Phát triển liên kết nhà nướ c cơ sở nghiên cứu khoa học doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 47)

Trong mối liên kết này, nhà nước mà đại diện là Sở KH&CN đóng vai trị cầu nối giữa doanh nghiệp là một trong những chủ thể cần đề tài nghiên cứu để giúp họ cải thiện hoặc tạo ra chất lượng sản phẩm, dịch vụ mới với các cơ sở nghiên cứu khoa học (các viện, trường đại học) là một trong các chủ thể cung cấp các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Qua đó thấy rõ lợi ích mối liên kết nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học phối hợp thực sự chặt chẽ, trực tiếp và đồng thời với nhau ở bước xác định nhiệm vụ và ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.

13 Xuân Minh (2010), “Sáng kiến về đổi mới quản lý hoạt động khoa học và cơng nghệ ở nước ta”, Nghiên

3.2 Chính sách tuyển chọn, xét chọn tổ chức/cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở thực tế và điều kiện của thành phố như hiện nay, vẫn tiến hành song song hai phương thức tuyển chọn, xét chọn chủ thể thực hiện đề tài nghiên cứu trong đó ưu tiên phương thức tuyển chọn theo cơ chế đấu thầu. Dù phương thức nào cũng phải dựa trên tiêu chí cơng khai, minh bạch và quy trình hóa. Trong q trình tuyển chọn, xét chọn đề tài nghiên cứu, Sở KH&CN tạo cơ hội cho các nhà chuyên gia, nhà khoa học giỏi trong nước và nước ngoài tham gia các đề tài nghiên cứu của Thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Sở KH&CN phải chú trọng đến năng lực thực sự của chủ thể làm đề tài và kiên quyết không giao cho những tổ chức không đủ nguồn lực thực hiện.

3.3 Chính sách đánh giá thực hiện đề tài nghiên cứu

Các đề tài KH&CN phải được chú trọng từ khâu đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu và đánh giá sau nghiệm thu (đánh giá hiệu quả đề tài nghiên cứu).

Đánh giá giữa kỳ là sự tiếp nối đánh giá đề cương, nhằm xem xét khả năng thực tế, tiến độ thực hiện cam kết theo từng giai đoạn và dự báo về kết quả cuối cùng của đề tài. Do đó, khơng nên xem đánh giá giữa kỳ chỉ là chuẩn bị “hồ sơ” cho đánh giá nghiệm thu, thúc đẩy nhóm nghiên cứu về tiến độ, điều chỉnh một số nội dung chun mơn và tài chính, mà cịn có thể kịp thời chấm dứt hợp đồng nghiên cứu và đình chỉ đầu tư đối với những trường hợp khơng có triển vọng tạo ra kết quả khoa học. Việc đánh giá giữa kỳ phải đảm bảo đánh giá về tiến độ thực hiện và chất lượng nghiên cứu. Tiếp tục cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng, tính khách quan của việc đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài. Xây dựng lại biểu điểm đánh giá cho phù hợp quy định và thực tế, đổi mới tiêu chí đánh giá và thành phần hội đồng đánh giá, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, qui định thống nhất thành phần giữa các hội đồng tuyển chọn, đánh giá giữa kỳ và đánh giá nghiệm thu bằng những quy định như tối thiểu là 50% số thành viên của hội đồng tuyển chọn tham gia vào hội đồng đánh giá giữa kỳ và hội đồng nghiệm thu.

- Thứ hai, quan tâm tiêu chí đánh giá gắn kết quả nghiên cứu và đào tạo, phân biệt các mức độ khác nhau trong ứng dụng kết quả nghiên cứu, mức độ hoàn chỉnh khác nhau của báo cáo đề tài KH&CN.

- Thứ ba, quy định cụ thể điểm các chỉ tiêu thành phần để thống nhất đánh giá giữa các thành viên trong hội đồng tư vấn và tránh những đánh giá cảm tính. Đồng thời điều chỉnh thang điểm theo hướng nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu.

- Thứ tư, trong trường hợp cần thiết Sở KH&CN có thể tổ chức riêng một hội đồng đánh giá với sự tham gia của các nhà quản lý và người sử dụng kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, Sở KH&CN cũng có thể lấy ý kiến chuyên gia ngồi hội đồng để có thêm căn cứ cơng nhận kết quả thực hiện đề tài hoặc có thể nghiệm thu bởi chuyên gia tư vấn độc lập, bảo đảm khách quan, chính xác, theo quy định của pháp luật.

Đối với đánh giá sau nghiệm thu (đánh giá hiệu quả của đề tài), xây dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá và có cơ chế hỗ trợ các tổ chức/cá nhân hoạt động KH&CN, doanh nghiệp đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn. Thành lập bộ phận đánh giá sau nghiệm thu độc lập với bộ phận quản lý nhà nước, để đánh giá hiệu quả đề tài đảm bảo tính độc lập, khách quan trong đánh giá.

3.4 Chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm a) Khen thưởng a) Khen thưởng

Bố trí kinh phí từ ngân sách thành phố để khen thưởng tổ chức/cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN thành phố. Nghiên cứu mức khen thưởng riêng cho các nhà khoa học, đảm bảo động viên khuyến khích được các cá nhân có thành tích cao, có đóng góp tích cực trong hoạt động KH&CN của thành phố.

Xây dựng cụ thể nội dung và tiêu chí khen thưởng, trong đó chú trọng đến khả năng ứng dụng vào thực tế và những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp KH&CN và sự phát triển KT-XH của thành phố. Hai năm một lần tổ chức vinh danh các nhà khoa học, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN thành phố. Thành phố thành lập “Giải thưởng KH&CN” theo quy định điều 54 Luật KH&CN nhằm khuyến khích phong trào nghiên cứu, giống Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN của cấp quốc gia, hay Giải thưởng Quang Trung của Tỉnh Bình Định, Giải thưởng Cố đô của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Giải thưởng KH&CN Hoa Lư của Tỉnh Ninh Bình, Giải thưởng Sáng tạo KH&CN của Tỉnh Bắc Giang…đối với cấp địa phương.

b) Xử lý vi phạm

Bắt buộc bồi thường kinh phí thực hiện đề tài nếu chủ thể thực hiện nghiên cứu vi phạm quy định của Luật KH&CN, hợp đồng nghiên cứu và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, khơng cho phép chủ thể đó tham gia hoạt động KH&CN có sử dụng ngân sách thành phố trong thời gian từ 03 đến 05 năm.

Chủ nhiệm các đề tài bị trễ hạn quá 06 tháng chưa nghiệm thu, chưa quyết toán mà khơng chứng minh được lý do chính đáng, khơng được đăng ký thực hiện đề tài trong 02

năm tiếp theo tính từ thời điểm nghiệm thu hoặc thời điểm thanh lý và quyết tốn kinh phí. Đồng thời cơ quan chủ trì và chủ nhiệm phải nộp phạt từ 30% đến 100% tổng kinh phí quản lý và phụ cấp trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài. Ngoài ra, trong quyết định công nhận kết quả nghiên cứu sẽ bị đánh giá về khâu tổ chức thực hiện không đạt. Đối với đề tài chậm quá 12 tháng, sẽ bị hạ xuống một bậc so với kết quả đánh giá của hội đồng nghiệm thu.

Đối với trường hợp đề tài thực hiện không đúng tiến độ, chưa đạt hoặc không đạt khối lượng công việc và yêu cầu sản phẩm nghiên cứu so với hợp đồng và thuyết minh đề cương nghiên cứu thì tùy trường hợp Sở KH&CN sẽ xử lý hoặc đề xuất UBND thành phố xử lý.

Trường hợp dừng thực hiện đề tài, có 03 trường hợp:

- Dừng theo chỉ đạo của UBND thành phố, giải quyết tài chính theo chỉ đạo của UBND thành phố.

- Dừng do lỗi của tổ chức/cá nhân chủ trì tùy theo thực tế phải chịu trách nhiệm bồi hoàn từ 60% đến 100% kinh phí thực cấp, nộp phạt 10% tổng kinh phí đầu tư thực hiện đề tài.

- Dừng do các yếu tố khách quan, thiên tai dịch họa …tùy thực tế Sở KH&CN đề xuất hướng xử lý.

3.5 Chính sách liên quan đến tài chính thực hiện đề tài

Cơ chế quản lý tài chính phù hợp tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý KH&CN trên địa bàn thành phố, khuyến khích nhà khoa học, các tổ chức tích cực tham gia nghiên cứu. Đồng thời cơ chế quản lý tài chính phù hợp góp phần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả cơng trình nghiên cứu và thúc đẩy nhanh việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, góp phần vào sự phát triển chung KT-XH của thành phố. Trong thực tế, điều mà khiến các tổ chức/cá nhân và các nhà khoa học làm đề tài nghiên cứu dễ nản lịng nhất đó chính là khâu thanh tốn kinh phí và thanh lý hợp đồng, do đó người viết đề xuất chính sách đối với khâu này như sau:

Phương án 1: Giao dự toán

a. Giao dự tốn

Sở KH&CN chủ trì (trong trường hợp vượt thẩm quyền thì phối hợp với Sở Tài chính) thẩm định nội dung nhiệm vụ chi và dự tốn kinh phí cho từng đề tài đã được

UBND thành phố phê duyệt danh mục hàng năm. Căn cứ kết quả thẩm định, Sở Tài chính tổng hợp dự tốn kinh phí sự nghiệp KH&CN, trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Trong đó:

- Đề tài KH&CN do các tổ chức không phải là đơn vị dự tốn ngân sách thành phố, tổ chức ngồi thành phố thì kinh phí thực hiện đề tài được phân bổ vào dự toán thu, chi của Sở KH&CN.

- Đề tài KH&CN do các tổ chức là đơn vị dự tốn ngân sách thành phố chủ trì thực hiện thì kinh phí thực hiện đề tài được phân bổ vào dự tốn thu, chi của tổ chức đó.

b. Thanh tốn kinh phí và thanh lý hợp đồng nghiên cứu.

Đối với loại đề tài do đơn vị dự tốn ngân sách thành phố chủ trì thực hiện thì thanh tốn trực tiếp với Kho bạc nhà nước và báo cáo quyết tốn với Sở Tài chính, theo ngun tắc:

Kho bạc nhà nước căn cứ dự toán đã được thẩm định, Biên bản kết quả thanh tra, kiểm tra, các tài liệu liên quan và chế độ định mức hiện hành của nhà nước để kiểm soát chi và thanh toán. Kho bạc nhà nước thực hiện cấp tạm ứng (lần thứ nhất) tối đa không quá 50% mức dự toán đã được phân bổ. Đơn vị thanh tốn tạm ứng kinh phí (lần thứ nhất) mới tiếp tục cho tạm ứng tiếp theo và thanh toán theo tiến độ khối lượng thực tế thực hiện.

- Hồ sơ chứng từ thanh tốn: ngồi hồ sơ chứng từ do nhà nước quy định, còn phải kèm theo Biên bản kiểm tra xác nhận khối lượng cơng việc hồn thành giữa cơ quan chủ trì và Sở KH&CN, Biên bản thẩm định, nghiệm thu khi kết thúc đề tài.

Phương án 2: Khốn kinh phí thực hiện

Từ thực trạng nêu trên, nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thời gian tập trung vào cơng tác nghiên cứu, làm ra sản phẩm có chất lượng, UBND thành phố cho phép thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đầu ra đối với các đề tài KH&CN theo hướng: Tổ chức tốt khâu tuyển chọn vấn đề cần nghiên cứu thuộc danh mục đề tài đã được UBND thành phố phê duyệt triển khai thực hiện. Chú trọng đúng mức việc tuyển chọn đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài. Thực hiện tốt khâu xét duyệt đề cương, thẩm định nội dung và dự toán thực hiện đề tài theo định mức chi đã được UBND thành phố phê duyệt và khoán gọn cho cơ quan chủ trì, chủ yếu khâu chất lượng sản phẩm qua các khâu: kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá giữa kỳ nếu cơ quan chủ trì triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả thì tiếp tục nghiên cứu, nếu khơng tốt có thể cho tạm dừng thực hiện đề tài.

Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý đề tài sẽ tổ chức nghiệm thu sản phẩm đề tài (tổ chức phản biện kín, mời chuyên gia am hiểu sâu có uy tín về chun mơn) và thanh tốn kinh phí thực hiện căn cứ vào kết quả nghiệm thu như sau:

- Kết quả nghiệm thu đề tài đạt loại khá, giỏi: Thanh toán 100% dự toán thẩm định và đề xuất UBND thành phố khen thưởng theo quy định.

- Kết quả nghiệm thu đề tài đạt loại trung bình: Thanh tốn 90% phần kinh phí quản lý và th khốn chun mơn, các hạng mục khác thanh toán 100%.

- Kết quả nghiệm thu đề tài không đạt: Sở sẽ thành lập Tổ thẩm định căn cứ vào các sản phẩm bộ phận, chỉ thanh tốn một số chun đề có chất lượng nhưng khơng q 20% dự tốn thẩm định thực hiện đề tài.

Cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và chứng từ chi thực hiện đề tài. Việc thực hiện khoán chi đề tài nghiên cứu khoa học vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước vừa tạo điều kiện cho chủ nhiệm đề tài tập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất lượng. Sở KH&CN chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND thành phố về chất lượng và kết quả nghiên cứu triển khai.

Tóm lại, để hồn thiện hơn cơ chế quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố, nhất thiết phải tiến hành cùng lúc nhiều chính sách như xác định nhiệm vụ đề tài, tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần ngày càng hiệu quả hơn cho sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.

3.6 Đề xuất Quy trình xây dựng kế hoạch và quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố cấp thành phố

a) Quy trình xây dựng các đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố (Phụ lục 7) b) Quy trình quản lý các đề tài KH&CN cấp thành phố (Phụ lục 8)

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

1. Qua phân tích quy trình quản lý hiện hành theo QĐ30 của UBND thành phố về quản lý nhiệm vụ KH&CN kết hợp với việc đánh giá từ thực tiễn công tác quản lý, luận

văn đã khái qt được các cơng đoạn chính trong cơng tác quản lý đề tài KH&CN cấp

thành phố. Thông qua đánh giá thực trạng, luận văn đã phân tích được những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế đó. Thể hiện rõ nét nhất ở cơng tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu, công tác đánh giá đề tài đặc biệt đối với đánh giá sau nghiệm thu và cơng tác quản lý tài chính.

2. Từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng quản lý đề tài KH&CN thành phố, luận văn đã đề xuất các chính sách khác nhau, bao gồm chính sách về xây dựng danh mục đề tài, chính sách tuyển chọn thực hiện đề tài, chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm, chính sách liên quan tài chính...Trong đó nổi bật lên các chính sách về cơng tác xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu với các điểm cơ bản như cần phải xây dựng kế hoạch sớm phù hợp niên độ ngân sách, tăng cường hình thức “đặt hàng” nghiên cứu. Đối với cơng tác đánh giá hiệu quả kết quả nghiên cứu đề tài cần phải xây dựng phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá cũng như việc cần thiết thành lập bộ phận đánh giá độc lập. Giải pháp liên quan tài chính đề xuất nhiều phương án, trong đó phương án mang tính chất đột phá là khốn kinh phí thực hiện đề tài trên cơ sở thẩm định kỹ đầu vào và đánh giá chất lượng đầu ra làm căn cứ để thanh quyết tốn tài chính.

4.2 Kiến nghị

Để những đề xuất chính sách phù hợp với cơng tác quản lý đề tài KH&CN cấp thành phố và sớm áp dụng được trong thời gian tới tại Thành phố Đà Nẵng, người viết có những kiến nghị với trung ương và địa phương như sau:

1. Với trung ương (Bộ KH&CN, Bộ Tài chính)

Để khuyến khích hoạt động nghiên cứu cần ban hành một chế độ chi tiêu hợp lý

cho hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng. Trong đó quan tâm, chú trọng hơn:

- “Hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu cơng nói chung và chi tiêu cho đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)