Hoạt động phát hành thẻ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 38)

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam

2.1.2.1 Hoạt động phát hành thẻ

Bảng 2.3: Số lượng thẻ phát hành giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: thẻ Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 Thẻ nội địa 8.942.889 13.988.622 20.241.073 29.701.857 43,130,067 Thẻ quốc tế 589.784 1.026.625 1.433.929 2.005.855 2,858,343 Thẻ của toàn thị trường 9.532.673 15.015.247 21.675.002 31.707.712 45,988,410 (Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Bảng 2.4: Tốc độ tăng số lượng thẻ phát hành giai đoạn 2008-2011

Tiêu chí 2008 2009 2010 2011

Tốc độ tăng trưởng thẻ nội địa 156,42% 144,70% 146,74% 145,21% Tốc độ tăng trưởng thẻ quốc tế 174,07% 139,67% 139,89% 142,50% Tốc độ tăng trưởng của toàn thị

trường 157,51% 144,35% 146,29% 145,04%

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Bảng 2.5: Tỷ trọng các loại thẻ phát hành giai đoạn 2007-2011

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Thẻ nội địa 93,8% 93,2% 93,4% 93,7% 93,78%

Thẻ quốc tế 6,2% 6,8% 6,6% 6,3% 6,22%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

Trong giai đoạn 2007-2011 hoạt động phát hành thẻ nhìn chung có sự phát triển đi lên. Tuy nhiên trong năm 2008, tổng số lượng thẻ phát hành bị sụt giảm đáng kể so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt mức 157,51% kém hơn 81% so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 (đạt 238,77%). Tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2009 và 2010 tiếp tục giảm so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng có cải thiện hơn so với năm 2009 nhưng chỉ cao hơn 2% so với tốc độ tăng trưởng năm 2009. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng đã có chiều hướng đi lên so với năm 2009 nhưng lại sụt giảm 1,25% so với năm 2010.

Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn 2007- 2011 phản ánh xu hướng phát triển chậm lại của hoạt động phát hành thẻ. Nguyên nhân của hiện tượng như trên là do sự bão hòa trong hoạt động phát hành thẻ kể từ sau năm 2008. - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 Thẻ 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Biểu đồ 2.1: Số lượng thẻ phát hành giai đoạn

2007-2011

Số lượng thẻ nội địa Số lượng thẻ quốc tế

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012) Năm 2011 (đến 31/12/2011), tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường đạt trên 45,9 triệu thẻ các loại, bằng 145,04% so với tổng số lượng thẻ phát hành trong năm 2010. Trong đó, thẻ nội địa chiếm khoảng 93,78%, thẻ quốc tế chiếm khoảng 6,22%.

Năm 2011, Agribank dẫn đầu thị trường về số lượng thẻ phát hành với gần 9,5 triệu thẻ, chiếm 20,84% thị phần. Tiếp đến là Vietinbank đạt trên 8,3 triệu thẻ chiếm 18,09% thị phần. Vietcombank đứng thứ 3 với trên 7,4 triệu thẻ, chiếm 16,30% thị phần. DongA bank và BIDV lần lượt xếp thứ 4 và thứ 5 với hơn 6,8 triệu thẻ và 3,9% triệu thẻ, tương đương 14,95% và 8,62% thị phần.

Biểu đồ 2.2: Thị phần phát hành thẻ năm 2011 Vietcombank 16.30% DongA bank 14.95% Vietinbank 18.09% Agribank 20.84% BIDV 8.62% Khác 21.21% Agribank Vietinbank

Vietcombank DongA bank

BIDV Khác

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)  Hoạt động phát hành thẻ nội địa

Bảng 2.6: Số lượng thẻ nội địa phát hành giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: thẻ

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng thẻ 8.942.889 13.988.622 20.241.073 29.701.857 43.130.067 Tốc độ

tăng trưởng 224,00% 156,42% 144,70% 146,74% 145,21%

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012) Nhìn chung hoạt động phát hành thẻ nội địa trong giai đoạn 2007-2011 tăng rất mạnh cả về số lượng thẻ lẫn tốc độ tăng trưởng.

Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa vẫn là sản phẩm chủ yếu của các NH, chiếm hơn 93% trong tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường. Tuy nhiên, tỷ trọng của thẻ ghi nợ nội địa đã và đang có xu hướng tăng chậm qua các năm. Một số ngân hàng cho biết, trong những năm đầu phát triển, theo xu hướng chung của toàn thị trường, các ngân hàng tập trung chủ yếu vào phát triển thẻ ghi nợ nội địa và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay khi thị trường thẻ ghi nợ nội địa đã có hiện tượng tương đối bão hịa, một số ngân hàng đang có xu hướng chuyển sang khai thác những dịng sản phẩm quốc tế (tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế) vốn có rất nhiều tiềm năng nhưng vì nhiều lý do mà các ngân hàng vẫn chưa tiếp cận và khai thác hết.

Tổng số thẻ ghi nợ nội địa toàn thị trường phát hành trong năm 2011 đạt hơn 43,1 triệu thẻ, bằng 145,21% so với năm 2010. Trong đó Agribank tiếp tục dẫn đầu thị trường về phát hành thẻ ghi nợ nội địa với số lượng gần 8,5 triệu thẻ, chiếm 19,8% thị phần. Tiếp theo là Vietinbank với hơn 8 triệu thẻ, chiếm 18,75% thị phần và DongA bank với 7,1 triệu thẻ, chiếm 16,51% thị phần. Vietcombank xếp vị trí thứ 4 với 6,3 triệu thẻ, chiếm 14,72% thị phần.

Đối với thẻ trả trước, trong năm 2011 cả thị trường đã có 9 ngân hàng phát hành với số lượng đạt gần 950.000 thẻ, chiếm 2,07% thị phần thẻ toàn thị trường.

Biểu đồ 2.3: Thị phần phát hành thẻ nội địa năm 2011 Techcombank 3.77% BIDV 9.13% Agribank 19.80% Vietinbank 18.75% Vietcombank 14.72% Khác 17.33% DongA bank 16.51% Agribank Vietinbank DongA bank Vietcombank BIDV Techcombank Khác

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)  Hoạt động phát hành thẻ quốc tế

Bảng 2.7: Số lượng thẻ quốc tế phát hành giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: thẻ

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng thẻ 589.784 1.026.625 1.433.929 2.005.855 2.858.343 Tốc độ tăng trưởng 183,00% 174,07% 139,67% 139,89% 142,50%

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Bảng 2.8: Số lượng ngân hàng phát hành thẻ quốc tế giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: ngân hàng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng NHPH thẻ quốc tế

(ghi nợ/tín dụng) 14 16 17 24 27

Hoạt động phát hành thẻ quốc tế có sự phát triển đi lên trong giai đoạn 2007- 2011 là do những nhân tố tác động sau:

 Thứ nhất: sự gia tăng số lượng ngân hàng phát hành thẻ quốc tế.

 Thứ Hai: sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giớị  Thứ Ba: sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các ngân hàng trong việc mở rộng thị phần thị trường phát hành thẻ quốc tế.

So với năm 2009, năm 2010 trên thị trường thẻ VN có thêm 7 ngân hàng tham gia phát hành thẻ quốc tế, đưa tổng số ngân hàng tham gia thị trường thẻ quốc tế tính đến cuối năm 2010 ở Việt Nam lên 24 NH, trong đó có 18 ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế, 17 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế và 12 ngân hàng phát hành cả 2 loại thẻ trên.

Hoạt động phát hành thẻ quốc tế trong năm 2011 đã đạt mức tăng trưởng đáng kể. Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số thẻ quốc tế phát hành toàn thị trường đạt trên 2,8 triệu thẻ, tăng gần 43% so với năm 2010. Đạt được kết quả như trên, ngoài sự gia tăng về số lượng các ngân hàng phát hành thẻ, còn nhờ sự chuyển hướng mục tiêu sang sản phẩm thẻ quốc tế của một số ngân hàng lớn ở Việt Nam và cả nhóm các ngân hàng nước ngoàị Số lượng thẻ quốc tế phát hành trong năm 2010 của nhóm NH này đạt gần 355.000 thẻ (chiếm 12,42% thị phần thẻ quốc tế) tăng trên 29% so với năm 2010.

Về thẻ ghi nợ quốc tế, trong năm 2011, toàn thị trường phát hành được hơn 1,7 triệu thẻ, trong đó đứng đầu số lượng thẻ phát hành trong năm 2011 tiếp tục là Vietcombank với gần 550.000 thẻ, chiếm 32,35%, tiếp đến là ACB với hơn 420.000 thẻ, chiếm 24,7% thị phần. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Sacombank với gần 150.000 thẻ và Techcombank với hơn 98.000 thẻ, tương đương 8,8% và 5,7% thị phần.

Về thẻ tín dụng quốc tế, trong năm 2010, cả thị trường đã phát hành được gần 1,2 triệu thẻ tín dụng quốc tế, chiếm 39,2% trong tổng số lượng thẻ quốc tế, trong đó Vietcombank tiếp tục giữ thị phần lớn nhất với 25% (gần 300.000 thẻ). ACB xếp thứ hai với hơn 90.000 thẻ, tương đương 7,5% thị phần. Các vị trí tiếp theo là

Sacombank gần 68.000 thẻ (5,6%), Eximbank và VIB cùng đạt hơn 53.000 thẻ, lần lượt chiếm 4,51% và 4,42% thị phần.

Biểu đồ 2.4: Thị phần phát hành thẻ quốc tế năm 2011

Techcombank 4.51% ACB 17.84% Vietinbank 7.78% Khác 28.07% Sacombank 7.63% Eximbank 4.43% Vietcombank 29.74% Vietcombank ACB Vietinbank Sacombank Techcombank Eximbank Khác

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)