Chính sách liên quan đến tài chính thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 52)

b) Xử lý vi phạm

3.5 Chính sách liên quan đến tài chính thực hiện đề tài

Cơ chế quản lý tài chính phù hợp tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý KH&CN trên địa bàn thành phố, khuyến khích nhà khoa học, các tổ chức tích cực tham gia nghiên cứu. Đồng thời cơ chế quản lý tài chính phù hợp góp phần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả cơng trình nghiên cứu và thúc đẩy nhanh việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, góp phần vào sự phát triển chung KT-XH của thành phố. Trong thực tế, điều mà khiến các tổ chức/cá nhân và các nhà khoa học làm đề tài nghiên cứu dễ nản lịng nhất đó chính là khâu thanh tốn kinh phí và thanh lý hợp đồng, do đó người viết đề xuất chính sách đối với khâu này như sau:

Phương án 1: Giao dự toán

a. Giao dự tốn

Sở KH&CN chủ trì (trong trường hợp vượt thẩm quyền thì phối hợp với Sở Tài chính) thẩm định nội dung nhiệm vụ chi và dự tốn kinh phí cho từng đề tài đã được

UBND thành phố phê duyệt danh mục hàng năm. Căn cứ kết quả thẩm định, Sở Tài chính tổng hợp dự tốn kinh phí sự nghiệp KH&CN, trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Trong đó:

- Đề tài KH&CN do các tổ chức không phải là đơn vị dự tốn ngân sách thành phố, tổ chức ngồi thành phố thì kinh phí thực hiện đề tài được phân bổ vào dự toán thu, chi của Sở KH&CN.

- Đề tài KH&CN do các tổ chức là đơn vị dự tốn ngân sách thành phố chủ trì thực hiện thì kinh phí thực hiện đề tài được phân bổ vào dự tốn thu, chi của tổ chức đó.

b. Thanh tốn kinh phí và thanh lý hợp đồng nghiên cứu.

Đối với loại đề tài do đơn vị dự toán ngân sách thành phố chủ trì thực hiện thì thanh tốn trực tiếp với Kho bạc nhà nước và báo cáo quyết tốn với Sở Tài chính, theo ngun tắc:

Kho bạc nhà nước căn cứ dự toán đã được thẩm định, Biên bản kết quả thanh tra, kiểm tra, các tài liệu liên quan và chế độ định mức hiện hành của nhà nước để kiểm soát chi và thanh toán. Kho bạc nhà nước thực hiện cấp tạm ứng (lần thứ nhất) tối đa không quá 50% mức dự toán đã được phân bổ. Đơn vị thanh toán tạm ứng kinh phí (lần thứ nhất) mới tiếp tục cho tạm ứng tiếp theo và thanh toán theo tiến độ khối lượng thực tế thực hiện.

- Hồ sơ chứng từ thanh tốn: ngồi hồ sơ chứng từ do nhà nước quy định, còn phải kèm theo Biên bản kiểm tra xác nhận khối lượng cơng việc hồn thành giữa cơ quan chủ trì và Sở KH&CN, Biên bản thẩm định, nghiệm thu khi kết thúc đề tài.

Phương án 2: Khốn kinh phí thực hiện

Từ thực trạng nêu trên, nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thời gian tập trung vào cơng tác nghiên cứu, làm ra sản phẩm có chất lượng, UBND thành phố cho phép thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đầu ra đối với các đề tài KH&CN theo hướng: Tổ chức tốt khâu tuyển chọn vấn đề cần nghiên cứu thuộc danh mục đề tài đã được UBND thành phố phê duyệt triển khai thực hiện. Chú trọng đúng mức việc tuyển chọn đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài. Thực hiện tốt khâu xét duyệt đề cương, thẩm định nội dung và dự toán thực hiện đề tài theo định mức chi đã được UBND thành phố phê duyệt và khoán gọn cho cơ quan chủ trì, chủ yếu khâu chất lượng sản phẩm qua các khâu: kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá giữa kỳ nếu cơ quan chủ trì triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả thì tiếp tục nghiên cứu, nếu khơng tốt có thể cho tạm dừng thực hiện đề tài.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý đề tài sẽ tổ chức nghiệm thu sản phẩm đề tài (tổ chức phản biện kín, mời chuyên gia am hiểu sâu có uy tín về chun mơn) và thanh tốn kinh phí thực hiện căn cứ vào kết quả nghiệm thu như sau:

- Kết quả nghiệm thu đề tài đạt loại khá, giỏi: Thanh toán 100% dự toán thẩm định và đề xuất UBND thành phố khen thưởng theo quy định.

- Kết quả nghiệm thu đề tài đạt loại trung bình: Thanh tốn 90% phần kinh phí quản lý và th khốn chun mơn, các hạng mục khác thanh toán 100%.

- Kết quả nghiệm thu đề tài không đạt: Sở sẽ thành lập Tổ thẩm định căn cứ vào các sản phẩm bộ phận, chỉ thanh tốn một số chun đề có chất lượng nhưng khơng q 20% dự tốn thẩm định thực hiện đề tài.

Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và chứng từ chi thực hiện đề tài. Việc thực hiện khoán chi đề tài nghiên cứu khoa học vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước vừa tạo điều kiện cho chủ nhiệm đề tài tập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất lượng. Sở KH&CN chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND thành phố về chất lượng và kết quả nghiên cứu triển khai.

Tóm lại, để hồn thiện hơn cơ chế quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố, nhất thiết phải tiến hành cùng lúc nhiều chính sách như xác định nhiệm vụ đề tài, tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần ngày càng hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 52)