Các quy định về hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán nội địa tại Việt Nam tại Việt Nam

Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

Quyết định số 1096/2004 /QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN ban hành quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.

Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Cơng văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng.

Cơng văn 1444/KTTC-CĐTH về hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ BTT.

Trong các văn bản nêu trên, quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN là cơ sở pháp lý rõ ràng và riêng biệt nhất cho hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng hiện nay. Tất cả các đơn vị BTT trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều dựa vào quy định này để thực hiện.

2.2.2 Điều kiện để các đơn vị được cung ứng và sử dụng dịch vụ bao thanh toán

Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ BTT:

Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN về quy chế hoạt động BTT, trích chương 1 – điều 1, “tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước; Ngân hàng thương mại cổ

phần; Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Cơng ty tài chính”.

Trích Mục 1 – Điều 7 – Khoản 1 của quyết định 1096, Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh tốn trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau:

a. Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán;

b. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng;

c. Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.

Cũng theo quyết định 1096, NHTM được sử dụng các phương thức BTT: BTT từng lần, BTT theo hạn mức và đồng BTT. Các hình thức BTT có thể là BTT có truy địi hoặc BTT miễn truy địi.

Đối với đơn vị sử dụng dịch vụ BTT:

Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của NHNN về quy chế hoạt động BTT, trích chương 1 – điều 1: “Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh tốn là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngồi cung ứng hàng hố và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)