Dịch vụ huy động vốn của một số ngân hàng trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 30 - 32)

1.2. .2 Các nhân tố khách quan

1.3 Dịch vụ huy động vốn của một số ngân hàng trong khu vực

1.3.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Thái Lan:

Năm 1985, Thái Lan bắt đầu mở cửa cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt , các ngân hàng Thái Lan được phép trực tiếp vay ngoại tệ đáp ứng nhu cầu đầu tư để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và đặc biệt Thái Lan xây dựng các tổ hợp công nghiệp với quy mô lớn. Bên cạnh đó, ngân hàng Thái lan cịn tận dụng những nguồn vốn tư bản ngắn hạn nước ngoài để bổ sung khoản trống giữa tiết kiệm có giới hạn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, dư nợ vay nước ngồi khơng ngừng tăng lên đến 1996 chiếm 55% GDP, riêng Ngân hàng quốc tế Thái Lan đã thu hút đến 50 tỷ USD . Nằm trong xu thế tồn cầu hóa, thị trường chứng khốn Thái Lan phát triển mạnh sôi động, đến năm 1995, trên 50% giao dịch thị trường chứng khoán do người nước ngoài thực hiện. Thời kỳ này các ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ đầu tư vào thị trường tài chính do tỷ lệ vay vốn nước ngoài gia tăng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của ngân hàng đạt đến 25%, đến năm 1996, tài sản của hệ thống ngân hàng và tổng giá trị của thị trường chứng khoán đạt đến 15% GDP, cho thấy cả hai hệ thống trên đóng vai trị ngang nhau trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan phải cho đóng cửa 58 chi nhánh ngân hàng và cơng ty tài chính, tỷ lệ nợ xấu lên đến 15% . Chính phủ Thái Lan đang cố gắng phân tán rủi ro bằng việc quy định về cho vay như hạn mức cho vay đối với một khách hàng khơng q 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn, các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty, tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7% trong đó 2% tiền gởi tại Ngân hàng trung ương, tối đa không q 2,5% tiền mặt, cịn lại dưới dạng chứng khốn, bên cạnh đó ngân hàng phải thực hiện lập 100% dự phịng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ và buộc các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động. Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng vừa qua đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng .

1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Singapore:

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong q trình cơng nghiệp hố của quốc gia này cần phải kể đến sự thành cơng của lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đến cuối thập niên 80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến 200 – 300 tỷ USD. Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh.

Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, cơng ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore giám sát các tổ chức tài chính, thực thi chính sách tiền tệ và chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính cịn lại hoạt động đẩy mạnh việc lơi cuốn các tổ chức tài chính nước ngồi, để phát triển ngân hàng thương mại theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường.

So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng Singapore huy động tối đa

nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa.

1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hàn Quốc:

Sau khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, Các NHTM Hàn Quốc tập trung cải cách về tổ chức bộ máy để từ đó xác lập qui mơ hệ thống hợp lý, có hiệu quả về mọi mặt. Một trong những NHTM đó là ngân hàng Wooribank - NHTM lớn của Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng xảy ra. Với lý do cơ bản nhất là để phù hợp với khả năng kiểm sốt của mình, họ đã chủ động giảm bớt qui mô và cơ cấu lại tổ chức bộ máy một cách toàn diện, từ mạng lưới giao dịch, đến lực lượng lao động, đến khối lượng và cơ cấu dư nợ tín dụng, ln thận trọng trong việc lựa chọn chiến lược huy động vốn trên cơ sở cân nhắc lựa chọn giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra. Chiến lược của các NHTM Hàn Quốc dùng để gia tăng nguồn vốn huy động chủ yếu là dựa vào việc huy động vốn từ khách hàng là các cá nhân. Mục tiêu của chiến lược này là tìm đến nguồn vốn ổn định, ít phụ thuộc vào các yếu tố khác nhằm phát triển nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Cơ cấu tín dụng cũng được chuyển dịch nhanh chóng, từ cho vay các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế lớn là chủ yếu họ chuyển sang cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiêu dùng mua nhà ở. Dư nợ cho vay tiền dùng cá nhân đều tăng từ tỷ trọng chiếm 30% tổng dư nợ năm 1997 lên 60% năm 2002.

Nhờ sự cải cách mạnh mẽ và đúng hướng này mà các NHTM Hàn Quốc khác nhanh chóng vượt qua khủng hoảng khó khăn, đi vào thế ổn định và phát triển vững chắc, chuyển từ kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng sang kinh doanh có lãi và tình hình tài chính minh bạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển dịch vụ huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 30 - 32)