Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 90)

3.2.1 .2Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

3.3.1.3 Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt

Tiếp tục triển khai đổi mới công tác thanh tra, giám sát NH. Cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ NH hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Thanh tra tại chỗ sẽ nâng cao hiệu lực cho việc xử lý các vi phạm dựa trên các tài liệu chứng minh không tuân thủ các quy định pháp luật do nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm cơ sở để áp dụng các chế tài cụ thể. Giám sát từ xa giúp cảnh báo kịp thời những sai phạm để các NHTM có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Triển khai thanh tra, giám sát một cách thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm đối với các TCTD. Xử lý kiên quyết, kịp thời các sai phạm.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm sốt được NHTM, thể hiện được vai trị của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro và khơng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM. Ngoài ra, phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Ổn định bộ máy tổ chức Cơ quan thanh tra, giám sát NH, tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát NH. Thực hiện có hiệu quả việc phân cơng cán bộ thanh tra theo dõi và chịu trách nhiệm an toàn của từng chi nhánh, đơn vị TCTD trên địa bàn. Đồng thời, cần hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi thêm nghiệp vụ, xử lý tình huống.

Hiện nay hoạt động thanh tra NH của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của NH và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm sốt rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chưa thực hiện

việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trị đánh giá hệ thống kiểm sốt rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra NH thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này địi hỏi cơng nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thơng tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

3.3.1.4 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC)

Hiện nay, đối với nhiều NHTM thơng tin quan hệ tín dụng từ CIC là một trong những điều kiện bắt buộc phải có khi cấp tín dụng cho KH, đây là cơ sở để đánh giá uy tín, lịch sử giao dịch của KH. Do đó, chất lượng thơng tin càng cao, đầy đủ và chính xác thì hiệu quả phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng cao. Vì vậy, việc hồn thiện hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng về nội dung lẫn hình thức là rất cần thiết.

− Về nội dung: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thơng tin về tình hình vay vốn của KH tại các TCTD (số tiền vay, tình hình thanh tốn nợ, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo, chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ,..). Ngồi ra, cần phải có sự phân tích thơng tin tổng hợp về KH để đưa ra các cảnh báo thích hợp cho các NHTM.

− Về hình thức: cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thơng tin tín dụng được thơng suốt, kịp thời, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các NH vẫn chưa cung cấp thơng tin tín dụng của KH cho CIC kịp thời và đầy đủ. Cho nên, NHNN cần quy định các chế tài, các biện pháp thích hợp bắt buộc các NH trong việc cung cấp thơng tin tín dụng của KH vay vốn nhanh chóng, chính xác nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế RRTD. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thơng tin của các NH, đồng thời có biện pháp

xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ

Các chính sách, chiến lược của Chính Phủ đúng đắn kịp thời trong thời gian đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các TCTD và của nền kinh tế tài chính của nước ta; tuy nhiên với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính NH, và nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh trong hoạt động NH, Chính phủ cần tiếp tục đổi mới hoàn thiện hơn, theo hướng: − Trong việc hoạch định chính sách, Chính Phủ cần cân đối một cách thích hợp

giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức chính sách tiền tệ, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM nói riêng và đến nền tài chính tiền tệ như đã xảy ra trong các năm gần đây. Ngoài ra, việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, cơng bằng và phù hợp với điều kiện thực tế;

− Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, thơng thống, đồng nhất ổn định tránh chồng chéo nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động của các TCTD. Ví dụ, hồn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến việc xử lý nợ theo hướng: trong trường hợp NH đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về các thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm khi cấp tín dụng cho KH; thì khi xử lý nợ, NH được tồn quyền trong việc thanh lý tài sản bảo đảm đó để thu nợ nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay quá lâu như thực tế hiện nay;

− Bên cạnh đó, cần xây dựng luật giám sát, hệ thống tiêu chí giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, NH có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức tài chính.

− Hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế Chính phủ cần có những quy định hỗ trợ để mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp NH xử lý nợ xấu.

− Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế tốn theo chuẩn mực quốc tế,… để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.

Trong Chương 3, tác giả đã đề ra một số giải pháp đối với Sacombank nhằm nâng

cao chất lượng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện nay theo tiêu chuẩn quốc tế; như là hồn thiện chính sách tín dụng, chuẩn hóa quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế và giám sát nghiêm ngặt việc tn thủ quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm hỗ trợ NH trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của mình.

Hoạt động tín dụng ln là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Và đồng hành cùng với sự phát triển của tín dụng là rủi ro. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp, bao gồm rủi ro có thể kiểm sốt được và khơng kiểm soát được và nguyên nhân gây ra rủi ro có thể là khách hàng hoặc chủ quan. Hậu quả của rủi ro tín dụng thì rất nặng nề khơng những làm giảm thu nhập, gây thất thốt vốn, tổn hại uy tín và vị thế của ngân hàng thương mại mà có ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia, thậm chí có thể lan tỏa tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới. Minh chứng rõ ràng nhất là sự sụp đỗ của hàng loạt ngân hàng và khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2008 bắt nguồn từ rủi ro tín dụng bất động sản tại nước Mỹ.

Vì vậy, việc kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng ln là vấn đề được các ngân hàng Việt Nam quan tâm hàng đầu nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của các ngân hàng cần có sự nỗ lực, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan để hoạt động tín dụng tại nước ta tăng trưởng ổn định, bền vững, an toàn.

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank trong thời gian qua tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank. Với những giải pháp đã trình bày, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc phịng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dung tại Sacombank nói riêng và của tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên do giới hạn thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận các dữ liệu ngân hàng nên khơng tránh được những sai sót trong q trình thực hiện. Kính mong các thầy cơ đóng góp, bổ sung để hồn thiện.

1. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), “Quản trị ngân hàng”, Nhà xuất bản lao động xã hội

2. Khúc Quang Huy (2006), “Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn

vốn”, Nhà xuất bản văn hóa thơng tin.

3. PGS.TS Lê Văn Tề (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản thống kê.

4. Sacombank (2011), “Báo cáo thường niên năm 2010”, Sacombank. 5. Sacombank (2011), “Báo cáo tài chính năm 2010”, Sacombank 6. Sacombank (2010), “Bảng cáo bạch năm 2010”, Sacombank. 7. Sacombank (2010), “Báo cáo thường niên năm 2009”, Sacombank. 8. Sacombank (2005), “Chính sách tín dụng”, Sacombank.

9. Sacombank (2005), “Xếp hạng tín dụng nội bộ”, Sacombank. 10. Trang thông tin:

− sacombank.com.vn − acb.com.vn − eximbank.com.vn − techcombank.com.vn − vietinbank.com.vn − vietcombank.com.vn − tapchiketoan.com

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)