Các tỷ lệ bảo đảm an toàn huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 25)

1. Lý do chọn đề tà

1.1 Những vấn đề chung về dịch vụ huy động vốn

1.1.5 Các tỷ lệ bảo đảm an toàn huy động vốn

1.1.5.1 Tỷ lệ dự trữ:

 Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính

sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thời kỳ nhất định theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước việt Nam (Luật số 46/2010/QH12) khoản 2 điều 14 của luật này ghi rõ: “Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.”.

Số tiền gửi bắt buộc = (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) * tổng nguồn vốn huy động bình qn của ngân hàng. Mục đích của dự trữ bắt buộc là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng và đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh mức cung tiền của Ngân hàng Thương mại. Điều này khiến cho NHTM không thể sử dụng được 100% vốn huy động được để cho vay.

 Dự trữ sơ cấp: gồm tiền mặt, tiền gửi

Tiền mặt, các khoản coi như tiền mặt.

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (tiền gửi không kỳ hạn). Tiền gửi tại các ngân hàng khác.

Các khoản khác (ngân quỹ đang thu).

 Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mặt và tiền gửi mà bằng

chứng khoán, nghĩa là những chứng khốn ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi bao gồm tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác. Gọi là dự trữ thứ cấp, bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.

1.1.5.2 Các tỷ lệ bảo đảm an toàn huy động vốn:

Ngày 20/05/2010, Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của TCTD có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 và thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 và các quyết định sửa đổi bổ sung số 03/2007/QĐ-NHNN và 34/2008/QĐ-NHNN. Ngoài dự trữ bắt buộc để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các NHTM phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định.

Theo quy định tại Thơng tư 13 các chỉ tiêu về an tồn trong hoạt động của TCTD như sau:

 Tỷ lệ khả năng chi trả:

Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay

Khả năng thanh toán = ≥ 15% Tổng Nợ phải trả

Trong đó: + Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay: bao gồm số dư tiền mặt, số dư tiền gửi (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), chênh lệch số dư tiền gửi KKH; chênh lệch số dư tiền gửi CKH tại TCTD khác và TCTD khác gửi tại TCTD; giá trị sổ sách các trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, Tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu NHNN, các loại chứng khoán, GTCG khác được NHNN chấp nhận cho tái chiết khấu.

+ Tổng Nợ phải trả xác định bằng số dư trên khoản mục Tổng nợ phải trả. Ý nghĩa của tỷ lệ này nhằm đánh giá dược mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.

 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (Td):

Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo

đảm an toàn khác quy định tại TT13 và không được vượt quá: 80% (đối với ngân hàng) và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng).

Trong đó:

+ Cấp tín dụng gồm các hình thức cho vay, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng.

+ Nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ KBNN), tiền vay của tổ chức trong nước (trừ KBNN, TCTD), tiền vay của TCTD nước ngoài, phát hành GTCG.

Hầu hết các nước trên thế giới không quy định tỷ lệ này nữa, nhưng NHNN Việt Nam vẫn giữ tỷ lệ này vì khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhiều năm khó khăn do phần lớn từ việc sụt giảm đột ngột nguồn vốn huy động không kỳ hạn của các tổ chức, nhất là tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN).

Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài

hạn (Tn).

Giá trị nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn

Tn = ≤ 30%

Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Ngày 10/08/2009 Thông tư số 15/2009/TT-NHNN của NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với TCTD (trừ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở): 30% đối với NHTM; 30% đối với cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính; 20% đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Thơng tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của TCTD tại Quy định ban hành theo quyết định 457 (đối với NHTM tỷ lệ này 40%; TCTD khác 30%). Đồng thời theo Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM kiểm sốt tăng trưởng tín dụng khơng q 25%.

1.1.6 Đặc điểm của nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn, các ngân hàng hoạt động được là nhờ vào nguồn vốn này và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Nhưng vốn huy động là nguồn vốn khơng ổn định, vì khách hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn nên ngân hàng cần duy trì

một khoản dự trữ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Sự thay đổi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng.

Vốn huy động có chi phí sử dụng vốn cao (do ngân hàng vừa phải trả lãi cho khách hàng gửi, vừa phải trả phí bảo hiểm tiền gửi nhưng lại không được sử dụng hết để cho vay mà phải để lại một phần theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước quy định) đồng thời chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhưng lại là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng buộc các ngân hàng phải tăng được nguồn vốn huy động.

Đặc biệt vốn huy động chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh, các NHTM khơng được sử dụng nguồn vốn này để đầu tư. Trong nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi thanh tốn thường biến động mạnh (kém ổn định) hơn tiền gửi tiết kiệm.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ huy động vốn:

Quy mô của nguồn vốn huy động chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan.

1.2.1 Các nhân tố chủ quan:

 Lãi suất: tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến

động về lãi suất. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, người gửi quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiết kiệm. Do đó việc ấn định lãi suất để thu hút, duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng đồng thời cạnh tranh với các trung gian tài chính khác là việc vơ cùng khó khăn đối với nhà quản trị bởi vì nếu đưa ra lãi suất thấp thì khơng huy động được (tâm lý người gửi sẽ chọn nơi có lãi suất cao để gửi), cịn nếu trả mức lãi suất cao thì làm gia tăng chi phí giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Cho nên xây dựng lãi suất cạnh tranh trở nên cần thiết đối với các NHTM nhằm bảo đảm cho khoản thu đủ bù đắp các khoản chi và có lãi.

 Chất lượng dịch vụ: ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền. Khi

đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng xem xét vào các yếu tố sau: - Sự đa dạng của các dịch vụ: ngân hàng nào có nhiều sản phẩm dịch vụ hơn sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn do ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng có sự lựa chọn cao hơn.

- Đội ngũ nhân sự của ngân hàng: với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được những lời khuyên nhủ và sự hướng dẫn của họ, và vì thế hình ảnh của ngân hàng sẽ có sức sống lâu dài hơn trong lòng khách hàng.

- Cơ sở vật chất với một trụ sở kiên cố, các phòng gửi tiền an toàn tiện nghi cũng tạo ưu thế cho ngân hàng đem lại sự tin cậy cho khách hàng.

 Chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng: chính sách tín dụng

(khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng), chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ… là một tiêu chuẩn đo lường quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lý ngân hàng. Một ngân hàng luôn đề ra được những chính sách đúng đắn sẽ được khách hàng tin tưởng rằng việc giao dịch tại ngân hàng này sẽ được điều hành 1 cách chính xác và lành mạnh.

1.2.2 Các nhân tố khách quan:

 Môi trường kinh tế: Hoạt động của hệ thống NHTM bị các chỉ tiêu kinh tế như

tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát,... tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, cá nhân sẽ có nguồn tiền gửi dồi dào vào ngân hàng. Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn bởi người dân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sản có tính ổn định cao, còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đến dịch vụ HĐV của NHTM như dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking), máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Money), thư tín dụng (L/C), hệ thống thanh tốn điện tử,... đã làm cho tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao.

 Môi trường xã hội: Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng

Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mơ huy động vốn của NHTM. Vì vậy những khu vực đơng dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn đối với ngân hàng.

 Mơi trường văn hố: như tập qn, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của

dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứng khốn

 Mơi trường pháp lý: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt,

hàng hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính Phủ và của NHNN. Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của NHNN về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng của nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến nguồn vốn của một NHTM với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Các nhân tố khách quan cũng đóng vai trị quan trọng trong khả năng thu hút nguồn vốn huy động tại ngân hàng.

1.3 Dịch vụ huy động vốn của một số ngân hàng trong khu vực: 1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thái Lan: 1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thái Lan:

Năm 1985, Thái Lan bắt đầu mở cửa cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt , các ngân hàng Thái Lan được phép trực tiếp vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đầu tư để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và đặc biệt Thái Lan xây dựng các tổ hợp công nghiệp với quy mô lớn. Bên cạnh đó, ngân hàng Thái lan cịn tận dụng những nguồn vốn tư bản ngắn hạn nước ngoài để bổ sung khoản trống giữa tiết kiệm có giới hạn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, dư nợ vay nước ngồi khơng ngừng tăng lên đến 1996 chiếm 55% GDP, riêng Ngân hàng quốc tế Thái Lan đã thu hút đến 50 tỷ USD . Nằm trong xu thế tồn cầu hóa, thị trường chứng khốn Thái Lan phát triển mạnh sôi động, đến năm 1995, trên 50% giao dịch thị trường chứng khốn do người nước ngồi thực hiện. Thời kỳ này các ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ đầu tư vào thị trường tài chính do tỷ lệ vay vốn nước ngồi gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của ngân hàng đạt đến 25%, đến năm 1996, tài sản của hệ thống ngân hàng và tổng giá trị của thị trường chứng khoán đạt đến 15% GDP, cho thấy cả hai hệ thống trên đóng vai trị ngang nhau trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan phải cho đóng cửa 58 chi nhánh ngân hàng và cơng ty tài chính, tỷ lệ nợ xấu lên đến 15% . Chính phủ Thái Lan đang cố gắng phân tán rủi ro bằng việc quy định về cho vay như hạn mức cho vay đối với một khách hàng khơng q 25% vốn tự có, các khoản nợ ngồi bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn, các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty, tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7% trong đó 2% tiền gởi tại Ngân hàng trung ương, tối đa không quá 2,5% tiền mặt, cịn lại dưới dạng chứng khốn, bên cạnh đó ngân hàng phải thực hiện lập 100% dự phịng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ và buộc các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động. Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng vừa qua đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng .

1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Singapore:

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong q trình cơng nghiệp hố của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến 200 – 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 25)