Mô tả mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54)

2.4 Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ

2.4.2 Mô tả mẫu khảo sát

Tác giả thu thập số liệu để chạy trên mơ hình Logit thơng qua bảng câu hỏi gửi đến các doanh nghiệp và các cán bộ tín dụng của NHTM có thơng tin về doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thăm dị được tổng cộng 282 doanh nghiệp, trong đó 78 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT nội địa, tỷ lệ 27,7% và 204 doanh nghiệp không sử dụng BTT nội địa, tỷ lệ 72,3% . Các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT nội địa tại một số NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Ngân hàng TMCP Á Châu (Hội sở, Chi nhánh quận 4, Chi nhánh Mạc Đĩnh Chi), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Hội sở), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín. Và kết quả thu được thông tin doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ BTT nội địa từ các NHTM như: ACB, VCB, Eximbank, Sacombank, LienVietBank, VIBank, OCB, MHB, VietInBank.

Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình hình sử dụng dịch vụ BTT của doanh nghiệp

Việc sử dụng dịch vụ BTT nội địa Số lượng doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

Có sử dụng BTT nội địa 78 27,7

Không sử dụng BTT nội địa 204 72,3

Tổng cộng 282 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả.

2.4.3 Kết quả thống kê của mơ hình

Kết quả khảo sát theo bảng 2.10 cho thấy mẫu khảo sát đã thu thập được thông tin về doanh thu của doanh nghiệp sử dụng và không sử dụng dịch vụ BTT nội địa.

Có thể thấy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT nhiều nhất có doanh thu trong nhóm từ 101 đến 150 tỷ đồng, chiếm 31% tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT nội địa. Nhóm sử dụng BTT nội địa nhiều thứ hai là doanh nghiệp có doanh thu từ 10 đến 50 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18%. Tiếp đó là nhóm doanh nghiệp có doanh thu trên 200 tỷ đồng, chiếm 15%, nhỏ hơn 10 tỷ đồng chiếm 14%, từ 51 đến 100 tỷ đồng chiếm 13%, từ 151 đến 200 tỷ đồng chiếm 9%.

Về ngành nghề, có thể thấy trong mẫu quan sát số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT nội địa thuộc ngành sản xuất là nhiều nhất 14,5%, tiếp đó là ngành thương mại 9,9%, còn các ngành khác sử dụng BTT chỉ 3,2%.

Về số năm thành lập của doanh nghiệp, số doanh nghiệp sử dụng BTT nội địa tập trung ở nhóm tuổi từ 1 – 5 năm.

Trong số 282 doanh nghiệp được hỏi, có 262 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng. Chỉ có 59/78 Doanh nghiệp sử dụng BTT nội địa được NHTM cấp hạn mức tín dụng.

Bảng 2.10: Thống kê số lượng doanh nghiệp trong mẫu khảo sát theo từng biến độc lập

Nội dung khảo sát

Tổng số lượng DN khảo sát

Số lượng DN có sử dụng BTT

Doanh thu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

< 10 tỷ 36 12,8 11 14,1 Từ 10 tỷ - 50 tỷ 59 20,9 14 17,9 Từ 51 tỷ - 100 tỷ 59 20,9 10 12,8 Từ 101 tỷ - 150 tỷ 37 13,1 24 30,8 Từ 151 tỷ - 200 tỷ 27 9,6 7 9,0 > 200 tỷ 64 22,7 12 15,4 Tổng 282 100,0 78 100,0 Ngành nghề Sản xuất 88 31,2 41 14,5 Thương mại 72 25,5 28 9,9 Ngành khác 122 43,3 9 3,2 Tuổi < 1 năm 21 7,4 0 - Từ 1 - 5 năm 85 30,1 41 14,5 Từ 6 - 10 năm 89 31,6 24 8,5 Từ 11 - 15 năm 40 14,2 6 2,1 > 15 năm 47 16,7 7 2,5 Hạn mức tín dụng 262 92,9 59 20,9 Hạn mức BTT 78 27,7 78 27,7 Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản 282 100,0 78 27,7 Giá trị còn lại TSCĐ 282 100,0 78 27,7

Các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có hệ số tương quan tương đối thấp thể hiện qua bảng 2.11. Cho thấy việc đưa các biến này vào mơ hình là phù hợp.

Bảng 2.11: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập

Doanh thu Tuổi Ngành nghề Hạn mức tín dụng Nợ/Tổng TS GTCL TSCĐ Hạn mức BTT Doanh thu 1 0.486** -0.105* 0.641** 0.152* 0.451** -0.014 Tuổi 0.486** 1 -0.023* 0.419** 0.098* 0.420** -0.172** Ngành nghề -0.105* -0.023* 1 -0.118 0.083 -0.157** 0.294** Hạn mức tín dụng 0.641** 0.419** -0.118 1 0.087 0.525** -0.300** Nợ/Tổng TS 0.152* 0.098* 0.083 0.087 1 0.060 0.434** GTCL TSCĐ 0.451** 0.420** -0.157** 0.525** 0.060 1 -0.366** Hạn mức BTT -0.014* -0.172** 0.294** -0.300** 0.434** -0.366** 1

Dấu *, **: tương ứng với mức ý nghĩa thống kê là 1% và 5%.

Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS trên cơ sở dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra

Trong mẫu khảo sát, các đại lượng thống kê mô tả được thể hiện ở bảng 2.12. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp nhóm khơng sử dụng dịch vụ BTT khoảng 250 tỷ đồng trong khi con số này của doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT khoảng 110 tỷ đồng.

Số năm thành lập trung bình của doanh nghiệp không sử dụng BTT trong mẫu là 10 năm, của doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT chỉ 7 năm.

Bảng 2.12: Các đại lượng thống kê mô tả của mơ hình Logit Biến độc lập Trung bình của DN không sử dụng BTT (MEAN) Độ lệch chuẩn (SD) Trung bình của DN có sử dụng BTT (MEAN) Độ lệch chuẩn (SD) Mức ý nghĩa (SIG) Doanh thu 250.312,29 634.036 110.478,15 90.832,14 0,0000 Tuổi 10 7,42 7 4,70 0,0121 Ngành nghề 0,45 0,82 0,0000 Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản 0,29 0,19 0,50 0,19 0,0000 Hạn mức tín dụng 51.741,80 127.929,14 16.753,28 23.519,15 0,0581 Tài sản đảm bảo 130.213,33 239.023,53 35.053,14 42.828,65 0,0001 Hạn mức BTT 0 - 14.664,23 10.223,77 0,9922

Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS trên cơ sở dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra.

Hạn mức tín dụng doanh nghiệp sử dụng BTT được cấp trung bình khoảng 16 tỷ đồng, của doanh nghiệp không sử dụng BTT là cao hơn nhiều, 51 tỷ đồng.

Giá trị cịn lại trung bình của tài sản cố định của doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ BTT thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp không sử dụng BTT.

Hạn mức BTT nội địa trung bình mà doanh nghiệp được cấp trong mẫu khoảng 14 tỷ đồng.

2.4.4 Kết quả đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ BTT nội địa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng mơ hình Logit địa của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng mơ hình Logit

Mơ hình Logit được sử dụng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng BTT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được xử lý trên phần mềm SPSS. Với cỡ mẫu là 282, kết quả phân tích thể hiện trong Bảng 2.11.

Kết quả phân tích cho thấy trong 7 biến độc lập đưa vào mơ hình có 6 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%.

Bảng 2.13: Kết quả phân tích bằng mơ hình Logit

Biến độc lập Hệ số tương quan (B) Sai số chuẩn (SE) Mức ý nghĩa (SIG) Doanh thu (X1) 2,1606 0,4949 0,0000 Tuổi (X2) -0,0932 0,0371 0,0121 Ngành nghề (X3) 2,0738 0,4853 0,0000 Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản (X4) 6,5878 1,0432 0,0000 Hạn mức tín dụng (X5) -0,2155 0,3905 0,0581 Tài sản đảm bảo (X6) -2,6662 0,6952 0,0001 Hạn mức BTT (X7) 32,9117 3354,1197 0,9922 Hằng số -1,6721 2,1902 0,4452

Giá trị Log likelihood 171,37

Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS trên cơ sở dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra

Diễn giải mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mơ hình được trình bày cụ thể như sau:

Doanh thu (X1): Kết quả từ bảng 2.8 cho thấy doanh thu một năm

của doanh nghiệp có tương quan thuận với việc sử dụng BTT của doanh nghiệp (Hệ số hồi quy: 2,1606). Nghĩa là doanh nghiệp có doanh thu càng lớn thì sử dụng BTT càng nhiều. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này phù hợp với thực tế tại Việt Nam hiện nay, khi doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lớn và phát sinh các khoản phải thu tương ứng thi nhu cầu sử dụng dịch vụ BTT càng nhiều, và chính các khoản phải thu này sẽ là tài sản đảm bảo để NHTM chấp nhận cung cấp dịch vụ BTT cho doanh nghiệp, và ứng trước tiền cho doanh nghiệp trong nghiệp vụ BTT. Cụ thể thực tế tại ngân hàng Á Châu, tài sản đảm bảo yêu cầu chỉ là các khoản phải thu.

Tuổi (X2): Kỳ vọng của tác giả là số năm thành lập của doanh nghiệp

tỷ lệ nghịch với việc sử dụng BTT vì doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự hay trưởng thành có nhu cầu vốn lưu động tăng cao vì thị phần khách hàng chưa ổn

doanh nghiệp bán rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn luu động và vì thế họ cần sử dụng dịch vụ BTT nhiều hơn các doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển. Kết quả phân tích bằng mơ hình Logit đúng như tác gải đã kỳ vọng, số năm thành lập của doanh nghiệp có tương quan nghịch với việc sử dụng BTT (hệ số tương quan: -0,0932). Kết quả thu thập đúng với các doanh nghiệp ngoại trừ các doanh nghiệp mới thành lập dưới 1 năm. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ BTT có năm thành lập tập trung ở nhóm từ 1 – 10 năm và đặc biệt nhóm năm thành lập từ 1 – 5 năm tập trung số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ BTT nhiều nhất. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Ngành nghề (X3): Để đo lường mức độ ảnh hưởng của ngành nghề đến việc sử dụng BTT của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng biến giả, bằng 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và/hoặc thương mại, bằng 0 nếu doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Kết quả cho thấy doanh nghiệp sử dụng BTT tập trung nhiều ở nhóm ngành sản xuất và thương mại (hệ số tương quan: 2,0738). Trong đó, ngành thương mại có số lượng doanh nghiệp sử dụng BTT nhiều nhất. Kết quả này hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế vì doanh nghiệp sản xuất rất cần vốn lưu động để xoay vòng chu kỳ kinh doanh tiếp theo khi họ bán hàng mà chưa thu được tiền ngay. Và thực tế trong quy định BTT của các NHTM như Á Châu hay Ngoại thương thì họ cũng thực hiện BTT chủ yếu cho hai ngành là sản xuất và thương mại. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các nhóm ngành như xây dựng, dịch vụ ... thuôc đối tượng hạn chế BTT của các NHTM.

Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản (X4): Kết quả hồi quy cho thấy trong cấu trúc

vốn của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn thì sử dụng BTT nhiều hơn (hệ số hồi quy: 6,5878) hơn là sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Tuy nhiên các NHTM hiện nay đang khống chế tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 5 lần, nghĩa là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản không vượt quá 5/6 (0,83). Như vậy, kết quả này phù hợp với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lớn nhưng khơng q 0,83 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Hạn mức tín dụng (X5): Kỳ vọng của tác giả là doanh nghiệp có thể

vay càng nhiều thì sử dụng BTT càng ít và kết quả hồi quy đúng với kỳ vọng này (hệ số tương quan: -0,2155). thực tế tại các NHTM Việt Nam chứng minh điều này đúng vì chi phí doanh nghiệp bỏ ra để vay vốn thấp hơn chi phí sử dụng dịch vụ BTT nên nếu doanh nghiệp có thể vay thì họ sẽ khơng lựa chọn dịch vụ BTT. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Theo trao đổi của tác giả với chuyên viên ngân hàng phụ trách BTT thì doanh nghiệp không vay được họ mới chấp nhận nguồn tài trợ từ dịch vụ BTT và chịu phí cao hơn.

Tài sản đảm bảo (X6): Biến này được đo lường thông qua chỉ tiêu giá

trị còn lại của tài sản cố định của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy biến này có tương quan nghịch với việc sử dụng BTT của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp càng có nhiều tài sản đảm bảo thì càng ít sử dụng BTT. Minh chứng cho điều này là thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản... Doanh nghiệp khơng có tài sản đảm bảo, không thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các NHTM nên họ sử dụng dịch vụ BTT để được tài trợ với yêu cầu tài sản đảm bảo là các khoản phải thu. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Hạn mức BTT (X7): Hạn mức BTT được đo lường bằng biến giả, bằng

1 nếu doanh nghiệp có hạn mức BTT lớn hơn 10 tỷ đồng, bằng 0 nếu doanh nghiệp có hạn mức BTT nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ đồng. Tác giả kỳ vọng NHTM cấp hạn mức cao hơn 10 tỷ đồng thì doanh nghiệp sử dụng BTT nhiều hơn. Tuy nhiên biến này khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể kết luận rằng việc sử dụng dịch vụ BTT hay không không phụ thuộc vào hạn mức BTT là dưới hay trên 10 tỷ đồng.

* Giá trị Log likelihood của mơ hình là 171,37 cho thấy mơ hình nghiên

2.5 Những nguyên nhân cản trở việc phát triển dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bàn thành phố Hồ Chí Minh

Doanh thu BTT tồn cầu qua phân tích phần trước cho thấy luôn tăng không ngừng qua các năm, trong khi đó doanh thu BTT của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Tác giả thực hiện phân tích nguyên nhân cản trở việc phát triển dịch vụ BTT nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thơng qua ba nhóm nguyên nhân: từ phía Nhà Nước, từ phía NHTM, từ phía doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích định lượng ở phần trên và phân tích định tính.

2.5.1 Từ phía Nhà Nước

Một là, hành lang pháp lý cho hoạt động BTT tại Việt Nam chưa hoàn thiện.

Thể hiện ở khung pháp luật căn bản điều chỉnh nghiệp vụ BTT chỉ mới có Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và chính văn bản pháp lý này bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, cụ thể như sau:

+ Theo khái niệm từ quyết định 1096 : “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua các khoản phải thu...”. Khái niệm này bó hẹp chức năng của BTT, đưa đến cho người tìm hiểu về dịch vụ BTT một hiểu biết sai và chưa đầy đủ về dịch vụ này. Theo hiệp hội BTT FCI thì định nghĩa và chức năng của BTT được xem như một gói các dịch vụ nhỏ mà doanh nghiệp bán hàng có thể lựa chọn sử dụng, bao gồm: Kế tốn sổ sách các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, phòng ngừa rủi ro nợ xấu, tài trợ cho người bán (bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiền thanh toán). Và NHNN chỉ giới hạn dịch vụ BTT cung cấp cho hợp đồng mua bán hàng hóa.

+ Pháp luật khơng thừa nhận dịch vụ bao thanh tốn nếu khơng có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Theo khoản 1d, điều 13 Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN thì “đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng đồng ý gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh tốn cho bên mua hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền địi nợ cho đơn vị bao thanh tốn và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho đơn vị bao thanh

toán. Bên mua hàng phải gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh tốn về việc đã nhận được thơng báo và cam kết thực hiện việc thanh toán cho đơn vị bao thanh toán”. Bản thân điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng và các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Thực ra quy định này chỉ nên nói rõ là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)