Về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 79)

3.2.1 .2Nâng cao hiệu quả thực thi của quy trình cấp tín dụng

3.2.2.2.1 Về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

− Phân loại doanh nghiệp theo quy mơ lớn, trung bình, nhỏ, và theo từng ngành nghề kinh doanh để XHTD. Bởi tùy vào từng ngành nghề kinh doanh và quy mơ

hoạt động thì sẽ có sự khác nhau về đặc điểm, về chính sách, về cách thức quản lý, về các tiêu chí tài chính,… do đó về mặt bản chất thì việc chấm điểm các chỉ tiêu phải khác nhau.

− Chấm điểm dựa trên các tiêu chí tài chính và phi tài chính thay vì định lượng và định tính nhằm làm rõ bản chất các tiêu chí chấm điểm.

− Tiêu chí phi tài chính trước đây chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của NVTĐ do đó chưa mang tính khách quan. Do đó, cần đưa vào thêm các chỉ tiêu nhỏ có tính tốn con số để so sánh từ đó chấm điểm sẽ mang tính khách quan hơn. Chẳng hạn, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp; tính ROE, ROA; doanh số chuyển tiền qua Sacombank,…

− Đối với các tiêu chí phi tài chính bổ sung thêm các chỉ tiêu cấp 1: khả năng trả nợ của doanh nghiệp, và quan hệ với TCTD. Các chỉ tiêu này sẽ xác định khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, uy tín trả nợ của doanh nghiệp trong quá khứ, và đây chính là những điểm cơ bản cần xem xét trong việc cấp tín dụng. Ngồi ra cần bổ sung thêm các chỉ tiêu cấp 2 trong các chỉ tiêu cấp 1: trình độ quản lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh; nhằm đánh giá chính xác và tồn diện hơn. Ví dụ: về các chỉ tiêu đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cần bổ sung thêm các chỉ tiêu cấp 2 như: tính tốn chỉ số ROE, ROA bình quân các năm gần nhất; uy tín doanh nghiệp trên thị trường, chiến lược maketing, biến động nhân sự.

− Cần tính tốn chính xác các chỉ số xác xuất vỡ nợ; tỷ lệ lỗ bình quân khi thanh lý tài sản bảo đảm, tỷ lệ tổn thất dự kiến (EL). Và sử dụng các chỉ số này để đánh giá khả năng của NVQHKH, xác định chính xác giá trị khoản vay phục vụ cho việc chứng khốn hóa các khoản vay sau này, và xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phịng RRTD. Ngồi ra, nó cịn giúp NH nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay.

3.2.2.2.2 Về xếp hạng cá nhân sản xuất kinh doanh

− Để xác định uy tín trả nợ trong lịch sử của KH vay cần thêm vào chỉ tiêu liên quan đến khả năng trả nợ KH như: số lần nợ quá hạn, số lần cơ cấu nợ, tình

trạng nợ trong 12 tháng gần nhất, thời gian quan hệ với Sacombank, mức độ sử dụng dịch vụ tại Sacombank.

− Do các cá nhân sản xuất kinh doanh phần lớn đều là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sổ sách chủ yếu theo dõi bằng tay, nên cần phải đánh giá được phương án kinh doanh của KH từ đó việc phán quyết cấp tín dụng mới chính xác. Vì vậy nhất thiết phải có chỉ tiêu đánh giá phương án kinh doanh, bao gồm: mức độ nghiên cứu thị trường, thị trường tiêu thụ, cách thức tiêu thụ sản phẩm, biến động giá của sản phẩm trên thị trường, vốn tự có tham gia, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận.

3.2.2.2.3 Về xếp hạng cá nhân tiêu dùng

Cũng như mơ hình XHTD của doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh cần bổ sung thêm chỉ tiêu quan hệ với TCTD để đánh giá uy tín của KH.

Tóm lại, việc hồn thiện mơ hình XHTD tại sacombank là rất cần thiết nhằm đánh giá chính xác mức tín nhiệm của KH vay vốn, nâng cao hơn nữa vai trị của cơng cụ XHTD trong cơng tác đánh giá rủi ro tín dụng và để rút ngắn thời gian trong việc phán quyết cấp tín dụng. Từ đó, tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phịng RRTD theo tuổi nợ và theo XHTD, vì đây cũng là xu hướng quốc tế tất yếu của các NHTM.

3.2.2.3 Hệ thống kiểm sốt rủi ro tín dụng

3.2.2.3.1 Xây dựng cơ cấu danh mục tín dụng phù hợp

Sacombank cần thiết lập một danh mục cho vay hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng KH cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời phải phù hợp với định hướng chính sách của Chính phủ và của NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa được ngành nghề, KH vay, yếu tố địa lý và cả loại hình cho vay; nhưng phải phù hợp tình hình kinh tế vĩ mơ và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường hoạt động; phù hợp quy mơ, năng lực và khả năng kiểm sốt rủi ro của Sacombank; phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so sánh của Sacombank. Để giải quyết vấn đề này, Sacombank cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

xuất khẩu gạo, thủy sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu, …

- Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp có trụ sở chính tại địa bàn hoạt động gần Sacombank để tiện cho việc nắm bắt thông tin KH, tái thẩm định KH. Tuy Sacombank đã được hạch toán nối mạng trực tuyến, nhưng cần phải phân bổ, điều chuyển KH vay hợp lý giữa các chi nhánh. Tránh tình trạng tranh giành KH trong cùng hệ thống, thứ nhất làm mất đi hình ảnh của Sacombank, thứ hai gây rủi ro khi không theo sát được KH vay.

- Cụ thể hóa tiêu chí phân nhóm KH nhằm tuyển chọn KH thực sự tốt, có uy tín để cho vay, tránh tình trạng cấp tín dụng chạy theo chỉ tiêu, áp lực kinh doanh.

- Chuyển đổi cơ cấu KH theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bị động vào một số lượng KH nhất định hoặc tập trung dư nợ nợ vào một nhóm KH, nhóm ngành nghề; vì điều này mang lại rủi ro cao trong hoạt động tín dụng.

3.2.2.3.2 Xử lý, bù đắp tổn thất có hiệu quả

Nợ xấu ln tồn tại tại trong hoạt động cấp tín dụng, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một địi hỏi rất cần thiết đối với mọi NH. Việc xử lý nợ tại Sacombank cần thực hiện như sau:

− Xử lý nợ có vấn đề cần được thực hiện bởi Trung tâm thu nợ, ít tiếp xúc với KH và có nhiều thơng tin khách quan về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ của KH.

− Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, khơng nên nóng vội làm phá vỡ các mối quan hệ với KH, đặc biệt là KH cũ, quan hệ lâu năm.

− Tìm hiểu rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của KH: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của KH; tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.

− Cần lựa chọn phương pháp xử lý uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng KH và khả năng của từng chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Trong trường hợp đánh giá được khả năng phục hồi và thiện chí của khách

hàng, Sacombank cần phải tiếp tục cho vay để khách hàng vượt qua khó khăn để thanh tốn các khoản nợ quá hạn. Xử lý tài sản đảm bảo là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng mọi biện pháp khác để thu hồi nợ.

3.2.2.3.3 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

RRTD như đã phân tích có thể xuất phát từ những nguyên nhân mà NH khơng lường trước được. Vì vậy, sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng.

− Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tài sản đảm bảo vẫn là một trong những điều kiện cần thiết để cấp tín dụng. Vì vậy, sacombank cần có các chính sách tài sản đảm bảo với KH vay, chỉ áp dụng tín chấp đối với các khách hàng vay đã giao dịch lâu năm, có uy tín trên thị trường, và thỏa những điều kiện đăc biệt. Sacombank phải xem xét kỹ tính pháp lý của tài sản đảm bảo, tuân thủ quy định về các thủ tục pháp lý, công chứng và đăng ký đầy đủ tài sản đảm bảo theo quy định trước khi giải ngân. Bên cạnh đó, yêu cầu KH mua bảo hiểm tài sản thế chấp, giải thích rõ những lợi ích mà KH có được nếu rủi ro xảy ra.

− Hiện nay, bảo hiểm người vay tại Sacombank chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm đặc thù. Sacombank nên mở rộng hình thức bảo hiểm này trước mắt đối với các KH lớn tuổi và còn trong độ tuổi được bảo hiểm, hoặc làm việc trong các ngành nghề có rủi ro cao, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay khi có rủi ro xảy ra cho người vay.

− Sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế, bù đắp rủi ro phát sinh. Chẳng hạn hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi tổng thu nhập, hoán đổi rủi ro vỡ nợ, mua quyền chọn bán, bán hợp đồng tương lai,... Sử dụng các công cụ này nhằm chuyển rủi ro lại cho chủ thể khác, giúp NH chủ động quản lý danh mục rủi ro.

3.2.2.4 Hệ thống theo dõi giám sát rủi ro tín dụng

3.2.2.4.1 Nâng cao vai trị của bộ phận quản lý rủi ro

− Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phải thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá, phân tích, từ đó thống kê được nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng trong quá khứ. Trên cơ sở đó đề xuất cho cấp lãnh đạo các giải pháp phòng ngừa, hạn chế,

xử lý tổn thất rủi ro tín dụng. Các báo cáo này nên được phổ biến rộng rãi để nhân viên cập nhập, rút kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm đã xảy ra.

− Bên cạnh đó, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cần cập nhập tình hình kinh tế, tài chính, ngân hàng để nhanh chóng đưa ra những dự báo, cảnh báo và phương hướng hạn chế rủi ro tín dụng nhằm khắc phục tình trạng khi đã xuất hiện những dấu hiện bất thường rồi mới cảnh báo làm mất đi tính chủ động, tính kịp thời của cơng tác phịng ngừa rủi ro. Từ đó, phát triển hoạt động này lên một tầm cao mới là đề ra các chiến lược quản lý rủi ro trong dài hạn.

− Cần nâng cao chất lượng kiểm tra cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện nay, việc kiểm tra cơng tác xếp hạng tín dụng chưa được chú trọng. Bộ phận quản lý tín dụng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thống kê, chưa tổ chức cơng tác kiểm tra tính đúng đắn, trung thực các số liệu sử dụng để xếp hạng tín dụng, do đó kết quả xếp hạng của một số khách hàng chưa phù hợp với tình hình hoạt động, tình hình tài chính thực tế, dẫn đến khơng đánh giá được mức độ rủi ro khi cấp tín dụng.

− Bộ phận Quản lý tín dụng tại chi nhánh phải thực sự hoạt động một cách độc lập, nhân viên nghiệp vụ phải có bản lĩnh, cả về trình độ nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ; tránh bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ với NVQHKH trong cùng một chi nhánh, với Ban giám đốc chi nhánh.

3.2.2.4.2 Nâng cao chất lượng của cơng tác kiểm sốt nội bộ

Kiểm sốt nội bộ đóng vai trị hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của NH, khơng chỉ riêng về mảng tín dụng bởi thơng qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh NH. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận này cần thiết phải có một số điều chỉnh sau:

− Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phịng ban kiểm sốt. Tiêu chuẩn đối với người làm cơng tác kiểm tốn nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về các nghiệp vụ NH; có khả năng thu thập,

phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm tốn nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực NH tối thiểu là 02 năm.

− Trong q trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường nhân viên làm trực tiếp từ bộ phận quản lý rủi ro hoặc thẩm định cùng phối hợp kiểm tra.

− Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho nhân viên, chun viên phịng kiểm sốt. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để nhân viên kiểm toán nội bộ trong q trình tác nghiệp phải thực hiện vơ tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng.

− Cần quy định trách nhiệm đối với nhân viên kiểm sốt, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

− Khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

− Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phịng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của NH.

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức lại cơ cấu bộ máy

Cho dù chính sách tín dụng có đúng đắn đến đâu, quy trình tín dụng có chặt chẽ đến đâu mà yếu tố con người khơng tương xứng hoặc khơng được bố trí thích hợp thì hiệu quả đạt được cũng khơng thể nào cao được. Nói chung, yếu tố con người là quan trọng nhất trong việc thực hiện bất kỳ mục đích nào của con người, do chính con người đặt ra. Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những RRTD nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả của quản lý RRTD bằng cách sử dụng yếu tố con người trong vận hành cơ chế quản lý RRTD.

3.2.3.1 Phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban

tách biệt các chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, chức năng QTRR giúp cho hoạt động phán quyết cấp tín dụng mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên, Sacombank chưa phân định chức năng quản lý và thu hồi nợ mà hiện nay NVQHKH vẫn phải thực hiện. Vì vậy, cần thành lập bộ phận tác nghiệp quản lý nợ vay với chức năng theo dõi, nhắc nợ, thu hồi nợ vay; đồng thời giám sát quá trình vay vốn, trả nợ của KH, tạo ra quá trình kiểm tra liên tục sau khi cho vay; quản lý khoản vay theo đúng quy định Điều này làm cho việc quản lý và thu hồi nợ được chặt chẽ hơn, cơng tác phịng ngừa RRTD đạt hiệu quả hơn.

Mặc dù đã thực hiện tái cấu trúc nhưng vừa qua chỉ là giai đoạn quá độ của quá trình chuyển đổi, NVQHKH, NVTĐ chủ yếu được chuyển từ nhân viên tín dụng sang cho nên cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận để tránh mâu thuẩn về quyền lợi gây nên nhiều rủi ro.

Giữa các bộ phận, phòng ban cần thường xuyên đào tạo nghiệp vụ, bổ sung kiến thức cho nhân viên, không chỉ kiến thức về công việc hiện tại mà phải đào tạo luôn cả kiến thức của các bộ phận có liên quan. Nên ln chuyển cơng việc để nhân viên nắm bắt được cơng việc của bộ phận có liên quan, để có được kiến thức tổng quát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại sacombank (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)