách quan này cĩ thể tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn, cĩ khả năng thâu tĩm và chi phối độc quyền đối với sự phát triển của ngành, tác động khơng tốt đến nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy, Nhà nước cần một mặt khuyến khích các ngân hàng tiến hành mua bán,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 74 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)