Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến nghiên cứu KH&CN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 61 - 70)

1) Hoạt động nghiên cứu KH&CN của Trung Quốc

Trung Quốc cải cách thể chế quản lý nhà nước về KH&CN nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nước theo hướng tăng cường đầu tư về nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả về hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN, theo đó Trung Quốc quy định kinh phí cấp cho KH&CN của trung ương và địa phương phải được tăng dần và cao hơn mức độ tăng trưởng thu nhập quốc dân. Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc tài trợ cho R&D. Năm 2000 chi tiêu ngân sách của chính phủ cho R&D đạt 57,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu cho KH&CN trong năm, trong đó 2/3 thuộc về chính quyền trung ương, số cịn lại thuộc các chính quyền địa phương. Hoạt động nghiên cứu chủ yếu tập trung xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH&CN quy mô lớn như Phịng thí nghiệm trọng điểm, các Cơng viên khoa học hoặc Trung tâm chuyển giao công nghệ 15

Trung Quốc cải cách thể chế KH&CN theo hướng thị trường trong đó thực hiện chuyển đổi các tổ chức R&D theo hướng nhất thể hoá chức năng nghiên cứu với chức năng khác của doanh nghiệp nhằm khắc phục khiếm khuyết mang tính chất cấu trúc của hệ thống tổ chức R&D hiện hành. Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc đã thay đổi cấu trúc hệ thống R&D theo 3 nguyên tắc: Một là, nhà nước tập trung kinh phí đầu tư cho một số tổ chức nghiên cứu thuộc lĩnh vực nhà nước cần phát triển ở trình độ cao. Hai là, tăng cường sáng tạo KH&CN, đẩy nhanh chuyển hoá thành quả khoa học. Ba là, phục vụ phát triển KT-XH, tôn trọng quy luật thị trường và khuyến khích cạnh tranh. Vì vậy, cấu trúc hệ thống R&D của Trung Quốc hiện nay được tổ chức như sau16:

- Cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc loại triển khai công nghệ trở thành doanh nghiệp. Cơ quan R&D thuộc loại cơng ích, xã hội hoặc thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, hoặc thuộc các Viện nghiên cứu xã hội, lâm nghiệp và môi trường thực hiện chuyển đổi theo hướng hoặc trở thành doanh nghiệp hoặc vẫn là đơn vị sự nghiệp.

- Cơ quan R&D lấy nghiên cứu khoa học xã hội là chủ yếu (bao gồm kinh tế, văn hố, pháp luật) thuộc Bộ tài chính, Bộ văn hố…cải cách theo quy định đối với đơn vị sự

15 Bùi Thiên Sơn(2010), “Một số kinh nghiệm nước ngoài về đầu tư xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nghiên cứu Chính sách Khoa học và Cơng nghệ, (Số 17), tr.73.

16Hoạt động khoa học (10.2003), “Chuyển đổi tổ chức nghiên cứu và phát triển“, truy cập lần cuối ngày 15/3/2012 tại địa chỉ http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=668

nghiệp của nhà nước. Khuyến khích cơ quan nghiên cứu khoa học nhập hay gộp vào trường đại học hoặc hợp tác bằng nhiều hình thức khác.

- Các địa phương căn cứ cải cách của trung ương để tiến hành cải cách. Cách làm ở địa phương như trung ương nhưng chính sách có thể khác.

2) Quản lý hoạt động KH&CN ở Úc và New Zealand 17

Cơ quan bộ quản lý công tác KH&CN ở các nước này thường có quy mơ rất nhỏ (làm việc tại trụ sở chính của Bộ KH&CN New Zealand chỉ có 80 cán bộ) do cơng tác quản lý nhà nước tập trung vào nhiệm vụ chính là hoạch định chính sách. Các bộ chuyên ngành tách ra khỏi hoạt động quản lý trực tiếp, cấp vốn và một phần lớn các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Việc cấp vốn và quản lý vốn cho KH&CN được tiến hành thông qua tổ chức là Quỹ nghiên cứu KH&CN (RDC ở Úc và FRST ở New Zealand) không trực thuộc bộ. Các cơ quan phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo (các trường đại học) và phục vụ nghiên cứu (các viện nghiên cứu) cũng hoạt động độc lập.

Bộ máy quản lý nghiên cứu KH&CN

Ở cấp bộ, đơn vị đại diện cấp cao nhất là Hội đồng quản lý bộ gồm đại diện các bộ phận kinh tế quan trọng nhất trong ngành (đại diện của nhà nước, đại diện của người sản xuất, người kinh doanh, người quản lý…).

Ở cấp cơ sở, các viện nghiên cứu của Úc và New Zealand hoạt động theo hình thức vừa là viện nghiên cứu của nhà nước, vừa là các doanh nghiệp phục vụ thị trường. Đứng đầu các đơn vị này cũng có sự phân quyền rõ rệt. Đại diện cho phía chủ là hội đồng quản trị gồm có đại diện của nhân dân, đại diện nhà nước (do chính phủ chỉ định thường đại diện Bộ Tài chính, Bộ KH&CN) và đại diện các đối tượng sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội ngành nghề.

Ở các cơ quan chịu trách nhiệm cấp vốn cho nghiên cứu như RDC ở Úc và FRST ở New Zealand cách thức quản lý cũng phân vai rõ ràng như ở cấp bộ.

Vốn đầu tư cho KH&CN

Hàng năm vốn đầu tư cho KH&CN của Úc là 1,2 tỷ đô la Úc, của New Zealand là 477 triệu đô la New Zealand. Vốn đầu tư cho KH&CN được cung cấp từ cả chính phủ và từ các nguồn khác trong nhân dân. Hiện nay, trong nhiều trường hợp vốn của nhà nước

17Đặng Kim Sơn (2010), “Quản lý hoạt động KH&CN ở Úc và New Zealand”, truy cập lần cuối ngày 20/4/2012 tại địa chỉ http://www.nistpass.gov.vn/downloads/scan0001.pdf

giảm xuống hơn 50% và dự tính trong tương lai gần mức đóng góp của các nguồn khác tăng lên đến 75%. Vốn nghiên cứu từ cả hai nguồn nhà nước và tư nhân được giao cho các quỹ nghiên cứu. Đây là cơ quan hoạt động độc lập chuyên làm nhiệm vụ “đặt hàng” và mua kết quả nghiên cứu của các viện, trường. Các quỹ này đều được tổ chức dưới hình thức như một quỹ đầu tư do một hội đồng quản lý bao gồm đại diện của nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ KH&CN) và đại diện của người sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (các cơng ty đóng thuế KH&CN)

Đổi mới quản lý KH&CN ở Úc và New Zealand

Một trong những thay đổi lớn là chuyển từ cấp vốn theo kiểu phân bổ đề tài hàng năm trước đây sang đầu tư cho các cơng trình nghiên cứu dài hạn cho các sản phẩm khoa học cụ thể. Các cơ quan chịu trách nhiệm đặt hàng nghiên cứu (RDC ở Úc và FRST ở New Zealand) hợp tác với các viện để xây dựng các chương trình đầu tư dài hạn. Trên cơ sở đó, hai bên ký hợp đồng cho tồn bộ chương trình để cấp vốn cụ thể và đánh giá hàng năm.

Một sự đổi mới khác là chính phủ thu thuế KH&CN từ các cơ sở sản xuất để đầu tư lại cho các cơ quan nghiên cứu. Và do phải sống bằng nguồn thu từ thuế trực tiếp của người sử dụng công nghệ nên các viện nghiên cứu phải chú ý đến yêu cầu thực tiễn sản xuất. Nhờ đó mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và nghiên cứu được hình thành một cách tự nhiên.

Cách thức xác định và lựa chọn các đề tài nghiên cứu

Chính phủ định kỳ thông báo các định hướng muốn nghiên cứu. Căn cứ vào đó các bộ/ ngành chun mơn đề ra mục tiêu chiến lược cho ngành. Các cơ quan cấp vốn có trách nhiệm đề ra các chương trình sản phẩm cụ thể mà nhà nước muốn có và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho cả nước, từng địa phương và từng lĩnh vực. Các cơ quan này có thể xác định tên đề tài và sản phẩm cụ thể hoặc có thể chỉ nêu định hướng để các viện đề xuất nghiên cứu. Các viện, trường dựa trên định hướng của bộ/ngành và lợi thế so sánh của đơn vị mình, chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch nghiên cứu của mình và tham gia đấu thầu cạnh tranh.

Ở cả ba cấp, kế hoạch được xây dựng trong 3 năm hoặc 5 năm với các sản phẩm và mục đích rõ ràng kèm theo giải pháp thực hiện cụ thể (cán bộ, tài chính, chính sách, cách thức quản lý…). Kế hoạch này được thông qua hội đồng quản lý các cấp trong kế hoạch hàng năm và báo cáo tiến độ kết quả thực hiện vào cuối năm.

Cách xác định và lựa chọn đề tài nghiên cứu như trên giúp tránh được sự chồng chéo giữa các cơ quan cấp vốn, đảm bảo sự chủ động và thích ứng của các viện nghiên cứu, định hướng được các hoạt động nghiên cứu theo chương trình lớn từ trên xuống dưới và thể hiện thành các sản phẩm cụ thể ngay từ đầu để phối hợp đầu tư.

3) Nghiên cứu KH&CN ở Thụy Sỹ 18

Để tăng khả năng nghiên cứu và tích cực sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KH&CN, tổ chức KTI (tổ chức hỗ trợ đổi mới của Liên bang) hỗ trợ các nhà khoa học ở trường đại học với kết quả nghiên cứu của mình cùng với doanh nghiệp triển khai các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngồi ra, Quỹ tài trợ cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên đất nước, hỗ trợ giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu và các hoạt động điều hòa nghiên cứu. Quỹ tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu theo định hướng của Liên bang theo sự ủy thác và theo thông lệ bằng các nguồn tài chính đặc biệt của Liên bang, đó là các chương trình nghiên cứu quốc gia, các chương trình trọng điểm của quốc gia… Giai đoạn 2004-2007 ngân sách của KTI là 400 triệu Frank Thụy Sỹ. 4) Công tác KH&CN của Hungary 19

Cơ quan quản lý hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo là Văn phòng quốc gia về nghiên cứu và công nghệ trực thuộc Bộ Kinh tế. Cơ quan này thực hiện chức năng quản lý các nhiệm vụ KH&CN tương tự như Bộ KH&CN Việt Nam. Điều đặc biệt là việc quản lý một số hoạt động khác liên quan tới KH&CN lại do các bộ chuyên ngành khác nhau đảm nhiệm: hoạt động sở hữu trí tuệ do Bộ Hành chính cơng và tư pháp quản lý, chính sách khoa học và hoạt động R&D của các trường đại học do Bộ Nguồn lực quốc gia quản lý, hoạt động nghiên cứu không gian do Bộ Phát triển quốc gia quản lý.

Đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN

Tổng chi cho hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo của Hungary năm 2010 đạt 299,2 tỷ Ft (đơn vị tiền tệ của Hungary - Đồng Forint (HUF)), chiếm khoảng 1,15% GDP; trong đó khu vực cơng chiếm 42%, khu vực tư nhân chiếm 46,5%. Chiến lược chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trung hạn (2007 - 2013) của Hungary xác định mục

18 Bùi Thiên Sơn (2010), “Một số kinh nghiệm nước ngoài về đầu tư xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ

thuật khoa học và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nghiên cứu Chính sách Khoa học và Cơng nghệ, (Số 17), tr.77.

19LCN (2011), “Vài nét về khoa học và công nghệ ở Hungary”, truy cập lần cuối ngày 20/4/2012 tại địa chỉ http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=1222&TS_ID=119.

tiêu: nâng tổng chi cho R&D lên 1,8% GDP (hiện là 1,15%); chi của khu vực doanh nghiệp cho R&D đạt 0,9% (hiện là 0,53%).

Hệ thống tổ chức KH&CN và các định chế trung gian

Hệ thống các tổ chức R&D bao gồm: Các trường đại học và cơ sở nghiên cứu thuộc các trường đại học; các viện nghiên cứu thuộc Viện hàn lâm khoa học Hungary; các tổ chức nghiên cứu khoa học công lập; Tổ chức Nghiên cứu ứng dụng Bay Zoltan; các trung tâm nghiên cứu tư nhân phi lợi nhuận; các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tư nhân.

Các định chế trung gian bao gồm: các khu công nghệ cao (Infopark; Graphisoft Park; Talentis Business Park; EL TECH Centre); các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp và tổ chức chuyển giao công nghệ (Semmelweis Innovations;GENOMNANOTECH, VaIDEAL); các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ quan đổi mới sáng tạo vùng; mạng lưới doanh nghiệp Châu Âu; các trung tâm đổi mới sáng tạo tư nhân).

Ngồi ra, cịn có các hiệp hội doanh nghiệp và nghề nghiệp liên quan tới hoạt động KH&CN.

Hệ thống các quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN

Quỹ Nghiên cứu khoa học quốc gia (mơ hình tương tự như Quỹ Phát triển KH&CN

quốc gia của Việt Nam), với khoản đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ Ft. Quỹ này tập trung hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu cơ bản, hỗ trợ cho việc công bố và xuất bản các cơng trình nghiên cứu, các tuyển tập văn học, âm nhạc và lịch sử có chi phí cao.

Quỹ Nghiên cứu và đổi mới công nghệ (tương tự như Quỹ Đổi mới công nghệ quốc

gia của Việt Nam), Quỹ này là một nguồn tài chính tin cậy, ổn định cho hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo ở Hungary. Việc hình thành nguồn vốn của Quỹ là trách nhiệm đóng góp bắt buộc của các doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; mức đóng góp bằng 0,3% tổng doanh thu của doanh nghiệp; các khoản chi trực tiếp cho hoạt động R&D (kể cả chi phí triển khai trực tiếp hoặc chi trả dịch vụ) đều được chiết trừ đóng góp. Phần đối ứng của nhà nước cho Quỹ này tương đương với khoản đóng góp của các doanh nghiệp. Ngân sách chi hàng năm cho Quỹ vào khoảng 50 tỷ Ft.

5) Cách thức tổ chức nghiên cứu khoa học ở Vương quốc Bỉ 20

Bức tranh tổng thể tổ chức nghiên cứu khoa học ở Vương Quốc Bỉ qua vài con số

20 Nguyễn Huỳnh Mai (2011), “Cách thức tổ chức nghiên cứu khoa học ở Bỉ”, truy cập lần cuối ngày 29/3/2012 tại địa chỉ http://dantri.com.vn/c20/s25-502671/cach-thuc-to-chuc-nghien-cuu-khoa-hoc-o-bi.htm

Vương Quốc Bỉ có 60.000 nhân viên làm việc tại các viện khoa học, trong đó 58% là nhà nghiên cứu bằng 1,3 % tổng số việc làm của cả nước. Ngân qũy dành cho lĩnh vực này hơn 1.800 triệu euro mỗi năm, chiếm 3% tổng sản lượng quốc nội PIB.

Triết lý nghiên cứu khoa học

“Tự do nghiên cứu - La liberté de chercher” là phương châm của Qũy quốc gia nghiên cứu khoa học FNRS và là triết lý của ngành nghiên cứu khoa học tại Bỉ. Tự do tức là khơng chịu sự kiểm duyệt nào từ bên ngồi dù là cơ quan cơng quyền, chính phủ hay quốc hội.

Cơ quan phụ trách và thực hiện việc nghiên cứu khoa học ở Bỉ

Các đại học: 4 đại học tồn phần ở phía Bắc, 3 ở phía Nam, và gần 20 đại học khơng tồn phần cho cả nước Bỉ. Ngồi các đại học, cịn có những trung tâm nghiên cứu chun mơn. Các trung tâm này có khi phụ thuộc một đại học, nhưng thường thì quản lý độc lập.

Qũy quốc gia nghiên cứu khoa học (FNRS:Fonds National de Recherches Scientifiques) là cơ quan tài trợ chính cho nghiên cứu khoa học tại Bỉ. Thành lập năm1928 không phải bởi giới cầm quyền như trường hợp của cơ quan tương đương CNRS ở Pháp, mà bởi ông Emile Franqui, một kĩ sư kinh doanh, để tài trợ trực tiếp 4 đại học Bỉ lúc đó cho các cơng tác nghiên cứu khoa học của họ. Truyền thống này được giữ đến giờ. Qũy này hiện được quản lý bởi hội đồng các viện trưởng các đại học trong nước, mỗi năm xem xét tài trợ các dự án nghiên cứu và tự do cấp tài trợ cho các nghiên cứu cá nhân và các chương trình phát triển của các trung tâm và phịng thí nghiệm khoa học được thừa nhận, hoàn toàn dựa trên cơ sở giá trị khoa học của dự án và năng lực của các ứng viên.

Mục đích của Qũy này là tài trợ cho những người trẻ có tài (như trả lương cho các nhà khoa học, trao các giải thưởng khoa học...). Đồng thời, tạo nên chỗ gặp gỡ trao đổi nghiên cứu KH&CN giữa các giáo sư và các nhà khoa học trong nước cũng như ở nước ngoài. Qũy quốc gia nghiên cứu khoa học của Bỉ không giống Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học của Pháp (CNRS), mà gần với Qũy nghiên cứu quốc gia của Mỹ (National Research Fund) hơn vì nó độc lập với các cơ quan nhà nước.

Ngân sách của Qũy khoảng 150 triệu euro mỗi năm (không đến một phần mười của ngân qũy cho nghiên cứu khoa học toàn quốc, nhưng vẫn là cơ quan tinh thần quan trọng nhất), tuy 90% là tài trợ công, nhưng hồn tồn độc lập với quyền lực cơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 61 - 70)