Mạng lưới ATM và POS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 47)

2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM Việt Nam

2.1.2.4 Mạng lưới ATM và POS

Mạng lưới ATM

Bảng 2.12: Số lượng máy ATM giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: máy

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng ATM 4.800 7.453 9.723 11.696 12.034

Bảng 2.13: Số lượng ngân hàng trang bị ATM giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tính: ngân hàng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số lượng ngân hàng 15 21 27 31 33

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012) Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn cịn ăn sâu trong trong hoạt động thanh toán của người Việt Nam. Chính vì vậy, việc các ngân hàng trang bị hệ thống ATM là một việc làm tất yếu nhằm đáp ứng cho nhu cầu dùng tiền mặt của người dân. Bên cạnh đó việc thanh tốn lương qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ cũng đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển hệ thống ATM để người lao động rút tiền lương bằng thẻ.

Nhìn chung số lượng ATM trên thị trường tăng đều qua các năm. Ngồi ra để đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiện ích cho khách hàng số lượng ngân hàng có trang bị máy ATM cũng tăng đều qua các năm

So với năm 2010, trong năm 2011 số lượng ATM trên thị trường có mức tăng thấp hơn. Tính đến cuối năm 2011, số lượng máy ATM toàn thị trường đạt hơn 12.000 máy, tăng 2,89% so với năm 2010. Một số ngân hàng vốn đã đầu tư phát triển mạng lưới ATM rất mạnh trong những năm trước như Vietcombank, VIB, Agribank thì trong năm 2011 đã khơng đầu tư thêm máy ATM hoặc đầu tư thêm rất ít. Lý do chính dẫn đến sự dè dặt, hạn chế của các ngân hàng trong việc phát triển mạng lưới ATM là do sự thiếu hiệu quả trong đầu tư, chi phí đầu tư rất lớn nhưng nguồn thu lại rất hạn chế (NHNN chưa cho phép thu phí rút tiền ATM nội mạng). Thay vào đó, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng sang nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp tổ chức lại hệ thống ATM theo hướng hợp lý an toàn và hiệu quả hơn song song với việc chuyển hướng sang đầu tư mở rộng mạng lưới POS, đơn vị chấp nhận thẻ. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh ATM trong năm 2010 như Vietinbank với mức đầu tư mới là 508 máy, Techcombank với 437 máy, DongA bank với 232 máy hay Seabank với 86 máy mớị

Năm 2010, Agribank tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 1.720 máy, chiếm 14,29% thị phần; tiếp theo là ngân hàng Vietinbank với 1.590 máy, chiếm 13,21% thị phần và Vietcombank với 1.580 máy, chiếm 13,13% thị phần. Nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngồi (trừ ngân hàng liên doanh Việt Nga, ngân hàng Indovina, ngân hàng Shinhanvina) sở hữu 351 máy, chiếm 2,9% thị phần máy ATM toàn thị trường.

Biểu đồ 2.10: Thị phần máy ATM tính đến 31/12/2011

Agribank 14.29% Vietinbank13.21% Khác 38.48% Vietcombank 13.13% DongA bank 11.72% BIDV 9.17% Agribank Vietinbank Vietcombank DongA bank BIDV Khác

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Mạng lưới POS

Bảng 2.14: Số lượng máy POS giai đoạn 2007-2011.

Đơn vị tính: máy

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

POS 17.000 26.849 36.620 53.952 79.315

Tốc độ tăng

Việc tập trung phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới POS cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ là mục tiêu đầu tiên mà tất cả các ngân hàng đều hướng tớị Vì chỉ có phát triển POS mới thúc đẩy hoạt động thanh tốn hàng hóa, dịch vụ từ chủ thẻ, từ đó thúc đẩy được thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, trong giai đoạn 2007-2011, đa số các ngân hàng đều tập trung đẩy mạnh phát triển mạng lưới POS. Tốc độ tăng trưởng số lượng POS qua các năm là khả quan (tăng không dưới 35%/năm).

Năm 2011, một số ngân hàng vẫn tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khả quan, trong đó có NH đạt mức tăng rất cao như Vietinbank với mức tăng 1,3 lần so với năm 2010 đạt 12.879 máy, Ocean bank tăng 2 lần, đạt 415 máỵ Trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt mở rộng mạng lưới thanh toán, việc một số ngân hàng vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như trên cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các ngân hàng này cũng như tiềm năng phát triển mạng lưới POS vẫn rất lớn. Trái lại, một số ngân hàng do bị cạnh tranh hoặc do chuyển hướng sang tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, năm 2011 số lượng POS đã giảm đáng kể so với năm 2010 như ACB, ngân hàng TMCP Quân Đội, DongA bank.

Tổng số POS toàn thị trường đến cuối năm 2010 đạt gần 79.000 máy, tăng 47% so với năm 2010. Đứng đầu về thị phần vẫn là Vietcombank với gần 19.000 máy, chiếm 24,20% thị phần, tiếp theo là Vietinbank với hơn 16% thị phần, BIDV với gần 7%, PG bank với 6,5% thị phần. Nhóm các ngân hàng nước ngoài sở hữu 950 máy, chiếm 1,19% thị phần máy POS toàn thị trường.

Biểu đồ 2.11: Thị phần máy POS tính đến 31/12/2010 Khác 40.38% Vietinbank 16.24% BIDV 6.99% PG bank 6.54% Agribank 5.65% Vietcombank 24.20% Vietcombank Vietinbank BIDV PG bank Agribank Khác

(Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)