2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố
2.3.3.2 Kết quả hoạt động BTT tại ACB
Tính đến cuối năm 2010, sau 06 năm hoạt động, là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ BTT nội địa đến khách hàng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT nội địa của ACB đã tăng qua các năm từ 2005 đến 2009. Riêng năm 2010, doanh thu BTT của ACB dù có tăng nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT giảm. Doanh thu BTT tính bình qn cho một khách hàng nhìn chung khá thấp, số liệu năm 2010 khoảng 12 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT và doanh thu BTT của ACB 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng khách hàng 13 53 135 137 139 140 Doanh thu BTT (triệu đồng) 7.579 299.700 1.053.223 1.132.856 1.267.657 1.715.420 Doanh thu BTT trên 01 khách hàng (triệu đồng) 583 5.655 7.802 8.269 9.120 12.253
Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu
Về khối khách hàng bên mua, tính đến nay ACB đã xây dựng được gần 200 khách hàng với hạn mức BTT thường xuyên cập nhật và thay đổi. Đối tượng khách hàng bên mua mà ACB tập trung là các hệ thống siêu thị (Coop Mart, Big C, Metro Cash & Carry, Citimark, Maximark), các tập đoàn mỹ phẩm (Unilever, P&G,…) các công ty thực phẩm, nước giải khát, bia (Nhà máy bia Việt Nam, Công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn, nước giải khát Chương Dương, Pepsico, Coca – Cola, Vinamilk, Kinh Đô, Safoco, Ajinomoto, Vifon, Acecook Việt Nam, Vinacafe, Bibica,…) các công ty điện tử (Sony, Samsung, LG Electronics, JVC, Sanyo…) các công ty ôtô, xe máy (Honda, Toyota, Ford, Daewoo, Isuzu, Yahama,…), các công ty điện lực và các bệnh viện lớn,…. Khách hàng bên mua mà ACB nhắm tới tiếp thị đều là các thương hiệu lớn trong lĩnh vực mà họ kinh doanh, có doanh số mua hàng
đồng/ đơn vị, đặc biệt Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam được ACB cấp hạn mức 100 tỷ đồng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (120 tỷ đồng), Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (150 tỷ đồng).