Ngân hàng Nhà Nước cần ban hành quy chế mới quy định về hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

BTT thay cho Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN

Tính đến thời điểm hiện tại, NHNN chỉ mới ra Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 về việc ban hành Quy chế hoạt động BTT và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 1096. Các quyết định này ra đời với một thái độ rất thận trọng, dè dặt và đã chưa mang lại hiệu quả thật sự. Chính vì vậy, NHNN cần sớm ban hành một văn bản, quy chế khác ngắn gọn, đầy đủ, khắc phục được những vấn đề chưa hoàn thiện trong quy chế cũ và thống nhất với thông lệ, công ước về BTT quốc tế. Hành lang pháp lý vững vàng là tiền đề để các bên có liên quan có thể thực hiện tốt nghiệp vụ và kiểm soát được rủi ro trong hoạt động của mình. Khung pháp lý khơng thể chỉ dừng ở quy định trên giấy tờ mà phải có ý nghĩa thực tế.

Khung pháp lý phải thực sự là đòn bẩy giúp phát triển nghiệp vụ bao thanh tốn nói chung và bao thanh tốn nội địa nói riêng nhằm đạt được những tiện ích từ nghiệp vụ này, góp phần thúc đẩy thương mại nội địa, phát triển nền kinh tế nước nhà. Văn bản mới này cần xem xét những vấn đề như sau:

Một là, NHNN cần định nghĩa chính xác về nghiệp vụ BTT theo thông lệ quốc tế để thấy được đầy đủ chức năng và lợi ích mà dịch vụ BTT mang lại. Cần có sự phân lập rõ ràng giữa bao thanh toán với các hình thức cấp tín dụng khác vì bản chất bao thanh tốn khác biệt so với cấp tín dụng. Định nghĩa về BTT chỉ giới hạn cho các hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hai là, NHNN cần mở rộng phạm vi áp dụng bao thanh toán cho những hợp

đồng cung ứng dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ là một ngành đang trên đà phát triển, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vào GDP đang ngày càng tăng, các năm gần đây các ngành vận tải, bảo hiểm, bưu điện, du lịch có giá trị tăng thêm trung bình khoảng trên 9,07%. Điều kiện vận tải và bảo hiểm tại Việt Nam từng bước hoàn thiện cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc cung cấp nghiệp vụ thông qua các điều kiện thương mại quốc tế khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Việc nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng sản phẩm bao thanh toán cho các ngành dịch vụ cần kèm theo các điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm ngành hàng và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Ba là, NHNN quy định về việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn

vị BTT.

Bốn là, NHNN cần quy định quyền của đơn vị BTT đối với khoản phải thu trong dịch vụ BTT có truy đòi và BTT miễn truy đòi. Đối với dịch vụ BTT có truy địi: khi người mua mất khả năng thanh tốn, đơn vị BTT có quyền địi nợ bên bán, nhưng trong trường hợp người bán cũng mất khả năng thanh tốn thì đơn vị BTT có quyền đối với tài sản của bên bán tương ứng với giá trị của khoản phải thu. Đối với dịch vụ BTT miễn truy đòi, khi người mua mất khả năng thanh tốn, đơn vị BTT có quyền đối với tài sản của người mua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán nội địa tại một số ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)