Đánh giá chung về việc thực hiện cơ chế quản lý đề tài KH&CN tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 44)

2.2.1 Ưu điểm

a. Bản chất quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN là cơng việc mà chính quyền thành phố phải thực hiện nhằm tạo giá trị công. Đại diện chính quyền thành phố thực hiện sứ mệnh này là Sở KH&CN, một tổ chức hội đủ các yếu tố:

- Có đủ năng lực thực hiện sứ mệnh (Goal) do có địa vị pháp lý (quyền hạn,chức năng, nhiệm vụ được Bộ KH&CN và UBND thành phố giao), có nguồn lực con người (cơ cấu tổ chức bộ máy), nguồn lực trí tuệ, có kinh phí thực hiện, có cơ sở hạ tầng…

- Có tầm nhìn/giá trị (value), nhận biết đúng nhu cầu nghiên cứu (nhu cầu có thật và số lượng nhiều), có cơ chế xác lập ưu tiên chọn đề tài nghiên cứu.

- Có sự ủng hộ các tổ chức/cá nhân làm cơng tác nghiên cứu trong và ngoài thành phố và cả những nhà quản lý về KH&CN nhiều chuyên ngành khác nhau tại địa phương. b. Cơ sở pháp lý QĐ30 bước đầu tạo được cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố. Quy định trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan quản lý, cơ quan/cá nhân chủ trì nghiên cứu, các bước của quy trình được thực hiện vừa đảm bảo theo quy định nhà nước theo tinh thần cải cách hành chính, vừa phù hợp với thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo thuận lợi cho công tác R&D trên địa bàn thành phố tại thời điểm ban hành. QĐ30 cũng thể hiện những điểm tiến bộ như quy định quy mơ kinh phí mà Sở KH&CN được quyền phê duyệt và giao cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố, Sở KH&CN về tính hợp lệ và hợp lý của nội dung và chứng từ chi.

c. Thực tế công tác quản lý các đề tài KH&CN thành phố đã từng bước được hồn thiện trên cơ sở các cơng cụ pháp lý đã ban hành. Công tác quản lý được cải tiến rõ nét so với giai đoạn trước và tạo điều kiện cho KH&CN thành phố phát triển.

2.2.2 Hạn chế

a) Mơ hình Quản lý cơng “Năng lực-giá trị- sự ủng hộ”

Việc quản lý các đề tài nghiên cứu cấp thành phố của Sở KH&CN Đà Nẵng theo mơ hình tam giác “Năng lực-giá trị- sự ủng hộ” còn hạn chế ở một số điểm sau:

- Về sứ mệnh (Goal) tổ chức: Sở KH&CN chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc nên trong nhiều trường hợp Sở KH&CN khơng được tồn quyền quyết định liên quan đến các đề tài nghiên cứu mà phải xin ý kiến chỉ đạo từ UBND thành phố, điều này hạn chế sự chủ động của tổ chức.

- Về sự ủng hộ: Còn thiếu sự ủng hộ của tổ chức, các nhà khoa học trong việc tham gia nghiên cứu khoa học.

- Về tạo giá trị công:

+ Năng lực nghiên cứu còn hạn chế: Chỉ mới có 01 viện nghiên cứu chuyên nghiệp và đa số đội ngũ nghiên cứu cịn trẻ chưa có kinh nghiệm nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước cũng thực hiện việc nghiên cứu nên năng lực nghiên cứu cịn hạn chế. Trong khi đó vai trị của các trường đại học cùng với viện nghiên cứu đáng lẽ là hạt nhân và nền tảng của hoạt động khoa học nhưng sự khơng tìm được tiếng nói chung (về nội dung và kinh phí nghiên cứu) giữa nhà quản lý với các nhà giáo, nhà khoa học đã làm hạn chế đi kết quả cuối cùng của nghiên cứu KH&CN.

+ Chất lượng nghiên cứu (tính khoa học) của đề tài chưa cao chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển KT-XH và phát triển ngành KH&CN của thành phố.

b) Cơ sở pháp lý

Mặc dù quy trình quản lý các đề tài nghiên cứu cấp thành phố hiện hành theo QĐ 30 đã có nhiều ưu điểm và thực tế đã có đóng góp khơng nhỏ vào việc triển khai các đề tài KH&CN thành phố. Tuy nhiên trải qua 6 năm thực thiện, đến nay văn bản pháp quy này đã bộc lộ một số điểm bất cập, nhiều nội dung khơng cịn phù hợp với những quy định mới được ban hành từ trung ương, thành phố và tình hình thực tế, đặc biệt vào thời điểm hiện nay chưa khuyến khích được các nhà khoa học trong và ngoài thành phố tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều nội dung chưa rõ, chưa cụ thể, trong nhiều trường hợp gây nhầm lẫn và lúng túng trong quá trình thực thi. Cơ chế quản lý tài chính chưa thơng thống. Vì vậy phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả nghiên cứu khoa học và chưa huy động được đông đảo cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi tham gia thực hiện nghiên cứu, đóng góp cho thành phố. Các nội dung về xác định nhiệm vụ đề tài, tuyển chọn, xét chọn, đánh

giá nghiệm thu cần được nghiên cứu sửa đổi theo văn bản mới ban hành của Bộ KH&CN. Nội dung về đăng ký kết quả nghiên cứu không phù hợp với Quyết định về đăng ký kết quả nghiên cứu của Bộ KH&CN (ban hành năm 2007), mức hỗ trợ kinh phí đối với đề tài doanh nghiệp quá thấp (tối đa 150 triệu đồng) nên không khuyến khích được doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự tốn kinh phí, các vấn đề khen thưởng, xử lý vi phạm, đánh giá kết quả nghiên cứu không sử dụng ngân sách nhà nước chưa được đề cập cụ thể trong QĐ30, do đó cần được nghiên cứu bổ sung.

Mặt khác, từ thực tế cho thấy quá trình quản lý đề xuất, xác định nhiệm vụ đến tổ chức triển khai, đánh giá nghiệm thu vẫn còn nhiều thủ tục, chưa linh hoạt và chưa thực sự giao quyền chủ động cho Sở KH&CN trong công tác quản lý. Các thủ tục về tài chính vẫn cịn rườm rà, cơ chế quản lý tài chính vẫn chưa thơng thống và chưa khuyến khích được hoạt động nghiên cứu khoa học. Chưa có chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu cịn thể hiện sự lúng túng. Chưa có cơ chế khuyến khích các nhà khoa học tham gia đề xuất vấn đề nghiên cứu, đồng thời Lãnh đạo thành phố và sở/ngành cũng chưa quan tâm đến việc “đặt hàng nghiên cứu”. Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu hàng năm vẫn chưa theo kịp niên độ ngân sách, nên dự tốn kinh phí cho các đề tài nghiên cứu chưa sát với thực tế được phê duyệt dẫn đến việc sử dụng kinh phí được phân bổ hàng năm chưa đạt yêu cầu. Điều này làm cho các cấp lãnh đạo và các ngành liên quan lầm tưởng là ngành KH&CN không sử dụng hết kinh phí đầu tư cho khoa học trong khi thực tế kinh phí đầu tư là rất thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)