Điểm mạnh (Strengths)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

2.1 Tổng quan về hoạt động của các NHTM Việt Nam

2.1.2.1 Điểm mạnh (Strengths)

Thị trường NH rất tiềm năng

Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số vàng, dân số trong độ tuổi lao

động tăng cao. Cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm hiện tại với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng, thích thử cái mới... Mức thu

nhập tại thành thị cũng đang gia tăng; theo con số của Tổng cục Thống kê, năm

2011 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.300 USD/người/năm, theo con số tinh toán của Bộ Thương mại năm 2020 sẽ tăng từ 3,3- 3,6 lần so với năm 2010. Đó là những thuận lợi để phát triển các dịch vụ NH.

Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vào tháng 6/2011 thì tỷ người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các sản phẩm tiện ích của NH rất thấp so với các nước trong khu vực. Thẻ tín dụng chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng tình hình sử dụng thẻ ở thị trường các nước khác cho thấy sự thông dụng thẻ này chỉ còn là vấn đề thời gian. Số người biết về thẻ tín dụng là 42% số người được hỏi, 36% số người được hỏi cho rằng mình khơng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, nhưng chỉ có 1% sử dụng thẻ,. Trong khi đó số người sử dụng thẻ tín dụng ở thị trường Indonesia là 5%, ở Hong Kong là 60%. Đối với các dịch vụ cơ bản của NH thì số người sử dụng là 32% số người được hỏi có duy trì tài khoản giao dịch, 31% sử dụng thẻ

ATM/thẻ ghi nợ, 12% có tài khoản tiền gửi/ tài khoản tiết kiệm, 2% sử dụng dịch vụ cho vay NH, 4% sử dụng dịch vụ chuyển/thanh toán tiền. Như vậy, thị phần cho các dịch vụ của NH còn rất lớn.

Các NHTM Việt Nam với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và am hiểu thị trường trong nước.

Mạng lưới NHTM VN đến cuối năm 2011 đã có những buớc phát triển mạnh phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học. Hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: 5NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 35 NHTM CP, 55 NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg và 4 NH liên doanh.

Bảng 2.4: Số lượng chi nhánh và các điểm giao dịch của một vài NHTM Việt Nam năm 2011 VCB BIDV CTG Tech MB STB SHB NVB Số lượng 403 608 1123 307 180 402 158 91

(Nguồn: tổng hợp từ trang webcủa các NH)

Đồng thời thâm niên hoạt động của mình, các NHTM Việt Nam rất am hiểu

tập quán phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam cũng như các đặc tính về kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng, của người Việt Nam và có một lượng khách hàng truyền thống khá đông đảo. Đây là lợi thế của các NHTM Việt Nam trước các NH nước ngoài và các NH trong nước có thể nhanh chóng tận dụng ưu thế này để chiếm lấy thị phần trên khắp địa bàn đất nước.

Tốc độ tăng trưởng nhanh

Về tăng vốn điều lệ: Trong những năm gần đây, để tăng tiềm lực tài chính,

nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động an toàn và hiệu quả, và

đáp ứng vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN, các NHTM Việt Nam đã có tốc độ

tăng vốn điều lệ rất nhanh, từ các NHTMCP nhỏ đến các NHTM quốc doanh có số vốn điều lệ lớn nhất. Ví dụ: VCB vốn điều lệ năm 2010 là 13.223tỷ đồng tăng 9,3% so với năm 2009, và năm 2011 VCB đã tăng vốn điều lệ lệ 19.698tỷđồng, tăng

49%. CTG vốn điều lệ năm 2010 là 15.172tỷ đồng tăng 34,8% so với năm 2009, và năm 2011 CTG đã tăng vốn điều lệ lệ 20.229 tỷđồng, tăng 33%. Đối với các NH

nhỏ như SHB, vốn điều lệ năm 2010 là 3.497 tỷ đồng tăng 74,85% so với năm

2009, năm 2011 là 4.815tỷ đồng tăng 37,7%. NH Nam Việt vốn điều lệ năm 2010 là 1.820 tỷ đồng tăng 82% so với năm 2009, năm 2011 là 3.010 tỷ đồng tăng 65,4%.

Về tăng tổng tài sản: Cùng với q trình tăng quy mơ vốn điều lệ thì tổng tài sản các NHTM cũng tăng lên nhanh chóng. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế thì tổng tài sản của ngành đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2007-2010, từ 1.097nghỉn tỷ đồng

(52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD). Con số này dự báo sẽ tăng lên 3.667 nghìn tỷ đồng (175,4 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012. Việt Nam

cũng nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản ngành NH

nhanh nhất trên thế giới theo thống kê của The Banker, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Về tăng trưởng tín dụng và huy động vốn: Với đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của Việt Nam ln ở mức cao trên 20% trong suốt giai đoạn 2000-2010. Mức tăng trung bình cho tín dụng và huy

đơng trong giai đoạn này lần lượt là 31,55% và 28,91% trong đó đỉnh điểm là năm

2007 với 53,89% và 47,64%.

Lượng ATM và số thẻ phát hành cũng tăng mạnh: Cùng với sự tăng trưởng về tài sản, mạng lưới ATM cũng như số lượng thẻ đã tăng lên đáng kể. Số lượng thẻ thanh toán tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 là 14,7 triệu thẻ lên 33 triệu thẻ năm 2011, hơn 12,000 máy rút tiền tự động (ATM) cùng 50,000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ (POS). Kết quả này đạt được nhờ thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình và nhu cầu đối với dịch vụ NH bán lẻ ngày càng gia tăng.

Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NHNN.

NHNN đóng vai trị là chủ NH của hệ thống các NHTM. Khơng có NHTM hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình

chưa hề có lúc kẹt tiền mặt. Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì khơng đủ tin tưởng vào NH…) sẽ rất dễ làm cho NHTM vỡ nợ vì khơng đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân. Trong trường hợp như thế khi NHTM khơng cịn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến NHNN vay tiền như cứu cánh cuối cùng. NHNN cho NHTM vay

với phương thức gọi là cho vay chiết khấu, thông qua phương thức này sẽ giúp các NHTM tránh khỏi sự đổ vỡ.

Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa NH:

Các NHTM Việt nam đều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những

phần mềm công nghệ hiện đại theo hướng hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng tiện ích cho người sử dụng, cải tiến năng suất lao động, tăng cường khả năng giám sát, kiểm soát hoạt

động nghiệp vụ.

Theo khảo sát mới nhất của Bộ TTTT, thực trạng ứng dụng CNTT trong

ngành NH hiện nay đang thuộc nhóm dẫn đầu. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ tồn

ngành đạt trên 92%, mức trung bình các chi nhánh tham gia kết nối mạng WAN

chiếm 98%, có 68% NH đã triển khai lắp đặt hệ thống ATM, 96% NH đã có hệ

thống đảm bảo an ninh mạng, 88% NH có hệ thống đảm bảo an tồn dữ liệu, 100% NH có bộ phận chuyên trách và lãnh đạo chuyên trách về CNTT, 92% NH có chính sách quản lý rủi ro dựa trên nền tảng CNT. Nhiều NHTMCP Việt Nam như TCB, VPBank, MB,… rất quan tâm và đầu tư lớn vào công nghệ NH. Thời gian qua rất nhiều NH đã công bố triển khai thành công việc áp dụng hệ thống core-Banking.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hoạt động sáp nhập và mua lại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)