Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động huy động vốn của MB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 68)

1.2. .2 Các nhân tố khách quan

2.4 Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động huy động vốn của MB

2.4.1 Những cơ hội

- Sự phát triển như nhanh của khoa học công nghệ thông tin, lĩnh vực ngân hàng đã tạo cơ hội cho các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách an tồn, nhanh chóng chính xác, tiện lợi góp phần gia tăng vốn huy động cho ngân hàng, lôi kéo khách hàng ngày càng có thói quen sử dụng các sàn phẩm dịch vụ của ngân hàng.

- Khi nền kinh tế phát triển đời sống của người dân được nâng lên, gắn liền với việc thu nhập cũng tăng, ngoài các khoản chi tiêu cố định, họ cịn có một khoản tiền để dành.

- Hệ thống pháp luật của nhà nước ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Các cơ chế chính sách về tài chính, tiền tệ, đầu tư,... được đổi mới theo xu hướng tạo môi trường thuận lợi, thơng thống và minh bạch cho các doanh nghiệp có cơ hội hoạt động và phát triển.

- Chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế, có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán b ộ, phát huy lợi thế so sánh của mình đ ể theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm huy động và dịch vụ.

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NHTM VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nư ớc trong lĩnh vực NH, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống NH, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.

- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của các NH nước ngoài. Các NH trong nước sẽ phải nâng cao

54

trình đ ộ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyên chuyên mơn hố sâu hơn về nghiệp vụ NH, quản trị NH; cải cách ngành NHVN, phát triển các loại hình dịch vụ mới… để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng; mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong các giao dịch tài chính quốc tế.

2.4.2 Những thách thức

2.4.2.1 Những thách thức từ nền kinh tế:

Trong nước lạm phát đang có xu hướng tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. NHNN đã ban hành Chỉ thị 01 ngày 1/3/2011 và Thông tư 02 ngày 3/3/2011 đưa ra các giải pháp thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ với phương châm điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng, thắt chặt. Định hướng của Chính phủ và NHNN là tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn khoảng 15%-16%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng dưới 20% so với năm 2010 tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.

Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng các chỉ tiêu tiền tệ ngay từ đầu năm. Điều này sẽ tác động mạnh đến khả năng sinh lời, thanh khoản của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc thực hiện Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 29/6/2010 và có hiệu lực từ 1/1/2011, TT 13, và TT 19 - NHNN về thực hiện các tỷ lệ an toàn tại các tổ chức tín dụng và áp lực tăng vốn điều lệ mạnh mẽ đảm bảo các hệ số an tồn vốn theo quy định mới sẽ địi hỏi các Ngân hàng rất nỗ lực trong hoạt động.

2.4.2.2 Những thách thức từ hệ thống ngân hàng

Một là, Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều

nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đ ến một thách thức không nhỏ cho các NHTM VN là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, NHTM VN thua kém các NHNNg về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng

55

dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước.Các ngân hàng

thương mại Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngồi với năng lực tài chính tốt hơn, cơng nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hệ thống ngân hàng cần đáp ứng các chuẩn mực về an tồn theo thơng lệ quốc tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phịng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Ngồi ra, hội nhập quốc tế với việc gia nhập WTO có thể mang đến rủi ro về khách hàng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc mở cửa thị trường hơn đặt các doanh nghiệp Việt Nam (khách hàng) trước nguy cơ bị cạnh tranh, có thể dẫn tới mất thị phần, kinh doanh thua lỗ và phá sản, rủi ro tăng cao do những tác động từ bên ngoài (từ thị trường tài chính khu vực và thế giới).

Hai là, trong khi các NHTMCP có những bước tiến lớn trong thập kỷ qua thì vẫn

cịn một vài NHTMCP phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng. Có quá nhiều NHTMCP cạnh tranh trên cùng một phân khúc thị trường và các ngân hàng yếu hơn sẽ không thể cạnh tranh về mặt hoạt động hoặc khơng thể trụ vững về tài chính trong dài hạn. Tại một số NHTMCP, sự can thiệp quá sâu của các cổ đông với các mục tiêu mâu thuẫn sẽ gây khó khăn trong việc xác định và triển khai các chiến lược kinh doanh có thể trụ vững được về mặt tài chính và dựa trên các lợi thế cạnh tranh bền vững của ngân hàng.

Ba là, mơ hình sở hữu chéo ngày càng phức tạp tại nhiều NHTMCP, bao gồm cả

việc tham gia của các Tập đoàn kinh tế (TĐKT), tạo ra nguy cơ mâu thuẫn về lợi ích trong cơng tác điều hành của các ngân hàng này. Các TĐKT có cổ phần chi phối tại ít nhất 10 NHTMCP. Kinh nghiệm của một số nước đã cho thấy rằng việc thành lập các tập đồn cơng nghiệp – tài chính dẫn tới phân bổ các nguồn lực không hiệu quả và làm tăng rủi ro đối với sự ổn định của khu vực tài chính. Khi vốn tín dụng được cấp cho các cơng ty trực thuộc, thì cấp vốn cho các doanh nghiệp độc lập khác sẽ bị giảm bớt và rủi ro đối với người gửi tiền không được quan tâm nhiều. Cùng với việc thiếu minh bạch trong báo cáo thơng tin tài chính, cơ cấu sở hữu chéo tạo ra những bất ổn và mất lòng tin về phía đối tác (người vay tiền, người cho vay, người gửi tiền và nhà đầu tư).

Cuối cùng, các thành viên khác trên thị trường ngân hàng cũng có thể tạo ra rủi ro

hệ thống. Mặc dù các thành viên này chiếm một thị phần nhỏ trong khu vực ngân hàng, nhưng việc sụp đổ của một trong các định chế nhỏ và quản lý lỏng lẻo có thể làm bất ổn cho cả hệ thống. Các chi nhánh NHNNg, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các ngân hàng liên doanh mang tới các sản phẩm và dịch vụ mới mà điều này có thể kèm

56

theo các rủi ro tiềm tàng mà các nhà quản lý cần phải hết sức chú ý. Một số cơng ty tài chính, được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn và được bảo hiểm bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi, dường như đóng vai trị là người cho vay bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ với các tập đồn kinh tế mà sở hữu những đơn vị này, và vì thế có thể không thực hiện được đánh giá một cách lành mạnh và an tồn về tài chính trong dài hạn. Các ngân hàng chính sách chủ chốt cung cấp các khoản vay chỉ định và dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ và nguồn vốn ưu đãi của các nhà tài trợ.

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày kết quả đánh giá thực trạng huy động vốn của NH TMCP Quân Đội trong thời gian từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2011. Đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Chương 2 cũng nêu ra được những mặt tích cực, những mặt tồn tại cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháp được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 68)