Thực trạng quản lý các đề tài KH&CN cấp thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 27 - 42)

Trong phần này, người viết tiến hành đánh giá lồng ghép thực trạng và thực tiễn công tác quản lý đề tài KH&CN Thành phố Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở đó làm rõ điểm bất cập, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, để từ đó đề xuất các chính sách phù hợp. Hiện nay, việc quản lý đề tài nghiên cứu cấp thành phố tại Đà Nẵng thực hiện theo các bước sau:

Hình 2.1: Sơ đồ thực trạng quản lý đề tài nghiên cứu KH&CN cấp thành phố

(Nguồn: Quyết định số 30/2005/QĐ-UB của UBND Thành phố Đà Nẵng, 2005)

Xây dựng kế

hoạch đề tài

nghiên cứu

Khen thưởng và xử lý

Triển khai thực hiện đề tài

Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu

Tuyển chọn, xét chọn chủ thể thực hiện đề tài

Đánh giá nghiệm thu đề tài

Xét duyệt, thẩm định đề tài

- Thông báo đến các tổ chức, cá nhân - Tổng hợp các đề xuất đề tài

- Lấy ý kiến Hội đồng KH&CN chuyên ngành đối với danh mục đề tài (bằng văn bảng hoặc họp hội đồng KH&CN)

- Trình UBND phê duyệt danh mục thực hiện

- Họp hội đồng tuyển chọn, xét chọn chủ thể thực hiện đề tài (Hội

đồng KH&CN và Sở KH&CN)

- Lập đề cương, dự trù kinh phí (chủ trì đề tài)

- Xét duyệt thuyết minh đề cương (Hội đồng thẩm định) - Thẩm định nội dung đề tài (Hội đồng thẩm định)

- Thẩm định kinh phí đề tài (Hội đồng thẩm định, Sở KH&CN) - Ký hợp đồng thực hiện đề tài (Sở KH&CN)

- Triển khai thực hiện đề tài (chủ trì đề tài) - Kiểm tra định kỳ/đột xuất (Sở KH&CN)

- Tổ chức nghiệm thu đề tài (Hội đồng KH&CN chuyên ngành, Sở) - Phê duyệt kết quả nghiên cứu (Sở KH&CN)

- Cấp giấy chứng nhận (Sở KH&CN)

- Thanh lý hợp đồng thực hiện nghiên cứu (Sở KH&CN)

-Chuyển giao kết quả nghiên cứu (Sở KH&CN) - Báo cáo kết quả ứng dụng

- Đánh giá sau nghiệm thu

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân - Xử lý vi phạm

Bước 1. Xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu

Xây dựng kế hoạch đề tài là bước quan trọng, có tính chất quyết định đến kết quả công tác nghiên cứu hàng năm. Theo báo cáo của Sở KH&CN, thời gian qua việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu đã đi vào nề nếp, nhưng thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn vướng mắc dẫn đến việc triển khai thực hiện kế hoạch chưa đạt kết quả cao.

Theo QĐ30 vào quý 1 hàng năm, Sở KH&CN thông báo rộng rãi để các tổ chức/cá nhân đề xuất các đề tài nghiên cứu cho kế hoạch năm sau. Sở KH&CN tổng hợp danh mục sơ bộ đề tài nghiên cứu và tổ chức lấy ý kiến của các Hội đồng KH&CN chuyên ngành. Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng, Sở KH&CN trình UBND thành phố phê duyệt Danh mục đề tài cấp thành phố vào quý 4 hàng năm. Thời gian qua, nguồn xây dựng danh mục đề tài chủ yếu là các đề tài do sở/ngành, quận/huyện thuộc thành phố, doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, cá nhân trong và ngoài thành phố đề xuất; hoặc được đề xuất từ các chương trình hợp tác giữa UBND thành phố với các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước. Ngồi ra, Sở KH&CN cũng có cơng văn đề nghị Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN thành phố “đặt hàng” đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở đặt hàng, Sở KH&CN tìm đơn vị có đủ khả năng thực hiện đề tài.

Đối với bước xây dựng kế hoạch nhiệm vụ nghiên cứu thì đề xuất đề tài được coi là quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng của đề tài. Do vậy, yêu cầu trước hết là các tổ chức/cá nhân phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, thận trọng để xác định đúng nhiệm vụ nghiên cứu của ngành/đơn vị. Theo báo cáo của Sở KH&CN giai đoạn 2006-2010 và theo nhận định của Thạc sỹ Lê Thị Thục- Trưởng phòng Quản lý Khoa học, trong thực tế do chưa nhận thức đúng như vậy hoặc chưa quan tâm đầu tư cho KH&CN nên nhiều trường hợp các đề tài đề xuất trùng lắp với nhiệm vụ thường xuyên của ngành/đơn vị hoặc là những vấn đề đơn lẻ, hàm lượng khoa học ít và tính ứng dụng khơng cao. Vẫn cịn tồn tại trường hợp các tố chức/cá nhân đề xuất những đề tài mình muốn làm hoặc có thể làm được, chứ khơng phải xuất phát từ vấn đề khúc mắc trong thực tiễn. Trong nhiều trường hợp các đề tài đề xuất chưa làm rõ được tính mới, tính cần thiết, tính khả thi của đề tài. Bản thân các ngành cũng chưa xác định được những vấn đề mà ngành mình cần để “đặt hàng” cho các tổ chức, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu. Vì vậy, trong thời gian qua số lượng các đề tài nghiên cứu được UBND thành phố phê duyệt trên tổng số đề tài đề xuất chưa nhiều.

Bảng 2.1: Tỷ lệ các đề tài đề xuất và UBND thành phố phê duyệt giai đoạn 2006-2010

Đơn vị đề xuất

Số lượng đề xuất Số lượng được UBND phê duyệt 2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010

Cá nhân 08 09 0 5 15 0 0 0 0 0

Các viện nghiên cứu,

trường đại học 22 06 06 35 29 02 07 06 07 02 Các sở, ban, ngành 46 15 20 19 25 05 01 01 03 04 Tổ chức khác 24 52 52 42 32 03 07 10 05 05 Tuyển chọn 03 0 0 0 0 03 0 0 0 0 Tổng cộng 103 82 78 101 101 13 15 17 15 11 Tỷ lệ được phê duyệt 13/103 15/82 17/78 15/101 11/101

(Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Đà Nẵng, 2011)

Tham khảo số lượng thống kê đề tài nghiên cứu giữa Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cùng giai đoạn 2006-2010, có thể thấy được nhiều khác biệt:

Bảng 2.2: Bảng so sánh số liệu thống kê nhiệm vụ đề tài KH&CN của Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) và Thành phố Đà Nẵng (ĐN) giai đoạn 2006-2010.

Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

HCM ĐN HCM ĐN HCM ĐN HCM ĐN HCM ĐN Số nhiệm vụ đề tài 355 13 351 15 290 17 325 15 300 11 Kinh phí (tỷ đồng) 42,9 2,6 43,6 2,6 50,2 4,2 62,7 2,2 45 3,8 Tỷ lệ nhiệm vụ đề tài đặt hàng, (%) 40 - 53 - 34 - 33,2 6,7 30 18,2 Tỷ lệ đề tài ứng dụng sau nghiệm thu, (%) 36,4 - 41,6 - 42,6 - 28,1 - 26,5 - Kinh phí hỗ trợ sau nghiệm thu, (tỷ đồng) 10,30 - 5,35 - 7,10 - 17,42 - - -

Ghi chú: Gạch (-) là khơng có số liệu

Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy số lượng đề tài do các tổ chức/cá nhân đề xuất bình quân trong giai đoạn 2006-2010 của Đà Nẵng đạt 93 đề tài/năm nhưng số lượng đề tài được UBND thành phố phê duyệt thực hiện chỉ đạt 14 đề tài/năm (chiếm 15%). Đồng thời qua bảng 2.2 cho thấy điểm mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hơn trong việc“đặt hàng” đề tài với tỉ lệ đề tài đặt hàng trung bình là 38% trong khi của Đà Nẵng chỉ 4%; và Thành phố Hồ Chí Minh cũng quan tâm hơn việc ứng dụng của đề tài sau nghiệm thu, tỉ lệ đề tài ứng dụng trung bình là 35% trong khi Thành phố Đà Nẵng chưa đánh giá việc ứng dụng của đề tài và đây chính là điểm hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch đề tài nghiên cứu hàng năm của Thành phố Đà Nẵng. Nguyên nhân có thể một phần do một số nhà khoa học làm công tác quản lý và giảng dạy là chủ yếu (Phụ lục 5), thời gian dành cho nghiên cứu chưa nhiều hoặc các vấn đề đề xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và đời sống cũng như chưa phục vụ thiết thực cho sự phát triển KT-XH của thành phố. Mặt khác, vẫn tồn tại các đề xuất của các nhà khoa học trong đó có nhiều đề xuất của ngành giáo dục mà cụ thể từ các tổ chức/cá nhân của Đại học Đà Nẵng ít được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho thấy một thực tế là giữa cơ quan quản lý và nhà khoa học chưa tìm được tiếng nói chung trong việc xây dựng Danh mục đề tài nghiên cứu. Ví dụ: năm 2009 đề xuất 35 đề tài nhưng UBND thành phố phê duyệt có 7 đề tài, năm 2010 đề xuất 29 đề tài nhưng UBND thành phố phê duyệt có 02 đề tài. Nguyên nhân vấn đề này có thể do các đề xuất của các nhà khoa học chưa phù hợp với các Chương trình KH&CN trọng điểm trong giai đoạn 2006-2010 và nhiệm vụ trọng tâm hàng năm mà UBND thành phố đã ban hành hoặc do sự quyết định mang tính chủ quan của Lãnh đạo UBND thành phố khi phê duyệt đề tài.

Vấn đề chưa tìm được tiếng nói chung giữa nhà khoa học và nhà quản lý còn thể hiện ở vấn đề kinh phí thực hiện đề tài, ví dụ kinh phí đề xuất của đề tài “Tầm sốt ung thư cổ tử cung” là 900 triệu đồng nhưng kinh phí phê duyệt thực hiện chỉ là 100 triệu đồng. Kinh phí được duyệt làm cho việc thực hiện đề tài trở nên khơng khả thi. Chính điều này góp phần làm giảm nhiệt huyết của các nhà khoa học, dẫn đến tình trạng họ tự nguyện đề xuất các đề tài nghiên cứu ngày càng ít đi.

Tiếp việc đăng ký, đề xuất là tổng hợp danh mục, tổ chức lấy ý kiến của các Hội đồng KH&CN chuyên ngành và trình UBND thành phố phê duyệt danh mục nghiên cứu. Trong thời gian qua, dù theo QĐ30 chỉ có nội dung tổ chức xin ý kiến các Hội đồng KH&CN chuyên ngành nhưng trên thực tế trước khi tổ chức hội đồng, Sở KH&CN đã gửi

danh mục các đề tài KH&CN do các tổ chức/cá nhân đề xuất để xin ý kiến các ngành, Hội đồng KH&CN thành phố và Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN thành phố. Việc này giúp cho Sở KH&CN tham khảo được nhiều ý kiến tư vấn để trình UBND thành phố phê duyệt danh mục. Tuy nhiên việc này cũng góp phần kéo dài thời gian xây dựng kế hoạch nghiên cứu hàng năm. Việc hình thành các Chương trình KH&CN thành phố thời gian qua chưa có đóng góp gì nhiều cho sự phát triển KH&CN thành phố, chủ yếu giúp định hướng cho tổ chức/cá nhân căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các chương trình để có hướng đề xuất cho phù hợp. Dù vậy có nhiều vấn đề đã có trong nội dung các chương trình đã được UBND thành phố phê duyệt nhưng vẫn không được UBND thành phố đồng ý triển khai. Qua đó cũng cho thấy rằng việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu là rất khó khăn địi hỏi sự tham gia tích cực của các nhà khoa học và nhà quản lý thậm chí cả vai trị của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.3: Số lượng đề tài KH&CN hàng năm được UBND thành phố phê duyệt.

Năm Sở KH&CN đề xuất đưa vào kế hoạch Số lượng đề tài do Hội đồng tư vấn và nghiên cứu

Số lượng đề tài được UBND thành phố phê duyệt 2006 15 13 2007 20 15 2008 34 17 2009 33 (có 01 đề tài đặt hàng của Lãnh đạo thành phố) 15

2010 36 (có 02 đề tài đặt hàng của Lãnh đạo thành phố) 11

Tổng 138 (bao gồm cả đề tài đặt hàng ) 71 (bao gồm cả đề tài đặt hàng )

(Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Đà Nẵng, 2011)

Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy số lượng đề tài nghiên cứu được UBND thành phố phê duyệt chiếm khoảng 50% số lượng đề tài do Hội đồng tư vấn và Sở KH&CN đề xuất. Trong thực tế, các Hội đồng tư vấn (gồm Hội đồng KH&CN chuyên ngành và Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở KH&CN thành lập) và Hội đồng KH&CN thành phố (do UBND thành phố thành lập) cũng chưa phát huy hết vai trị của mình trong việc tham mưu đề xuất đề tài. Nguyên nhân chính là đa số thành viên của các Hội đồng làm việc kiêm nhiệm trong khoảng thời gian nhất định hoặc theo nhiệm kỳ, họ là các nhà khoa học, nhà

quản lý có kinh nghiệm, uy tín nên khơng đủ thời gian tham gia hoạt động cũng như chưa đầu tư thích đáng quỹ thời gian và cơng sức cho hoạt động của Hội đồng.

Do các đề tài KH&CN liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, nên việc thành lập Hội đồng chuyên ngành trong nhiều trường hợp gặp khơng ít khó khăn. Các cán bộ, chuyên gia theo từng chuyên ngành của thành phố còn thiếu, mặt khác các nhà khoa học, nhà quản lý tiêu biểu của thành phố có đủ trình độ chun mơn, kinh nghiệm và uy tín để tham gia các hội đồng khoa học lại thường đảm nhận các vị trí quan trọng trong lãnh đạo, quản lý ngành nên chưa đầu tư nhiều cho nghiên cứu, điều này được minh chứng ở Phụ lục 4 và Phụ lục 5.

Qua số liệu ở Phụ lục 4 cho thấy số lượng thành viên Hội đồng KH&CN thành phố thuộc cơ quan hành chính, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng làm công tác kiêm nhiệm chiếm đa số 12 người/ 20 người (chiếm 60%). Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả xác định Danh mục đề tài KH&CN. Mặt khác, do cách nhìn nhận vấn đề nghiên cứu của nhà khoa học và Lãnh đạo thành phố có khác nhau, dẫn đến nhiều đề tài đã được thông qua Hội đồng tư vấn nhưng không được Lãnh đạo thành phố chấp thuận.

Mặc dù, trên thực tế công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu vẫn còn tồn tại những vấn đề vướng mắc, số lượng đề tài nghiên cứu được triển khai hàng năm chưa nhiều, nhưng nhìn chung cơng tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu thời gian qua đã ổn định, đi vào nề nếp và được quan tâm nhiều đến chất lượng kế hoạch. Các đề tài nghiên cứu hàng năm đã hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể và có địa chỉ ứng dụng, gắn kết chặt chẽ với mục tiêu phát triển KT-XH của thành phố.

Bước 2. Công tác tuyển chọn, xét chọn tổ chức/cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu

Phương thức tuyển chọn tổ chức/cá nhân thực hiện đề tài KH&CN được xem là bước đột phá, đổi mới trong cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN theo QĐ30. Đây là phương thức đấu thầu đề tài nghiên cứu để chọn lựa những tổ chức/cá nhân có đủ năng lực thực hiện đề tài. Các quy định cụ thể về phương thức tuyển chọn được quy định tại chương II QĐ30. Thực tế, sau khi QĐ30 được ban hành Sở KH&CN đã tiến hành thực hiện 03 đề tài theo phương thức tuyển chọn trong năm 2006. Các năm tiếp theo khơng có đề tài nào thực hiện theo phương thức tuyển chọn. Đây là điểm hạn chế trong công tác quản lý đề tài KH&CN cấp thành phố thời gian qua. Trong giai đoạn 2006-2010, các đề tài KH&CN được UBND thành phố phê duyệt chủ yếu do các tổ chức/cá nhân đề xuất và có đủ khả năng, điều kiện thực hiện nên hầu hết được giao trực tiếp cho tổ chức/cá nhân đề xuất thực

hiện đề tài. Các đề tài KH&CN do Lãnh đạo thành phố và các cơ quan đơn vị “đặt hàng” để tuyển chọn tổ chức/cá nhân thực hiện có tỷ lệ thấp. Trong giai đoạn 2006-2010 chỉ có 03 đề tài "đặt hàng" chiếm tỷ lệ 4,2% (năm 2010 có 02 đề tài và năm 2009 có 01 đề tài) do Lãnh đạo thành phố “đặt hàng” nhưng có 02 đề tài đã được Lãnh đạo thành phố chỉ định cơ quan thực hiện. Mặt khác công tác xây dựng kế hoạch chậm, thường vào khoảng tháng 2 hàng năm hoặc chậm hơn mới có kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt. Ví dụ năm 2010 đến tháng 5 mới có Quyết định của UBND thành phố phê duyệt Danh mục đề tài KH&CN đợt 1/2010. Đây cũng là một trong những lý do khiến số lượng đề tài tuyển chọn thời gian qua chưa nhiều, vì nếu thực hiện tuyển chọn cần phải có một khoảng thời gian nhất định để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nhiều tổ chức/cá nhân được biết tham gia tuyển chọn. Nếu thực hiện như vậy thì việc tuyển chọn đề tài mới có chất lượng cao.

Phương thức xét chọn, giao trực tiếp: Đây là phương thức phổ biến trong thời gian

qua. Sở KH&CN xem xét các thơng tin liên quan có được trong quá trình quản lý tổ chức/cá nhân đề xuất nghiên cứu. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và kinh nghiệm của tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá thực trạng quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp thành phố giai đoạn 2006 2010 tại thành phố đà nẵng (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)