2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa trên địa bàn thành phố
2.3.3.1 Quy trình thực hiện dịch vụ BTT nội địa tại ACB
Khi thực hiện cung cấp dịch vụ BTT nội địa, trình tự thực hiện được ACB quy định rõ ràng, chi tiết về công việc của các bộ phận trong ngân hàng.
Việc thẩm định và cấp hạn mức BTT cho bên mua hàng do khối khách hàng doanh nghiệp (hội sở) tiến hành:
Khối khách hàng doanh nghiệp tiến hành thu thập các thông tin về doanh nghiệp được đánh giá là có nhu cầu về mua các loại hàng hoá với doanh số lớn hay có tiềm năng mua hàng và liên tục cập nhật thông tin về các đối tượng khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của họ nhằm mở rộng danh sách khách hàng bên mua và xác định hạn mức BTT cho từng đối tượng khách hàng phù hợp với từng giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định. Hạn mức BTT cho từng bên mua là số tiền mà ACB sẽ BTT tối đa cho các doanh nghiệp bán hàng cho bên mua đó tại các chi nhánh trên tồn hệ thống của ACB.
Tiêu chí lựa chọn và hạn mức BTT bên mua: Về quy mơ:
Bảng 2.6: Tiêu chí lựa chọn người mua trong hoạt động BTT tại ACB: Quy mô của DN mua hàng Hạn mức BTT
+ Vốn chủ sở hữu ≥ 50 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần của năm gần nhất ≥ 150 tỷ đồng + Tổng tài sản ≥ 100 tỷ đồng.
≥ 5 tỷ đồng
+ Vốn chủ sở hữu ≥ 30 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần của năm gần nhất ≥ 70 tỷ đồng. + Tổng tài sản ≥ 50 tỷ đồng
Tối đa 15% vốn chủ sở hữu của bên mua hàng.
Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Lịch sử thanh toán: bên mua thanh toán đầy đủ các khoản phải thu đã đến hạn trong vòng 6 tháng trở về trước tính đến thời điểm bên bán hàng đề nghị BTT.
Tình hình tài chính lành mạnh, cụ thể: ROE thực tế (theo báo cáo kiểm toán hoặc kiểm tra số lượng báo cáo thực tế nội bộ) trong năm gần nhất ≥ 10%. Trường hợp bên mua bị lỗ trong các năm trước thì tổng lỗ luỹ kế các năm không quá 20% vốn thực góp; tổng nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu ≤ 5; lịch sử tín dụng khơng có nợ vay tại các tổ chức tín dụng từ nhóm 2 trở lên.
Những nội dung thẩm định chủ yếu do Khối khách hàng DN tiến hành:
o Thẩm định sự phù hợp về các điều kiện của bên mua.
o Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, tình hình tài chính của bên mua.
o Căn cứ trên tình hình tài chính hiện có phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của bên mua.
o Tiến hành xác định hạn mức BTT cho từng đối tượng bên mua.
o Nhận xét kiến nghị cấp hay không cấp hạn mức BTT, hạn mức cấp cho từng đối tượng khách hàng cho bên mua.
Việc tiếp thị và cung cấp dịch vụ BTT nội địa cho bên bán hàng do Sở giao dịch và các chi nhánh thực hiện:
- Căn cứ vào các loại hàng hoá mà bên mua (nằm trong danh sách khách hàng bên mua do khối khách hàng doanh nghiệp cung cấp và cập nhật liên tục) để tiếp thị bên bán hàng.
- Hướng dẫn lập hồ sơ BTT - Thẩm định bên bán hàng:
o Thẩm định sự phù hợp về điều kiện của bên bán.
o Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương hiệu, tình hình tài chính bên bán.
o Căn cứ trên tình hình hiện có phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn bên bán.
o Thẩm định kế hoạch kinh doanh và dự phịng tình hình trả nợ của bên bán. o Tiến hành xác định hạn mức BTT cho từng đối tượng bên bán.
Trong đó, tỷ lệ a tối đa bằng 50%, tỷ lệ này xác định dựa vào tình hình bán hàng theo mùa vụ của khách hàng.
Ví dụ: công ty A kinh doanh bánh kẹo có doanh số bán hàng của công ty: 10.000.000.000 đ/năm và tháng 1 doanh số thường tăng 30%.
Thời hạn mà khách hàng thanh toán là 60 ngày kể từ ngày giao hàng. Ta có:
Hạn mức bao thanh tốn =
Doanh số bán hàng 1 năm x (1 + a%) x thời hạn thanh toán 360
Hạn mức BTT = 10.000.000.000 x (1 + 0,3) x 60 / 360 = 2.666.666.667 đồng o Nhận xét và kiến nghị cấp hay không cấp hạn mức BTT, hạn mức cấp cho từng đối tượng khách hàng (bên mua).
o Tiêu chí lựa chọn và hạn mức BTT bên bán: bên bán là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hố có đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy chế BTT của ACB, quy định của pháp luật hiện hành và thoả mãn thêm các điều kiện sau:
Là chủ sở hữu hợp pháp và có tồn quyền hưởng lợi đối với các khoản phải thu.
Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành phù hợp với quy định của ngành hàng (nếu có).
Thời hạn quan hệ mua bán với bên mua hàng tối thiểu 3 tháng và đã có ít nhất 2 lần giao hàng.
- Thẩm định khoản phải thu:
o Thẩm định sự phù hợp các khoản phải thu được BTT: Phân loại nhóm mặt hàng đối với hoạt động BTT:
Mặt hàng không thực hiện BTT: thực phẩm tươi sống, thuỷ sản tươi sống, gia súc sống, gia cầm sống, thức ăn nhanh, hàng dễ hư hỏng.
Mặt hàng ưu tiên thực hiện BTT: hàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xảy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng và số lượng trong quá trình vận chuyển.
Mặt hàng hạn chế thực hiện BTT: hàng cung cấp cho cơng trình thực hiện BTT theo tiến độ và ràng buộc trách nhiệm bảo hành của bên bán; hàng hố u cầu có biên bản nghiệm thu theo các thông số kỹ thuật phức tạp.
o Thẩm định, nhận xét về các khoản phải thu: đặc tính, đặc điểm khoản phải thu; số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của hàng hoá thực
hiện trong giao dịch mua bán; giá cả, phương thức thanh toán; điều kiện giao nhận, nghiệm thu, bảo hành; những điều kiện khác có liên quan; tiến độ thực hiện, hiện trạng các khoản phải thu.
- Lập hợp đồng BTT.
- Yêu cầu bên bán hàng chuyển giao chứng từ bán hàng và thông báo về việc thực hiện BTT có sự xác nhận của bên mua hàng.
o ACB chỉ giải ngân khi bên bán hàng cung cấp các chứng từ sau: hợp đồng mua bán hàng hố, thơng báo BTT có xác nhận của bên mua hàng, hoá đơn liên 03, văn bản giao nhận hàng hoá (đối với cáckhoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá), văn bảnđối chiếu công nợ và các chứng từ hỗ trợ khác đảm bảo khoản phải thu đủ điều kiện được chấp nhận thanh tốn (nếu có) như: bảng báo giá có xác nhận của bên mua hàng, biên bản nghiệm thu, văn bản thanh lý hợp đồng,… - Tạo tài khoản khế ước BTT, kết nối với tài khoản hạn mức BTT của bên bán và bên mua.
- Ứng tiền cho khách hàng.
o Tỷ lệ ứng trước phụ thuộc vào các yếu tố: mặt hàng, điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán, thoả thuận giữa bên mua hàng và bên bán hàng về giảm giá, chiết khấu, tỷ lệ trả hàng; tỷ lệ tranh chấp thương mại.
o Tỷ lệ ứng trước tối đa là 80% giá trị thực các khoản phải thu (những khách hàng có tỷ lệ ứng trước lên tới 90% do Hội đồng quản trị quyết định).
o Thời hạn ứng trước (T) được xác định theo công thức sau:
T = Thời hạn thanh tốn cịn lại + số ngày dự phịng (nếu có).
Thời hạn thanh tốn cịn lại là số ngày còn lại tính từ ngày ứng trướcđến ngày đến hạn thanh toán của khoản phải thu.
Số ngày dự phịng được tính tốn dựa trên thời gian thanh toán chậm trễ theo tập quán thanh toán của từng ngành hàng, thời gian chuyển khoản, thời gian chờ xử lý chứng từ ,…. Thời hạn ứng trước tối đa 180 ngày.
- Theo dõi khoản phải thu, nhắc nợ khi đến hạn. - Thu lãi, tất toán tài khoản BTT.
Sở giao dịch và các chi nhánh phối hợp với khối khách hàng doanh nghiệp để xử lý các trường hợp phát sinh khác như:
o Gia hạn BTT.
o Xử lý khi không được chấp thuận gia hạn hoặc hết thời gian gia hạn mà bên mua khơng thanh tốn.
o Truy đòi số tiền ứng trước: ACB có quyền truy địi bên bán hàng số tiền đã ứng trước, lãi và chi phí phát sinh trong các trường hợp sau: đến hạn thanh toán theo khế ước BTT mà bên mua hàng khơng hồn thành nghĩa vụ thanh toán; phát sinh tranh chấp liên quan đến khoản phải thu và vượt quá 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà bên
bán hàng và bên mua hàng chưa giải quyết xong; phát sinh tranh chấp thương mại hoặc sự cố khác đối với hàng hoá dẫn đến việc bên mua hàng không chấp nhận thanh toán.
Những quy định khác: Tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo cho khoản tiền ứng trước là tổng giá trị các khoản phải thu nằm trong hạn mức BTT được ACB chấp thuận; tài sản đảm bảo khác (nếu có): thực hiện theo quy định hiện hành của ACB. Thực tế, từ khi triển khai nghiệp vụ BTT, ACB khơng buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo khác ngoài khoản phải thu.
Giới hạn an toàn BTT: đối với BTT trong nước, ACB bổ sung quy định tổng hạn mức BTT dành cho một bên mua hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của ACB và hạn mức BTT cho một bên mua hàng không vượt quá 30% doanh thu năm gần nhất của bên mua.