Phân tích doanh thu BTT của các châu lục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32)

2.1.2 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán trên thế giới

2.1.2.3 Phân tích doanh thu BTT của các châu lục

Sau khi xem xét hoạt động BTT trên toàn thế giới, đề tài đi vào phân tích hoạt động BTT của các châu lục. Điểm qua tình hình BTT của các châu lục giai đoạn 2001 – 2010 có thể thấy Châu Âu dẫn đầu về hoạt động BTT, tiếp đó là châu Mỹ, châu Á, châu Úc và cuối cùng là châu Phi. Năm 2001, doanh thu BTT của châu Âu đạt 468.326 triệu EUR, gấp 3,68 lần so với châu Mỹ, 6,16 lần so với châu Á và 80,73 lần so với châu Phi, Năm 2010, doanh thu BTT của châu Âu đạt 1.045.069 triệu EUR, tăng 2,23 lần so với năm 2001.

Bảng 2.3: Doanh thu BTT của các châu lục giai đoạn 2001 – 2010

Đơn vị tính: triệu EUR

Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Á Châu Úc

2001 468.326 127.157 5.801 76.078 8.320 2002 522.851 115.301 6.203 69.850 9.992 2003 546.935 104.542 5.840 89.096 13.979 2004 612.488 109.619 7.586 111.478 18.417 2005 715.471 135.240 6.237 135.470 23.380 2006 806.958 140.493 8.513 149.606 27.853 2007 932.264 149.673 10.705 174.244 33.780 2008 888.528 154.195 13.263 235.418 33.246 2009 876.649 142.013 14.796 209.991 40.110 2010 1.045.069 185.357 16.686 355.602 45.515

Biểu đồ 2.3: Doanh thu BTT của các châu lục giai đoạn từ 2001 – 2010

Vị trí á quân trong hoạt động BTT của các châu lục thuộc là sự cạnh tranh giữa châu Mỹ và châu Á. Châu Mỹ nắm giữ trị trí này qua các năm 2001, 2002, 2003. Năm 2003, doanh thu BTT của châu Mỹ đạt 104.542 triệu EUR, gấp 1,17 lần doanh thu BTT của châu Á. Từ năm 2004, hoạt động BTT của khu vực châu Á phát triển mạnh mẽ, doanh thu BTT của châu Á đã vượt châu Mỹ. Năm 2010, doanh thu BTT châu Á đạt 355.602 triệu EUR, gấp 1,91 lần doanh thu BTT của châu Mỹ.

2.1.2.4 Phân tích doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á:

Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực châu Á nên nghiên cứu điểm qua tình hình doanh thu của các quốc gia khu vực châu Á cũng như Việt Nam để thấy quy mô của hoạt động BTT của Việt Nam so với các nước cùng khu vực. Biểu đồ 2.4 cho thấy quy mô nhỏ bé của doanh thu BTT Việt Nam so với các nước trong khu vực như Trung Quốc.

Biểu đồ 2.4: Doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á năm 2009 và năm 2010

Giai đoạn từ 2005 – 2010, doanh thu BTT của khu vực châu Á tăng trưởng đều, những năm đầu Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về, tiếp đến là Đài Loan và sau đó là Trung Quốc. Doanh thu BTT của Trung Quốc vượt lên vị trí thứ hai vào năm 2008 và giữ vị trí thứ nhất vào năm 2010. Điều này cho thấy hoạt động BTT của Nhật Bản và Đài Loan vẫn duy trì và tăng trưởng đều qua các năm nhưng chưa có bước đột phá như Trung Quốc.

Sự phát triển của hoạt động BTT ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực châu Á và cả khu vực Đông Nam Á. Năm 2005, doanh thu BTT của Việt Nam chỉ đạt 2 triệu EUR trong khi con số này của Thái Lan là 1.640 triệu EUR. Cùng phát sinh doanh thu BTT nào năm 2005 nhưng Malaysia có doanh thu BTT gấp nhiều lần Việt nam, cụ thể là 532 triệu EUR. Đến năm 2009 doanh thu BTT của Việt Nam tăng cao nhất trong giai đoạn đạt 95 triệu EUR, năm 2010 con số này giảm cịn 65 triệu EUR. Trong khi đó, doanh thu BTT 2010 của Thái Lan đạt 2.095 triệu EUR, của Malaysia đạt 1.058 triệu EUR. Vì vậy, trong các phần tiếp theo của luận văn sẽ phân tích vì sao hoạt động BTT cịn kém phát triển ở Việt Nam và đề xuất giải pháp khắc phục.

Bảng 2.4: Doanh thu BTT của các nước khu vực châu Á giai đoạn 2005 – 2010

Đơn vị tính: triệu EUR

Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Armenia 1 50 50 7 7 14 Trung Quốc 5.830 14.300 32.976 55.000 67.300 154.550 Hồng Kông 7.700 9.710 7.700 8.500 8.079 14.400 Ấn Độ 1.990 3.560 5.055 5.200 2.650 2.750 Israel 325 375 800 1.400 1.400 1.650 Nhật Bản 77.220 74.530 77.721 106.500 83.700 98.500 Jordan 43 43 Hàn Quốc 850 850 955 900 2.937 5.079 Lebanon 61 95 176 306 420 450 Malaysia 532 480 468 550 700 1.058 Mauritius 121 125 Qatar 23 23 Singapore 2.880 2.955 3.270 4.000 4.700 5.800 Đài Loan 36.000 40.000 42.500 48.750 33.800 67.000 Thái Lan 1.640 1.925 2.240 2.367 2.107 2.095

Tiểu Vương quốc Ả Rập 440 810 340 1.860 1.910 2.000

Việt Nam 2 16 43 85 95 65

Tổng cộng châu Á 135.470 149.606 174.244 235.418 209.991 355.602

(Nguồn: www.factors-chain.com)

2.2 Các quy định về hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa tại Việt Nam tại Việt Nam

Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

Quyết định số 1096/2004 /QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN ban hành quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.

Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng.

Cơng văn 1444/KTTC-CĐTH về hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ BTT.

Trong các văn bản nêu trên, quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN là cơ sở pháp lý rõ ràng và riêng biệt nhất cho hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng hiện nay. Tất cả các đơn vị BTT trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều dựa vào quy định này để thực hiện.

2.2.2 Điều kiện để các đơn vị được cung ứng và sử dụng dịch vụ bao thanh toán

Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ BTT:

Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN về quy chế hoạt động BTT, trích chương 1 – điều 1, “tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ

phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Cơng ty tài chính”.

Trích Mục 1 – Điều 7 – Khoản 1 của quyết định 1096, Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:

a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;

b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;

c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.

Cũng theo quyết định 1096, NHTM được sử dụng các phương thức BTT: BTT từng lần, BTT theo hạn mức và đồng BTT. Các hình thức BTT có thể là BTT có truy đòi hoặc BTT miễn truy đòi.

Đối với đơn vị sử dụng dịch vụ BTT:

Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN về quy chế hoạt động BTT, trích chương 1 – điều 1: “Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh tốn là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.”

2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

2.3.1 Các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ bao thanh tốn nội địa

Theo thơng tin từ phịng cấp phép thuộc Ngân hàng Nhà Nước, tính đến thời điểm hiện tại, có 27 đơn vị được cấp phép hoạt động dịch vụ BTT, trong đó gồm 16 NHTM trong nước, 02 cơng ty tài chính và 09 ngân hàng nước ngồi.

Các NHTM và Cơng ty Tài chính trong nước: Ngân hàng TMCP Á Châu ( ACB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín ( Sacombank), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Cổ phần Quốc Tế ( VIB), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội( Habubank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank), Ngân hàng TMCP Phương Đông ( OCB), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP Hàng Hải( Maritime Bank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( Sàigonbank), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB), Ngân hàng TMCP Nam Á ( NAB), Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TPHCM (HD Bank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Công ty tài chính dầu khí (PVFC), Cơng ty tài chính cơng ty tàu thủy (VFC).

Các Ngân hàng nước ngoài bao gồm: Ngân hàng Deustch Bank, Ngân hàng UFJ, Ngân hàng Far East Nation Bank, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Chinfon, Ngân hàng Calyon, Ngân hàng Bank of China, Ngân hàng Standard Chartered.

Xét riêng nhóm NHTM trong nước, thì NHTM cổ phần Á Châu (ACB) là ngân hàng được đánh giá là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ BTT. ACB đã xây dựng những quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ BTT nội địa và dịch vụ này được cung cấp tại Hội sở của ngân hàng và nhiều chi nhánh lớn nhỏ khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có một nhóm NHTM như NHTM cổ phần Ngoại thương (VCB), NHTM cổ phần Kỹ Thương, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ BTT tại Hội sở và chi nhánh chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ như VCB chỉ nhận hồ sơ sử dụng dịch vụ BTT của khách hàng từ các chi nhánh trên địa bàn thành phố và gửi tập trung về chi nhánh Hồ Chí Minh để xử lý hồ sơ và ra quyết định cung ứng dịch vụ BTT. Riêng NHTM cổ phần Phương Đông cung ứng dịch vụ BTT với vai trò là ngân hàng ứng vốn khi hợp tác với Ngân hàng Far East National Bank, chi nhánh TPHCM. Các NHTM còn lại như Eximbank có số lượng khách hàng sử dụng dịch

vụ BTT ít, doanh thu BTT khơng nhiều hoặc hầu như không phát sinh doanh thu BTT mặc dù có đăng ký cung cấp dịch vụ BTT.

2.3.2 Quy mô của hoạt động BTT nội địa tại Việt Nam

2.3.2.1 Phân tích doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Quy mô của hoạt động BTT nội địa tại Việt Nam đầu tiên được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu BTT.

Biểu đồ 2.5: Doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Bắt đầu phát sinh vào năm 2005, doanh thu của dịch vụ BTT tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, 2 triệu EUR. Sau 1 năm, doanh thu BTT của Việt Nam tăng lên 5 triệu EUR và tăng đỉnh điểm vào năm 2009 đạt 95 triệu EUR, năm 2010 giảm còn 65 triệu EUR. Xét về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 thì dịch vụ BTT tại Việt Nam đã tăng khá, nhưng nếu xét con số tuyệt đối thì doanh thu BTT của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn khá khiêm tốn.

2.3.2.2 Phân tích cơ cấu doanh thu BTT của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế của Việt Nam thể hiện qua biểu đồ 2.6, có thể thấy cũng như tình hình cung cấp dịch vụ BTT trên toàn cầu, doanh thu BTT nội địa của Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng cao so với BTT quốc tế.

Biểu đồ 2.6: Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Năm 2005, Việt Nam bắt đầu phát sinh doanh thu BTT nội địa là 2 triệu EUR, chưa phát sinh doanh thu BTT quốc tế. Qua 5 năm hoạt động, số liệu của bảng 2.5 chứng minh dịch vụ BTT nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dịch vụ BTT quốc tế.

Bảng 2.5: Doanh thu BTT quốc tế và BTT nội địa của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

Đơn vị tính: Triệu EUR

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu BTT nội địa 2 15,57 41 80 90 45

Tỷ trọng (%) 100 97 95 94 95 69

Doanh thu BTT quốc tế 0 0,43 2 5 5 20

Tỷ trọng (%) 0 3 5 6 5 31

Tổng doanh thu BTT 2 16 43 85 95 65

(Nguồn: www.factors-chain.com)

Từ năm 2006 – 2009, doanh thu BTT nội địa chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh thu BTT. Tuy nhiên đến năm 2010, doanh thu BTT nội địa của Việt Nam giảm một nửa so với doanh thu năm trước, chỉ còn 45 triệu EUR, tỷ trọng của BTT nội địa cũng giảm mạnh chỉ còn 69%. Những số liệu trên cho thấy hoạt động BTT

nội địa của Việt Nam có dấu hiệu thu hẹp về quy mô hoạt động, các NHTM đã không quan tâm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm này đến các khách hàng, việc cung ứng dịch vụ BTT mang tính dè chừng, chỉ nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm tài chính của ngân hàng.

2.3.3 Thực tiễn hoạt động bao thanh toán nội địa tại ngân hàng thương mại cổ

phần Á Châu (ACB)

Ngân hàng nhà nước cấp phép hoạt động BTT cho ACB vào ngày 18/11/2004 nhưng dịch vụ BTT nội địa chính thức được cung cấp đến khách hàng vào tháng 4/2005. ACB chỉ cung cấp dịch vụ BTT nội địa có truy đòi. Ngày 22/04/2005, Hội đồng quản trị ACB ban hành quyết định số 99/NVQĐ-KDN.05 “Quy chế hoạt động BTT của NHTMCP Á Châu”. Quyết định này khái quát đầy đủ nội dung nghiệp vụ BTT theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của NHNN đồng thời chi tiết hoá, bổ sung một số nội dung phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu hoạt động của ACB.

2.3.3.1 Quy trình thực hiện dịch vụ BTT nội địa tại ACB:

Khi thực hiện cung cấp dịch vụ BTT nội địa, trình tự thực hiện được ACB quy định rõ ràng, chi tiết về công việc của các bộ phận trong ngân hàng.

Việc thẩm định và cấp hạn mức BTT cho bên mua hàng do khối khách hàng doanh nghiệp (hội sở) tiến hành:

Khối khách hàng doanh nghiệp tiến hành thu thập các thông tin về doanh nghiệp được đánh giá là có nhu cầu về mua các loại hàng hố với doanh số lớn hay có tiềm năng mua hàng và liên tục cập nhật thông tin về các đối tượng khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của họ nhằm mở rộng danh sách khách hàng bên mua và xác định hạn mức BTT cho từng đối tượng khách hàng phù hợp với từng giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định. Hạn mức BTT cho từng bên mua là số tiền mà ACB sẽ BTT tối đa cho các doanh nghiệp bán hàng cho bên mua đó tại các chi nhánh trên tồn hệ thống của ACB.

Tiêu chí lựa chọn và hạn mức BTT bên mua: Về quy mô:

Bảng 2.6: Tiêu chí lựa chọn người mua trong hoạt động BTT tại ACB: Quy mô của DN mua hàng Hạn mức BTT

+ Vốn chủ sở hữu ≥ 50 tỷ đồng

+ Doanh thu thuần của năm gần nhất ≥ 150 tỷ đồng + Tổng tài sản ≥ 100 tỷ đồng.

≥ 5 tỷ đồng

+ Vốn chủ sở hữu ≥ 30 tỷ đồng

+ Doanh thu thuần của năm gần nhất ≥ 70 tỷ đồng. + Tổng tài sản ≥ 50 tỷ đồng

Tối đa 15% vốn chủ sở hữu của bên mua hàng.

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Lịch sử thanh toán: bên mua thanh toán đầy đủ các khoản phải thu đã đến hạn trong vòng 6 tháng trở về trước tính đến thời điểm bên bán hàng đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32)