2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Sacombank
2.3.2.2.2 Hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát của
tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và cơng nghệ mới Thanh tra NH còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm sốt tồn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra NH còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro và vi phạm. Mơ hình tổ chức của thanh tra NH cịn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Bên cạnh đó, sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của NH trung ương nếu không đúng với bản chất và kém hiệu quả cũng là nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao cho một quốc gia.
2.2.3.2.3 Bất cập trong hệ thống quản lý thông tin
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và NH. Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN hoạt động đã hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật, nhiều khi cịn có sai sót, và cũng chưa chủ động cung cấp các thông tin rủi ro về KH cho các NH. Thơng tin tín dụng chưa nêu những nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách KH, uy tín KH, xếp loại doanh nghiệp,… và cũng chưa nêu được những nguyên nhân của những khoản nợ xấu. Mối liên kết giữa CIC và TCTD rất lỏng lẻo và chưa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc cung cấp đầy đủ thông tin.
Đây cũng là thách thức cho hệ thống NH trong việc mở rộng và kiểm sốt tốt tín dụng trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các NH cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống NH.
Tóm lại, với một nền kinh tế đang phát triển như ở nước ta thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian đến vẫn còn khá lớn. Đây là cơ hội cho các NHTM nói chung
và cho Sacombank nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức bởi nếu khơng kiểm sốt được RRTD thì dẫn đến nợ xấu gia tăng, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, cuối cùng sẽ dẫn đến phá sản. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Sacombank luôn chú trọng đến cơng tác quản trị RRTD: chính sách tín dụng đã được Sacombank xây dựng cùng với quy trình cấp tín dụng cụ thể nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập; danh mục cho vay được xác định hàng năm nhằm hạn chế tập trung cho vay vào một đối tượng KH, ngành nghề, sản phẩm, địa bàn; mơ hình chấm điểm tín dụng đối đã được xây dựng và thường xuyên cải tiến,... Chính hệ thống quản lý RRTD đã giúp cho Sacombank ln duy trì mức tăng trưởng tín dụng với chất lượng đảm bảo, nợ xấu ở mức 0,52%.
Chương 2 đã giới thiệu sơ lược tình hình hoạt động của Sacombank và thực trạng
cơng tác quản lý RRTD tại Sacombank giai đoạn 2008 – 2010, qua đó tổng hợp được một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Sacombank, là tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp để Sacombank có thể kiểm sốt tốt hơn nữa chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, khi mà nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu khơng khả quan lắm. Một số nguyên nhân điển hình như là:
- Quy trình tín dụng chặt chẽ, tuy nhiên thiếu sự theo dõi, giám sát sự tuân thủ quy trình tín dụng đã đưa ra; thiếu giám sát và quản lý sau cho vay.
- Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả
- Yếu tố con người: nhân viên yếu nghiệp vụ, thiếu tư cách đạo đức, …
- Và một số nguyên nhân khác từ phía khách hàng vay, từ mơi trường bên ngồi: sự không ổn định của nền kinh tế, hệ quả tất yếu của tự do hóa tài chính ảnh hưởng đến các khách hàng của NH, mơi trường pháp lý cịn nhiều bất cập,…
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2011 3.1.1 Dự báo tình hình năm 2011
Tình hình kinh tế thế giới năm 2011 được dự báo diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Các nền kinh tế lớn sẽ tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nan giải như gánh nặng nợ công, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cao, tác động của các biến đổi khí hậu,... Mức tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2011 được dự báo tăng trưởng nhưng khiêm tốn, chỉ từ 3-3,1%; riêng đối với khu vực châu Á khoảng 7%.
Tại Việt Nam, tuy nền kinh tế tăng trưởng khá trong năm 2010, nhưng chưa thật sự bền vững, tình trạng tái lạm phát cao đang là thách thức lớn, cùng với rủi ro về thị trường, rủi ro về tỷ giá đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Riêng hoạt động của các NHTM, dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức và nhạy cảm với thay đổi chính sách vĩ mơ, trong đó rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi do hối đoái và diễn biến nợ quá hạn sẽ có xu hướng tăng.
Với những nhận định, Sacombank đề ra kế hoạch và các nhóm giải pháp kinh doanh trọng tâm năm 2011 trên cơ sở đảm bảo kết hợp hài hòa hai mục tiêu: “Kinh doanh hiệu quả và phát triển an toàn, bền vững”.
3.1.2 Một số mục tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2011
- Về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2011
Các chỉ tiêu tài chính năm 2011 ĐVT: tỷ đồng % tăng giảm so với 2010
Tổng tài sản 160.000 12,00%
Vốn điều lệ 10.740 17,00%
Tổng nguồn vốn huy động KH 120.000 22,00%
Tổng dư nợ cho vay 90.500 20,00%
Lợi nhuận trước thuế 2.700 12,00%
− Về các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu chất lượng năm 2011
Các chỉ tiêu chất lượng năm 2011 Kế hoạch
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) >9% Tỷ lệ cho vay/Tổng huy động <80% Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn <29%
Tỷ lệ nợ quá hạn < 2,5%
Mặc dù, năm 2011 vẫn cịn nhiều khó khăn thách thức mới, nhưng Sacombank vẫn xây dựng kế hoạch kinh doanh mang tính tiên tiến, và sẽ khơng ngừng nổ lực hồn thành kế hoạch đề ra nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển giai đoạn 2011–2020, phấn đấu xây dựng Sacombank trở thành NH bán lẻ hàng đầu khu vực Đông Dương.
Qua phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong năm 2011 nêu trên ta thấy, mặc dù tín dụng bị hạn chế tăng trưởng so với các năm trước (tối đa 20%), tuy nhiên trong tình hình nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, Sacombank cũng sẽ phải đối phó với rất nhiều thách thức và tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, tơi trình bày một số giải pháp quản lý RRTD tại Sacombank nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả.
3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK
Mặc dù, hệ thống quản lý quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank trong thời gian qua đã có những bước tiến và những thành cơng nhất định; tuy nhiên rủi ro tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra, nợ quá hạn vẫn phát sinh. Hơn nữa trong tình hình tài chính tiền tệ vẫn cịn nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc thường xuyên đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Sau đây, tơi đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank.
3.2.1 Chuẩn hóa các chính sách, quy định đối với hoạt động cấp tín dụng
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trước hết phải có một hệ thống các quy định chính sách phù hợp, hồn chỉnh. Đây là điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng của công tác quản lý rủi ro tín dụng.
3.2.1.1 Hồn thiện chính sách tín dụng
3.2.1.1.1 Về chính sách khách hàng
Mặc dù, Sacombank đã có quy định về chính sách khách hàng: các điều kiện để được xếp loại KH VIP, và các chính sách ưu đãi áp dụng đối với KH VIP. Nhưng thật sự nó chưa mang lại hiệu quả cao nhất, vì vậy cần xây dựng chính sách khách hàng theo hướng:
- Xếp loại KH dựa trên lợi nhuận mà KH đóng góp, thời gian giao dịch, uy tín với NH chứ khơng chỉ dựa trên các chỉ số về doanh số cho vay, huy động, thanh tốn quốc tế,… mà KH đóng góp như hiện nay. Bởi lợi nhuận là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của NH, một KH có thể có doanh số cho vay cao nhưng chưa chắc đã đóng góp nhiều lợi nhuận cho NH vì cịn phụ thuộc giá bán áp dụng cho KH này, dự phịng rủi ro trích lập đối với khoản vay này.
- Các chính sách ưu đãi về định lượng cần quy định theo hướng KH có đóng góp nhiều thì được ưu đãi nhiều khơng nên quy định con số tuyệt đối của từng loại sản phẩm. Nên quy định số tương đối như: nếu KH đóng góp được mức lợi nhuận đạt trên bao nhiêu thì sẽ giảm bao nhiêu phần trăm trên mức lợi nhuận đóng góp để chi nhánh chủ động áp dụng giá bán mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ Sacombank. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của NH, qua đó cũng nâng cao năng lực của NH. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến KH chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho KH hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lịng KH, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,…
Có thể nói, việc xây dựng và hồn thiện chính sách KH đối với Sacombank là tất yếu, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các NH với nhau như hiện nay nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới tiềm năng theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Chính sách giá cũng góp phần quan trọng khơng kém trong cơng tác phịng ngừa RRTD tại Sacombank. Bởi không thể áp dụng chính sách giá chung cho tất cả các KH, mà phải có chính sách giá khác nhau cho từng loại KH khác nhau nhằm thu hút KH, phân tán rủi ro, bù đắp rủi ro,… để hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả và chất lượng hoạt động của Sacombank.
- Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khi lãi suất dựa trên cơ sở thỏa thuận có sự giám sát của NHNN, nên xây dựng chính sách lãi suất Sacombank phải dựa vào uy tín trả nợ của KH, tính khả thi của phương án kinh doanh, mức độ đóng góp lợi nhuận cho NH. Trên cơ sở đó, có chính sách lãi suất ưu đãi linh hoạt cho những KH có uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo thích hợp, đóng góp nhiều lợi nhuận cho NH, KH tiềm năng theo chính sách cụ thể. Ngược lại, đối với những món vay nhỏ, khoản vay có mức độ rủi ro (cho vay khơng có tài sản đảm bảo, cho vay đầu tư dự án bất động sản,…) thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro này cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, và phải quy định giới hạn ở một tỷ lệ cụ thể có thể chấp nhận được, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách giá phải trên cơ sở thị trường có tham khảo giá của các NH cùng loại trên thị trường để đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính sách giá quá cao sẽ làm mất KH hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH hiện hữu làm gia tăng các khoản nợ quá hạn trong hệ thống, chính sách giá quá thấp làm giảm lợi nhuận hoạt động của Sacombank.
3.2.1.1.3 Về chính sách sản phẩm tín dụng
Sacombank phải đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của NHTM, vừa mở rộng, đa dạng KH, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mơ tín dụng. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ quản lý rủi ro trên từng loại sản phẩm tín dụng; kiểm sốt được sự tăng trưởng, rủi ro của từng sản phẩm từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với từng sản phẩm. Hơn nữa, sự
đa dạng hóa sản phẩm cũng góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.2.1.1.4 Về chính sách tài sản bảo đảm
Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nên tài sản bảo đảm vẫn là điều kiện cần thiết phải có khi KH vay vốn tại NH. Và tài sản bảo đảm là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi xảy ra rủi ro. Vì vậy, ngồi các quy định về tài sản bảo đảm như: loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản đảm bảo,… thì Sacombank cần phải bổ sung hồn thiện thêm các quy định về tài sản bảo đảm để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro.
− Định giá tài sản bảo đảm: hiện nay việc định giá bất động sản, máy móc thiết bị được thực hiện độc lập qua Công ty CP Thẩm Định Giá Sài Gịn Thương Tín (SCRV) . Tuy điều này đem lại nhiều thuận lợi cho NH như: đảm bảo tính khách quan khi xác định trị giá tài sản bảo đảm, do là cơ quan thẩm định chuyên nghiệp nên định giá mang tính chính xác cao, đỡ mất thời gian cho NVTĐ,… Nhưng cần có một số sự thay đổi sau để phịng ngừa rủi ro có thể phát sinh: Cần có chế tài khi SCRV định giá chênh lệch quá nhiều so với giá thị trường,
vì trong trường hợp khoản vay xảy ra quá hạn mà khi xử lý tài sản để thu hồi khoản vay mà tài sản được định giá lại lại thấp hơn quá nhiều so với giá SCRV định giá thì có thể sẽ làm thất thốt vốn của NH.
Khi thẩm định hồ sơ, NVTĐ chỉ nên xem thông báo định giá tài sản bảo đảm của SCRV mang tính cơ sở, tham khảo. NVTĐ phải xem hiện trạng tài sản, phải tham khảo thêm giá trị của các loại tài sản cùng loại qua phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, web,…), thơng báo định giá của các tài sản cũ, … để định giá tài sản bảo đảm cho chính xác và phù hợp với giá thị trường. Thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo để phịng ngừa rủi ro khi có sự
biến động giá trên thị trường. Đối với tài sản là chứng chỉ vàng, chứng khốn thì phải theo dõi giá hàng ngày, hàng giờ; đối với hàng hóa phải tái định giá hàng tháng; đối với bất động sản, phương tiện vận chuyển tái định giá ba