Quy trình quản lý các đề tài KH&CN cấp thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)

Cơ quan chủ trì/ Chủ nhiệm đề tài

Phịng Quản lý khoa học Lãnh đạo Sở

KH&CN Phòng Kế hoạch- tài chính Thành lập Hội đồng xét duyệt Tổ chức họp Hội đồng xét duyệt Thẩm định nội dung Kiểm tra định kỳ, đột xuất Tổ chức nghiệm thu Giao nhận sản phẩm Hoàn chỉnh thuyết minh đề cương Tổ chức triển khai Hoàn chỉnh báo cáo tổng kết Phê duyệt Thuyết minh đề cương, dự toán, ký kết hợp đồng Phê duyệt kết quả nghiên cứu

Cấp giấy chứng nhận Thẩm định kinh phí Quyết tốn Thanh lý hợp đồng Thuyết minh đề cương Thuyết minh đề cương hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết

Phụ lục 9: Ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Phú Thái, Giám đốc Trung tâm phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng (CPHUD)

a) Quá trình quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN là vấn đề chính sách cơng, nhà nước địa phương phải quản lý

Q trình quản lý thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học là q trình có thể tạo ra lợi ích cho xã hội nói chung và khu vực cơng nói riêng đều tạo ra giá trị công, cụ thể hơn việc quản lý đề tài khoa học nếu mà quản lý tốt để có câu trả lời đúng cho câu hỏi được đặt ra thì rõ ràng quá trình quản lý này tạo ra giá công ngược lại quản lý kém quản lý không tốt, đưa ra những câu trả lời sai thậm chí khơng đưa ra được câu trả lời gì cả mà vẫn tốn tiền của thành phố thì nó làm mất đi giá trị cơng. Tóm lại đây chính là vấn đề chính sách cơng.

Khẳng định rằng các địa phương nói chung và Đà Nẵng nói riêng nên có những đề tài khoa học, nên quan tâm đến các đề tài khoa học và phải quản lý các đề tài khoa học mà có liên quan đến địa phương vì mỗi địa phương có những vấn đề riêng như vị trí địa lý, đặc điểm KT-XH, nét văn hóa riêng nếu chỉ dựa vào những nghiên cứu khoa học chung cả nước hoặc quốc tế thì khơng phù hợp, mỗi địa phương phải quan tâm đến đề tài khoa học có liên quan đến địa phương mình. Vậy ai là người quan tâm, trả tiền, nghiệm thu và ai thực hiện đề tài khoa học đó?. Nếu thành phố quan tâm thì phải “đặt hàng” đề tài nghiên cứu, phải trả tiền và nghiệm thu đề tài đó là thành phố hoặc cơ quan quản lý nhà nước địa phương như Sở KH&CN vì mới biết thành phố cần gì, câu trả lời đúng hay chưa đúng có áp dụng được hay khơng được? Thành phố phải quản lý các đề tài khoa học liên quan đến thành phố, cịn thực hiện có thể là người địa phương, người ở nơi khác, người đang công tác tại cơ quan nhà nước ở địa phương.

b) Cơ chế quản lý đề tài, dự án KH&CN của thành phố Đà Nẵng

- Quyết định 30/2005/QĐ-UB ngày 18/3/2005 là cụ thể, chặt chẽ để thực hiện đề tài nghiên cứu, tuy nhiên vẫn cịn bất cập vì quản lý các yếu tố đầu vào của đề tài chưa quản lý sản phẩm đầu ra ví dụ chỉ dựa vào tên, phiếu khảo sát, số trang, việc đi thực tế và dựa vào định mức chi tiêu để quy định kinh phí thực hiện đề tài mà chưa tiếp cận cách quản lý theo sản phẩm đầu ra tức quản lý theo đơn đặt hàng. Đề tài khoa học cần phải trả lời câu hỏi A, nếu nhà khoa học trả lời được câu hỏi đó thì kinh phí dành cho câu trả lời cần chừng ấy tiền, khi đó nhà khoa học cảm thấy đủ sức, trả lời câu hỏi đặt ra rõ ràng và với kinh phí hợp lý cho phép sẽ sẵn sàng đảm nhận việc nghiên cứu. Thứ hai, quản lý theo sản phẩm

đầu ra thì thành phố hoặc người đặt hàng sẽ có được câu trả lời họ mong muốn vì suy cho cùng đề tài khoa học là làm sao đưa ra câu trả lời đáp ứng được câu hỏi đặt ra chứ khơng phải thực hiện xong nhằm mục đích giải ngân sn sẻ một số tiền nào đó, tuy nhiên việc thực hiện theo cách tiếp cận này sẽ vướng do cơ chế tài chính hiện nay là theo chế độ định mức, nên thực hiện theo cơ chế khoán thậm chí theo cơ chế đấu thầu. Thành phố, cơ quan quản lý nhà nước nên đưa ra câu hỏi để cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học đưa ra dự kiến về thực hiện đề tài, cách thức trả lời câu hỏi, nếu cơ quan hoặc nhà khoa học nào đưa ra dự kiến trả lời hợp lý với kinh phí tiết kiệm thì chọn để thực hiện việc nghiên cứu.

- Liên quan đến tiêu chí đánh giá nghiệm thu theo Quyết định 30/2005/QĐ-UB Tiêu chí khá rõ ràng tuy nhiên một số tiêu chí chưa cụ thể ví dụ tiêu chí khả năng ứng dụng là cịn rất chung chung nên chăng cụ thể hơn vì có những đề tài khả năng ứng dụng nhìn thấy rất rõ như đề tài về lĩnh vực giống cây trồng vật ni, trong khi đó đề tài về lĩnh vực KT-XH ví dụ đề tài Phát triển du lịch thành phố thì vấn đề ứng dụng khơng thể nhìn thấy ngay được.

Cách tốt nhất để đánh giá là cơ quan nhà nước yêu cầu người nghiên cứu nên có đề cương rõ ràng để làm cơ sở cho việc đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu không phải là đề cương của cơng trình nghiên cứu mà nó bao gồm rất nhiều yếu tố từ câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là gì? Thơng tin số liệu mà người nghiên cứu định lấy để trả lời câu hỏi là gì? Cách thức họ thực hiện để lấy thông tin số liệu? Phương pháp phân tích lý giải thơng tin số liệu đó như thế nào? Trong đó phần đề cương bài viết hay đề cương báo cáo mẫu là một phần của đề cương nghiên cứu thôi. Nếu một đề cương đã được Hội đồng khoa học chấp nhận thì sau này khi đánh giá nghiệm thu chỉ cần dựa vào, so sánh giữa đề nghiên cứu với kết quả nghiên cứu đề tài chứ khơng nên áp dụng tiêu chí chung chung cho tất cả các đề tài.

c) Nguyên nhân việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài chưa nhiều

Hiện nay, một số đề tài không những cấp nhà nước mà cả cấp thành phố việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế là rất hạn chế, có thể nói là rất ít. Có những đề tài với kinh phí lên đến cả tỉ đồng nhưng vẫn được cho vào “ngăn kéo”, theo tơi ngun nhân có thể ở 02 vấn đề chính sau:

- Thứ nhất: “Vấn đề người đặt câu hỏi “ thành phố, cơ quan nhà nước nêu lên vấn đề nghiên cứu thật sự mang tính ứng dụng chưa? hay nêu ra chỉ mang tính lý thuyết, vì câu

hỏi nào thì sẽ có câu trả lời ấy, nếu câu hỏi thật sự mang tính ứng dụng thậm chí có tiêu chí cụ thể thì người nghiên cứu sẽ ý thức được rằng tìm câu trả lời phù hợp.

- Thứ hai: “Vấn đề khả năng người trả lời “ nhiều nhà nghiên cứu chỉ mạnh lý thuyết chưa qua thực tế thậm chí xa rời thực tế nếu họ thực hiện nghiên cứu đối với những đề tài mang tính ứng dụng thì sẽ khơng đưa ra được câu trả lời phù hợp. Nên việc tìm nhà nghiên cứu đáp ứng được học thuyết và có kinh nghiệm thực tế là rất khó.

(Nguồn: Do người viết trực tiếp phỏng vấn)

Phụ lục 10: Ý kiến của Thạc sỹ Lê Thị Thục, Trưởng phòng Quản lý Khoa học- Sở Khoa

học và Công nghệ Đà Nẵng

a) Nhìn nhận về việc Quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN tại Đà Nẵng

Việc quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN của thành phố Đà Nẵng suy cho cùng là một quá trình tạo ra giá trị cơng và có nên xã hội hóa việc này hay khơng là tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của thành phố và xã hội hóa chỉ đến mức nào mà thơi vì đối với vấn đề nghiên cứu thuộc doanh nghiệp thì thành phố chỉ hỗ trợ mức kinh phí nào đó nhằm giúp Doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới nhưng đối với vấn đề nghiên cứu thuộc khu vực công như môi trường, an sinh xã hội, kinh tế, văn hóa…thì thành phố bắt buộc tham gia vào nhưng vấn đề cuối cùng nhằm phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng.

b) Cơ chế quản lý đề tài, dự án KH&CN của thành phố Đà Nẵng

Hiện nay việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN nói chung và quản lý các đề tài nghiên cứu nói riêng tại thành phố Đà Nẵng bị điều chỉnh theo văn bản pháp quy là Quyết định số 30/2005/QĐ-UB ngày 18/3/2005 của UBND thành phố, Quyết định này được ban hành năm 2005 và dựa vào một số văn bản cấp trung ương nhưng hiện nay khơng cịn phù hợp với thành phố Đà Nẵng vì ở cấp trung ương đã có những điều chỉnh do đó việc sớm điều chỉnh lại Quyết định 30/2005/QĐ-UB là điều rất cần thiết để phù hợp với thực tế hiện nay của Đà Nẵng qua đó mới góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của thành phố trong thời gian tới. Mỗi bước thực hiện theo Quyết định 30 cần phải hoàn thiện để giúp công việc quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN được tốt hơn trong đó quan trọng nhất ở 3 bước:

- Bước “Xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu KH&CN”, ở trung ương việc xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ phải xây dựng trước 02 năm, sau khi xác định được Danh mục nhiệm vụ rồi thì mới xây dựng kế hoạch tài chính theo niên

độ ngân sách nhưng đối với thành phố Đà Nẵng thì việc xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu KH&CN cùng lúc với việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và thường tốn thời gian lâu hơn dẫn đến tình trạng có tiền ngân sách thành phố cấp rồi nhưng danh mục đề tài KH&CN lại chưa có. Sau khi hồn thành Danh mục đề tài nghiên cứu và được UBND thành phố phê duyệt thì mới bố trí kinh phí cho các đề tài theo khoảng ngân sách được cấp trước, điều này có thuận lợi là đề tài xây dựng đúng nhiệm vụ của năm kế hoạch nhưng không thể hiện được tính dài hơi đối với việc nghiên cứu khoa học của thành phố. Trong bước này, khâu đề xuất đề tài vẫn còn hạn chế mặc dù việc thực hiện là cơng khai minh bạch, có càng nhiều đề xuất càng tốt nhưng khó ở chỗ đề tài đề xuất có phù hợp, đáp ứng cho mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố hay không? Hiện nay còn rất nhiều đề tài đề xuất từ các tổ chức, cá nhân không đáp ứng được mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng.

- Bước “Thực hiện tài chính đối với các đề tài nghiên cứu” đây là vấn đề mà đa số các nhà nghiên cứu khoa học hay kêu ca nhất đặc biệt mức kinh phí và định mức chi tiêu của đề tài vì được thực hiện theo Luật Ngân sách, Thông tư liên tịch số 44 /2007/TTLT- BTC-BKHCN và Thông tư 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN. Đối với đa số các nhà nghiên cứu khoa học thì họ chỉ muốn khốn kinh phí trọn gói đối với việc thực hiện đề tài nhưng việc này đang vướng vì khó thực hiện vả lại ở cấp trung ương cũng chưa thực hiện được điều này.

- Bước “Đánh giá sau nghiệm thu”, đây là vấn đề rất đáng làm để đánh giá hiệu quả ứng dụng của đề tài nhưng Đà Nẵng chưa làm được vì chưa có kinh phí hỗ trợ ứng dụng cho đề tài, theo tôi biết ở trung ương cũng như các địa phương khác cũng chưa thực hiện được điều này. Bộ KH&CN mới thành lập “Trung tâm hỗ trợ đánh giá sau nghiệm” nhưng chưa đi vào hoạt động. Theo tôi, “Đánh giá sau nghiệm thu” là việc rất khó vì Hội đồng khoa học chỉ đánh giá đề tài tại thời điểm báo cáo kết qủa nghiên cứu và muốn biết kết quả nghiên cứu có được ứng dụng hay khơng?, thì phải sau 1 năm đến đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu đó để đánh giá lại nhưng vì chưa có kinh phí nên cơ quan quản lý nhà nước chỉ yêu cầu đơn vị ứng dụng báo cáo bằng văn bản nhưng việc thực hiện chưa tốt. Mặt khác, muốn việc đánh giá sau nghiệm thu là khách quan, phải lập các đoàn kiểm tra đánh giá, thành lập hội đồng độc lập và phải có phương pháp đánh giá và có bộ tiêu chí đánh giá, nhiều khi đánh giá tại đơn vị ứng dụng chưa đủ mà phải mà phải đánh giá tại các

đơn vị sử dụng sản phẩm được tạo ra từ nghiên cứu như trường hợp đề tài sản xuất thuốc cai nghiện của Danapha.

- Bên cạnh đó việc thẩm định nội dung, kinh phí đề tài vẫn cịn hạn chế, theo Quyết định 30/2005/QĐ-UB thì Giám đốc Sở Kh&CN được giao quyền thẩm định đề tài đến định mức dưới 300 triệu đồng đối với đề tài thuộc khoa học xã hội nhân văn, dưới mức 600 triệu đồng đối với đề tài thuộc khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và trình UBND thành phố phê duyệt Danh mục đề tài nghiên cứu gồm: số lượng, tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến và khơng phê duyệt kinh phí đề tài. Trong trường hợp Hội đồng tư vấn xem xét, thẩm định phê duyệt kinh phí nếu vươt mức 300 triệu đồng, 600 triệu đồng thì Sở KH&CN mới trình UBND xin ý kiến nhưng thực tế hiện nay lại không đúng như vậy khi Sở trình Danh mục đề tài phải có cột kinh phí đề tài đã được thẩm định của Hội đồng tư vấn để làm cơ sở UBND thành phố phê duyệt.

- Còn vấn đề “Khen thưởng và xử lý vi phạm” đối với thực hiện đề tài, hiện nay chưa có quy chế, nội dung, tiêu chí, mức khen thưởng bao nhiêu khơng giống như trung ương có Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng nhà nước về KH&CN với mức thưởng lên đến hàng trăm triệu đồng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân, các nhà nghiên cứu khoa học đã có sự đóng góp cho sự phát triển đất nước, phát KH&CN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 77)