2.2 Thực trạng quản lý RRTD tại Sacombank
2.2.1.1.2 Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của Sacombank bao gồm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển, ưu tiên sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của NH, có hoạt động xuất nhập khẩu; các cá nhân có đăng ký kinh doanh.
2.2.1.1.3 Điều kiện cấp tín dụng
Sacombank chỉ xem xét cho vay đối với các KH hội đủ các điều kiện: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả, phù hợp với pháp luật; thực hiện các thủ tục về bảo đảm tiền vay theo quy định.
2.2.1.1.4 Trường hợp khơng cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế
− Trường hợp khơng cấp tín dụng:
Sacombank khơng cho vay, bảo lãnh hoặc chấp nhận bên thứ ba bảo lãnh vay vốn đối với các trường hợp quy định tại điều 77 Luật các TCTD 1997.
KH cá nhân nhỏ hơn 18 tuổi, lớn hơn 65 tuổi
KH hoạt động trong lĩnh vực mà thị trường không chấp nhận, rủi ro cao; lỗ trong hai năm liền kề; năng lực quản lý và kinh doanh yếu kém; cung cấp thông tin cho NH khơng trung thực; có thơng tin tiêu cực từ CIC, đang bị truy tố hoặc chịu các biện pháp chế tài của cơ quan pháp luật,
Các khoản vay mua sắm các tài sản hoặc các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật không cho phép, các hoạt động gây nguy hại đến môi trường,… − Trường hợp hạn chế cấp tín dụng:
Sacombank khơng cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm hoặc ưu đãi đối với các đối tượng quy định tại điều 78 Luật các TCTD năm 1997
Mối quan hệ của bên bảo lãnh và bên vay vốn không phải là quan hệ ruột thịt hoặc không phải là thành viên cơng ty, bên bảo lãnh có tuổi 65 trở lên.
2.2.1.1.5 Tài sản đảm bảo
Các tài sản sau đây được Sacombank chấp nhận làm tài sản bảo đảm:
Bảng 2.5 Tài sản bảo đảm
STT Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ cấp tín dụng
01 Số dư tài khoản tiền gửi tại Sacombank, thẻ tiết kiệm hoặc giấy
tờ có giá do Sacombank phát hành 100% 02 Tín phiếu, trái phiếu do Chính Phủ, NHNN phát hành 100% 03 Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được Sacombank chấp nhận 95% 04 Tín phiếu, trái phiếu do chính quyền tỉnh, thành phố phát hành 90% 05 Số dư tài khoản tiền gửi của các TCTD khác 90%
06 Hàng hóa 80%
07 Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm 80% 08 Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng 70%
09 Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất 70%
10 Phương tiện vận chuyển 70%
11 Máy móc thiết bị 60%
12 Vàng, Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, Cổ phiếu, trái phiếu của các công ty
Theo quy định từng thời kỳ
“Nguồn: Chính sách tín dụng Sacombank” [2]
Các trường hợp cho vay vượt tỷ lệ cấp tín dụng tối đa nêu trên và các trường hợp cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm sẽ do Hội đồng tín dụng quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
2.2.1.2 Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng tại Sacombank hướng dẫn chi tiết các quy trình tác nghiệp cụ thể trong q trình cấp tín dụng, gồm các bước cơ bản sau:
2.2.1.2.1 Tiếp thị, thu thập hồ sơ và đề xuất nhu cầu
NVQHKH chịu trách nhiệm chính trong cơng tác tìm kiếm và tiếp thị KH. Sau khi tiếp thị KH thành công, NVQHKH hướng dẫn dẫn KH hoàn tất hồ sơ thủ tục.
2.2.1.2.2 Thẩm định
- Sau khi KH bổ sung hồ sơ, NVQHKH đánh giá sơ bộ về hồ sơ vay: tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu KH, tài sản bảo đảm, quá trình giao dịch với các TCTD (thu thập thông tin CIC).
- Tiếp theo, NVQHKH phối hợp với NVTĐ thực hiện xác minh thực tế để trao đổi về nhu cầu cấp tín dụng và xem thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, tài sản bảo đảm,…
- NVTĐ lập tờ trình thẩm định:
Phân tích kiểm tra chứng từ pháp lý, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, phương án kinh doanh, nguồn thu nhập, tài sản bảo đảm.
Tham khảo thông tin về sản phẩm, thị trường, dự báo thị trường về sản phẩm kinh doanh của KH và các đơn vị cạnh tranh với KH;
Đánh giá tình hình quan hệ với Sacombank và các TCTD khác (nếu có); Thực hiện chấm điểm XHTD tự động;
Đánh giá các rủi ro khi cấp tín dụng và đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro; Đề xuất cấp tín dụng.