Thực trạng về công nghệ phát hành thẻ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

2.2 Thực trạng rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ

2.2.1.1 Thực trạng về công nghệ phát hành thẻ tại Việt Nam

Sử dụng song song 2 công nghệ thẻ từ và thẻ Chip:

Hiện nay ở Việt Nam, theo Quy định của ngân hàng Nhà nước thì 2 loại thẻ từ và thẻ chíp vẫn được phép sử dụng song song cho đến khi thống nhất được lộ trình chuyển đổị

Câu chuyện thẻ từ, thẻ chíp thực tế đã xôn xao từ thời điểm tháng 7/2005 khi Vietcombank tuyên bố, đến năm 2006 sẽ chuyển sang thẻ chip, bởi những tính năng “thơng minh” vượt trội, có thể giúp lưu trữ nhiều dữ liệu hơn với độ bảo mật cao hơn, tránh sao chép đánh cắp dữ liệụ Nhưng đây thực sự không phải vấn đề có thể nói là dễ dàng làm được ngay, dù về lâu dài thì việc sử dụng thẻ chip có thể sẽ an

Vietcombank cũng thừa nhận, để chuyển đổi sang thẻ chip, nỗ lực của riêng các ngân hàng là chưa đủ. Và Việt Nam nên có chỉ đạo ở tầm quốc gia để có thể thực hiện đồng bộ, tạo sự thống nhất và giảm thiểu chi phí phát sinh trong q trình thực hiện.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến nay, có 9/41 tổ chức đã phát hành và thanh tốn bằng thẻ chip, với số lượng hơn 28.000 thẻ.

Một số khó khăn khi chuyển đổi thẻ từ sang thẻ Chip của các ngân hàng Việt Nam

Thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam đang phát triển rất mạnh, nhưng phần lớn ngân hàng hiện vẫn đang sử dụng công nghệ từ, do vậy, việc triển khai thẻ chip sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là các ngân hàng chưa có kinh nghiệm cả về công nghệ và nguồn nhân lực để triển khai sản phẩm nàỵ Ngồi ra, chi phí để triển khai cũng là một yếu tố phải cân nhắc.

Để có thể triển khai cơng nghệ thẻ chip, các ngân hàng cần đầu tư vào hệ thống với chi phí lớn hơn rất nhiều so với thẻ từ. Ví dụ, một phơi thẻ chip có chi phí gấp 5 lần so với một phôi thẻ từ. Mặt khác, để phát hành được thẻ chip, hệ thống đều phải tn theo chuẩn EMV tồn cầu, vì thế, chi phí về hệ thống để đạt chuẩn cũng cao hơn nhiều lần... Ngoài ra, việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đòi hỏi sự “đồng lòng” giữa cả ngân hàng và khách hàng, bởi sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để các ngân hàng phát hành và trả thẻ lại cho khách hàng.

Trong quá trình xây dựng dự thảo “Quyết định ban hành kế hoạch nâng cấp, chuyển đổi và áp dụng công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV cho các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam” giữa năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các ngân hàng cho ý kiến về nội dung cũng như lộ trình triển khaị Về lộ trình này, các chuyên gia cho rằng, việc đổi thẻ từ sang chip khơng nên là thay thế tồn bộ một lần, vì sẽ khơng có ngân hàng nào dám bỏ một khoản tiền lớn để thay

đổi hoàn toàn, mà chỉ nên đổi dần với những thẻ từ hết hạn. Tùy vào điều kiện của từng ngân hàng mà có bước chuyển đổi phù hợp.

Trao đổi với báo giới, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chưa có chủ trương cụ thể nào về việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Trước trào lưu chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip của thế giới, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức khảo sát và có cơng văn gửi các ngân hàng thương mại về vấn đề nàỵ Tất cả mới chỉ dừng lại ở giai đoạn điều tra, thăm dị, đánh giá, chứ chưa hề có một lộ trình, chủ trương nào cụ thể.

Cơng nghệ thẻ chip sẽ rất phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới, vì tính bảo mật và có thể hỗ trợ cung cấp rất nhiều dịch vụ khác cho khách hàng (thông tin y tế, bảo hiểm xã hội…). Tuy nhiên, để chuyển đổi được từ thẻ từ sang thẻ chip, ngân hàng phải nâng cấp cả hệ thống công nghệ liên quan tới thẻ (thiết bị chấp nhận thẻ, hệ thống chuyển mạch nội bộ của ngân hàng, hệ thống cá thể hóa thẻ chip…). Điều này địi hỏi nhiều thời gian và kinh phí đầu tư cũng khá lớn. Hơn thế nữa, một lượng lớn máy ATM hiện nay không áp dụng công nghệ đọc thẻ chíp (do được bảo mật bằng mã pin mỗi lần giao dịch), do vậy, trước mắt các ngân hàng vẫn phải sử dụng đồng thời cả thẻ từ và thẻ chip và cần phải có lộ trình chuyển đổi dần dần.

Đại diện các ngân hàng đều cho rằng, để việc chuyển đổi sang thẻ chip thành cơng thì cần phải có một lộ trình chuyển đổi rõ ràng để họ từng bước thực hiện. Đồng thời, cũng cần phải có một trung tâm thơng tin để chia sẻ kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong q trình chuyển đổi nàỵ Ngồi ra, cơ quan quản lý cần có một cơ chế hỗ trợ các ngân hàng trong công tác truyền thông tới người tiêu dùng, bởi chuyển đổi thẻ không chỉ làm xáo trộn các hoạt động của ngân hàng mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến người sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)