Kiến nghị với Hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 123)

3.3 Kiến nghị với những Cơ quan hữu quan

3.3.3 Kiến nghị với Hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Hoạt động của Hội thẻ ngày càng có nhiều tiến bộ. Hội Thẻ đã thành lập Tiểu ban Quản Lý Rủi Ro để cập nhật, chia sẻ thông tin về phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng thành viên. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của Hội thẻ trong thời gian tới Hội thẻ nên tập trung vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, phát huy tích cực vai trị liên kết hợp tác giữa các ngân hàng thành

 Cung cấp thêm thơng tin (ngồi các thơng tin đã được cung cấp trong q trình tra sốt, khiếu nại giao dịch) về giao dịch gian lận để ngân hàng đối tác có cơ sở điều tra gian lận.

 Chủ động cảnh báo các ngân hàng khác về các chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ đã bị phát hiện gian lận tại ngân hàng thành viên.

 Lập cơ sở dữ liệu để cho phép các ngân hàng tra cứu các chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ có hành vi thông đồng đánh cắp dữ liệu thẻ.

 Chia sẻ các ứng dụng cơng nghệ thẻ mới có tính an tồn, bảo mật cao và chi phí hợp lý.

 Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các tiêu chuẩn về bảo mật dữ liệu thẻ của ngành thẻ thanh toán (PCI DSS).

Thứ hai, làm đầu mối hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức đào

tạo, hướng dẫn về quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động thẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần nâng cao sự hiểu biết của cơng chúng về quản lý, bảo mật và sử dụng thẻ an toàn.

Thứ tư, tăng cường hợp tác với các tổ chức phịng chống tội phạm trong và

ngồi nước để điều tra phát hiện kịp thời các hành vi gian lận đặc biệt là tội phạm công nghệ thẻ.

Thứ năm, tăng cường vai trò đầu mối trong việc tập hợp các sáng kiến, yêu

cầu của các ngân hàng thành viên để kiến nghị và phản ánh với ngân hàng nhà nước.

Kết luận chương 3

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng rủi ro ở chương 2, chương 3 đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các giải pháp nêu trên là những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ với sự nỗ lực tối đa của từng ngân hàng và sự tích cực hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội thẻ.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường tài chính khi đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các ngân hàng Việt Nam đã có được những cơ hội phát triển và những thách thức như thị trường mở rộng, áp lực cạnh tranh lớn hơn và mức độ rủi ro cũng tăng lên. Trong môi trường kinh doanh mới và thị trường luôn biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro, để có thể kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề quản trị rủi ro đối với các hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng là một vấn đề có có tầm quan trọng lớn đối với các ngân hàng Việt Nam.

Do vậy, với nội dung “Những giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận văn đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

1) Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thẻ thanh toán cũng như những rủi ro do trong hoạt động thanh tốn thẻ. Trong đó, luận văn nêu lên những hiệu quả, lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán đối với người sử dụng thẻ, ngân hàng cũng như cho cả nền kinh tế.

2) Bằng phương pháp thống kê phân tích, tiếp cận thực tế, luận văn đã làm rõ được thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ và thực trạng rủi ro do yếu tố công nghệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm vừa quạ Từ đó, cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam đã và đang phát sinh, gây nhiều tổn thất nghiêm trọng và cần được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích những ngun nhân về mặt cơng nghệ thẻ dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ, nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như các nguyên nhân khách quan từ bên ngoàị

3) Từ những kết quả phân tích về mặt lý luận ở chương 1 và thực tiễn ở chương 2, luận văn đã đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các giải pháp đưa ra là rất thực tiễn và chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ với sự nỗ lực tối đa của từng ngân hàng và sự tích cực hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội thẻ. Thơng qua các nội dung được trình bày trong luận văn, tác giả mong muốn chia sẻ một số ý kiến với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phát triển một hệ thống ngân hàng theo phương châm của Ngân hàng Nhà nước là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.

Danh mục tài liệu tiếng Việt

Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam-Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, 2012. Báo cáo

tổng kết hoạt động thẻ năm 2006-2011. Hà Nội, tháng 04 năm 2012.

Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam-Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, 2011, Công văn số

206/HHNN v/v Quy định trích lập dự phịng rủi ro thẻ. Hà Nội, tháng 11 năm 2011.

Lê Hữu Nghị, 2007. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng cục thống kê, 2012. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011. <http://www.gsọgov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=12129>. [Ngày truy cập: 1 tháng 03 năm 2012].

Trương Thị Hồng, 2002. Các giải pháp nhằm mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tại

Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 2011. Cơng nghệ. <http://vịwikipediạorg/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87>. [Ngày truy cập: 1 tháng 03 năm 2012].

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Steve Brunswick, 2011. The quest for security: SDA vs ĐA. [online] Available at: <http://www.finextrạcom/community/fullblog.aspx?blogid=3355>. [Accessed 02 July 2011].

Jane Adams, 2011. SmartCard Manufacturers. [online] Available at: <http://www.paymentscardsandmobilẹcom/buyersguide/articles/smartcard_man ufacturers.html>. [Accessed 02 July 2011].

Ross Anderson et al, 2011. Dispute resolution problems. [online] Available at: <http://chipandspin.cọuk/problems.html>. [Accessed 02 November 2011].

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

SƠ ĐỒ KẾT NỐI KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP MÃ HĨA THƠNG TIN GIAO DỊCH.

Host  (Máy chủ xử lý giao dịch)  NetMATRIX   (Máy chủ xử lý  thơng tin mã hóa)  NAC ‐ Network Access  Communicator (Thiết bị  kết nối POS)  POS  Dial‐up 

PHỤ LỤC 3

QUYẾT ĐỊNH 291/2006/QĐ-TTg

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG

ĐẾN NĂM 2020 TẠI VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số : 291/2006/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006

Quyết định

Phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt

giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam

___________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tờ trình số 7604/TTr-NHNN ngày 05 tháng 9 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006

- 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam kèm theo Quyết định nàỵ

Điều 2. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương liên

quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần sau: 1. Đề án hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010);

2. Nhóm đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực công, bao gồm các đề án thành phần:

a) Quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);

b) Trả lương qua tài khoản (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản trong năm 2007, thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);

c) Chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010).

3. Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);

4. Nhóm đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư, bao gồm các Đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):

a) Phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với tiến trình hội nhập;

b) Phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

5. Nhóm đề án phát triển các hệ thống thanh tốn, bao gồm các đề án thành phần (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010):

a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng;

b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ;

c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất;

d) Kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc giạ

6. Đề án hỗ trợ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, bao gồm các đề án thành phần:

a) Thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010);

b) Thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng các chính sách thuế, phí trong lĩnh vực thanh tốn; giá th đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);

c) Khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng (Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009);

d) Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008).

Điều 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, địa phương liên quan và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện các đề án thành phần để thực hiện các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam mà Đề án đã đề cập; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai theo định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện vào cuối năm 2008 và tổng kết vào cuối năm 2010.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báọ

Điều 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ

quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định nàỵ/.

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; §· ký - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng - Văn phịng Quốc hội;

- Tồ án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước; - BQL KKTCKQT Bờ Y;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia;

- VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). Trang

________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________________

ĐỀ ÁN

Thanh toán không dùng tiền mặt

giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg

ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

______

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN KHƠNG

DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Những thành tựu đổi mới và phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2001 - 2005

Trong giai đoạn 2001 - 2005 hoạt động thanh tốn ngân hàng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh tốn mới, hiện đại, tiện ích ra đời, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Những bước phát triển gần đây trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng thể hiện, như sau:

- Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh tốn có xu hướng giảm dần: Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19% và đến tháng 3 năm 2006 là 18,5% ;

- Từ nền tảng thanh tốn hồn tồn thủ cơng (mọi giao dịch thanh tốn đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần

cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn);

- Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại phát triển khá nhanh. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng cuối năm 2004

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)