Một số kinh nghiệm quốc tế liên quan đến nghiên cứu KH&CN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tham khảo hoạt động nghiên cứu KH&CN của một số nước như Trung Quốc, Úc, New Zealand, Bỉ, Hungary và Thụy Sỹ (Phụ lục 3), rút ra một số điểm chính như sau:

- Các quốc gia đều tổ chức việc nghiên cứu KH&CN, cách thức tổ chức mỗi nước có khác nhau nhưng có một điểm chung là nhà nước đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu.

- Thành lập quỹ độc lập để tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học. Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học được “xã hội hóa” thu hút nhiều nguồn đầu tư của cả tư nhân, doanh nghiệp và nhà nước.

- Các viện phục vụ việc nghiên cứu có thể thuộc nhà nước hoặc do doanh nghiệp thành lập nhằm phục vụ thị trường.

- Các trường đại học giữ vai trò quan trọng trong hệ thống nghiên cứu và chuyển giao những sáng chế và kết quả nghiên cứu nói chung vào đời sống.

Tóm lại, từ kinh nghiệm cách thức tổ chức thực hiện nghiên cứu KH&CN của một số nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam và bài nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, nhà nước phải đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu KH&CN. Tỉ lệ đầu từ của nhà nước cho nghiên cứu tùy thuộc từng nước ví dụ Trung Quốc đầu tư cho nghiên cứu chiếm 30% tổng chi tiêu cho KH&CN, Úc và New Zealand vốn đầu tư nghiên cứu là chiếm 50% (50% còn lại từ các nguồn khác), Hungary chiếm 1,15% GDP…Ở Việt Nam đầu tư cho KH&CN cần đạt 2% tổng chi ngân sách tương đương khoảng 0,6 GDP (trích dẫn tại trang 32).

Thứ hai, các nước đều thiết lập các thiết chế để thực hiện nghiên cứu và khuyến khích nghiên cứu. Ví dụ: Trung Quốc giao việc nghiên cứu cho các bộ, viện, các trường đại học và các địa phương (giống mơ hình của Việt Nam hiện nay); ở Úc và New Zealand,

Bỉ, Hungary các cơ quan nghiên cứu và đào tạo là các trường đại học, phục vụ nghiên cứu là các viện nghiên cứu.

Thứ ba, quản lý việc nghiên cứu không nhất thiết nhà nước phải làm mà hình thành các quỹ nghiên cứu độc lập để tuyển chọn chủ thể thực hiện nghiên cứu và khuyến khích các nhà khoa học. Các quỹ thực hiện “đặt hàng” và mua kết quả nghiên cứu. Đối với Việt Nam việc quản lý nghiên cứu KH&CN ở cấp trung ương được giao cho các bộ (Bộ KH&CN đóng vai trị chủ đạo), ở cấp địa phương được giao cho các sở (Sở KH&CN đóng vai trị chủ đạo). Việc hình thành các quỹ như Quỹ phát triển KH&CN quốc gia hay Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia…đều do nhà nước thành lập, còn chịu sự kiểm duyệt của nhà nước. Việc “đặt hàng” nghiên cứu vẫn do các bộ/ngành hoặc do sở/ngành, quận/ huyện thực hiện nhưng rất hạn chế.

Thứ tư, việc nghiên cứu phải gắn liền với thực tiễn, cần tạo cơ chế cạnh tranh trong nghiên cứu để thực tiễn là thước đo đánh giá kết quả của việc nghiên cứu. Đây chính là điểm mà Việt Nam cần học tập kinh nghiệm vì việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế từ hỗ trợ tuyên truyền đến việc đánh giá hiệu quả ứng dụng của đề tài (chưa có phương pháp và tiêu chí đánh giá).

Thứ năm, đổi mới cách quản lý đề tài: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn từ 3 đến 5 năm với các sản phẩm và mục đích rõ ràng kèm theo giải pháp thực hiện. Cách xác định và lựa chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ định hướng muốn nghiên cứu định kỳ của chính phủ, theo đó các bộ/ngành đề ra mục tiêu chiến lược của ngành mình. Cơ quan cấp vốn đề ra chương trình sản phẩm cụ thể và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho cả nước, từng địa phương và từng lĩnh vực để đề xuất với chủ thể thực hiện nghiên cứu (giống như sàn giao dịch chứng khoán). Cấp vốn các cơng trình nghiên cứu là dài hạn cho các sản phẩm khoa học cụ thể chứ không theo kiểu phẩn bổ đề tài hàng năm như hiện nay của Việt Nam (cả từ cấp trung ương và địa phương).

Về bản chất tri thức KH&CN nói chung và đề tài nghiên cứu KH&CN nói riêng ở những giai đoạn cung cấp và tiêu dùng khác nhau thể hiện đặc tính cơng ích của mình ở những mức độ rất khác nhau. Điều này đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách ứng xử phù hợp với sự khác nhau về đặc tính cơng ích này của các đề tài nghiên cứu tức là nhà nước (cấp trung ương và địa phương) nhất thiết phải tổ chức thực hiện, quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TỪ NĂM 2006 -2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)