Tiêu chí đánh giá đối với cơ chế quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 44 - 46)

Cơ chế quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN cần đáp ứng theo các nguyên tắc chung được thể hiện trong Luật KH&CN và các yêu cầu phát triển của thành phố.

a) Việc quản lý phải có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và đảm bảo tính khả thi.

Cơ chế quản lý phải dựa trên cơ sở pháp lý tức phù hợp với các văn bản của trung ương và thành phố. Các đề tài KH&CN được xác định phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của thành phố, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành KH&CN và căn cứ vào các Chương trình KH&CN trọng điểm của thành phố trong từng giai đoạn. Tăng cường việc “đặt hàng” những vấn đề cần giải quyết của lãnh đạo thành phố và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhằm mục đích đảm bảo tính khả thi của đề tài.

b) Cơ chế quản lý phải tạo mơi trường bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu. Cơ chế quản lý phải tạo môi trường pháp lý lành mạnh, thuận lợi, khơng phân biệt đối xử khuyến khích mọi tổ chức/cá nhân phát huy khả năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

c) Cơ chế quản lý phục vụ cho phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng của thành phố. Cơ chế quản lý phải cung cấp các cơ sở khoa học để góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển, thành phố phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết 66/2008/NQ-HĐND và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

d) Cơ chế quản lý minh bạch và quy trình hóa

Cơ chế quản lý phải thể hiện việc phân cấp, phân quyền rõ ràng và triệt để theo hướng giao quyền chủ động cho Sở KH&CN trong công tác quản lý và phải quy trình hóa.

Tóm lại, việc đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố giai đoạn 2006-2010 tại Đà Nẵng là cần thiết. Nhờ đó phát hiện những mặt tồn tại của quy trình quản lý các đề tài hiện nay của thành phố; sự hạn chế của cơ quan đại diện chính quyền thành phố (Sở KH&CN, Hội đồng KH&CN thành phố) trong q trình tạo ra giá trị cơng và sự khơng cịn phù hợp của QĐ30 so với các văn bản pháp quy mới của trung ương, địa phương và thực tế. Việc tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu còn thiếu sự nghiêm khắc của cả tổ chức/cá nhân làm công tác nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN. Do đó, việc đổi mới quy trình quản lý đề tài KH&CN phải đảm bảo phát huy tính tự chủ trong nghiên cứu và yêu cầu quản lý đặc thù của hoạt động nghiên cứu là một loại lao động sáng tạo. Đồng thời, đổi mới quy trình cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và đảm bảo tính khả thi. Mục tiêu của quy trình là nhằm cung cấp một công cụ pháp lý giúp cho người quản lý thực hiện tốt công tác quản lý các đề tài KH&CN, người làm nghiên cứu khoa học cần linh hoạt đối với nghiên cứu của họ, nhờ đó góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thành phố phát triển.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

Để việc quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN được nâng cao hiệu lực và hiệu quả, nhất thiết phải tiến hành cùng lúc các chính sách như xác định nhiệm vụ đề tài, tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở thực tế hoạt động quản lý đề tài KH&CN của Thành phố Đà Nẵng, với sự tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bình Định, Tỉnh Quảng Ngãi…người viết đề xuất một số chính sách với mong muốn góp phần tạo nên khung pháp lý cho công tác quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố tại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, với những chính sách cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)