2.5 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển dịch vụ BTT nội địa trên địa
2.5.2 Từ phía các đơn vị BTT
Một là, đơn vị BTT cung ứng dịch vụ BTT chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng
Ưu thế của dịch vụ BTT là không yêu cầu tài sản đảm bảo, nhưng một số NHTM cung ứng dịch vụ BTT nội địa vẫn yêu cầu doanh nghiệp bán có tài sản đảm bảo, như VCB. Yêu cầu này là rào cản đối với một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ BTT nhưng khơng có tài sản đảm bảo.
Đơn vị BTT cung ứng dịch vụ BTT nội địa thường theo hình thức có truy địi, làm mất đi tính hấp dẫn của hình thức tài trợ này. Khi BTT, tỷ lệ ứng trước tối đa thông thường chỉ 80% giá trị khoản phải thu (thực tế tại ACB, VCB, Sacombank, Eximbank). Một số trường hợp được ứng trước tối đa chỉ 90% nhưng cần có ý kiến của lãnh đạo. Có ngân hàng chỉ thực hiện BTT từng lần. Vấn đề này làm thu hẹp nhu cầu sử dụng dịch vụ đa dạng của các khách hàng.
Bên mua hàng trong quan hệ mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước phải có trong danh sách bên mua hàng do ngân hàng thiết lập từ trước (trường hợp ACB, Techcombank…) hoặc phải được một chi nhánh khác cùng hệ thống cấp hạn mức bảo đảm tín dụng (trường hợp VCB). Những quy định chặt chẽ như vậy đã làm giảm thiểu rủi ro hoạt động BTT nhưng đã hạn chế rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này.
Hai là, các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thẩm định người mua: Khác
với nghiệp vụ tín dụng truyền thống, rủi ro của BTT sẽ chủ yếu và trực tiếp phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của người mua hàng chứ không phải người bán hàng. Bởi vì, bên mua hàng mới là người chịu trách nhiệm trả nợ chính cho ngân hàng. Nhưng vì họ khơng phải là người trực tiếp yêu cầu khoản tín dụng từ ngân hàng do đó họ khơng có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin và tài liệu liên quan đến khả năng tài chính và tình hình hoạt động của mình cho ngân hàng. Chính vì vậy, khó khăn lớn nhất của các ngân hàng trong khi thực hiện nghiệp vụ BTT là không thể thẩm định chính xác bên mua hàng. Để giải quyết vấn đề này, một số ngân hàng cổ phần đã ban hành sẵn một danh sách các bên mua hàng và theo đó,
các chi nhánh của các ngân hàng này chỉ chấp nhận tài trợ BTT cho bên bán hàng nếu bên mua hàng thuộc danh sách này. Tuy nhiên, đây là một cách giải quyết không triệt để. Danh mục này quá nhỏ và không đủ để phù hợp với bên bán hàng, khả năng doanh nghiệp bán hàng bị từ chối vì bên mua khơng nằm trong danh mục này là rất lớn. Cho dù các danh mục này được mở rộng cho những khách hàng được đánh giá là có uy tín tín dụng tốt thì cũng không đủ phù hợp cho các khách hàng. Bởi vì, các NHTM chỉ có thể đánh giá được những doanh nghiệp đã là khách hàng của chính họ, cịn những doanh nghiệp khác thì họ khơng có điều kiện thuận lợi để có thể thẩm định chính xác.
Ba là, kế hoạch marketing cho dịch vụ BTT nói chung và dịch vụ BTT nội
địa nói riêng chưa được chú trọng: trên các website của các NHTM đang thực hiện cung ứng dịch vụ BTT nội địa để tìm hiểu về đặc điểm dịch vụ này, tác giả chỉ tìm thấy những thơng tin sơ lược, như VCB chỉ giới thiệu có sản phẩm BTT nội địa nào nhưng khơng có giải thích chi tiết về sản phẩm cũng như hướng dẫn khách hàng thực hiện dịch vụ khi có nhu cầu sử dụng. Trên website của ACB hay Sacombank, Eximbank thì tác giả khơng tìm thấy thơng tin gì về dịch vụ BTT nội địa. Đến các chi nhánh của các NHTM thì chỉ thấy các tờ rơi về các sản phẩm tiền gửi và cho vay chứ khơng thấy có thơng tin gì về dịch vụ BTT nội địa. Qua trao đổi với một số nhân viên ngân hàng phụ trách dịch vụ BTT nội địa thì khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ BTT nội địa thì nhân viên đó sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn khách hàng và họ kiêm luôn chức năng marketing cho dịch vụ đó. Qua phân tích trên có thể thấy NHTM chưa thực sự quan tâm đến quảng bá và phát triển dịch vụ BTT nội địa trên diện rộng.
Bốn là, NHTM chưa tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ BTT cho nhân viên: nhiều cán bộ tín dụng chưa hiểu rõ về dịch vụ BTT khi NHTM của họ công tác chưa triển khai dịch vụ này. Một số nhân viên của NHTM đang cung ứng dịch vụ BTT còn lúng túng khi bắt đầu xử lý nghiệp vụ.